hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 07/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Pháp luật là phương tiện để công dân làm gì? [Đáp án chuẩn]

Đối với công dân, pháp luật là một phương tiện để đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Trong nội dung bài viết này, Hieuluat sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ như thế nào.

Mục lục bài viết
  • Tìm hiểu chung về pháp luật
  • Định nghĩa
  • Bản chất
  • Đặc trưng
  • Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi cá nhân

Tìm hiểu chung về pháp luật

Định nghĩa

Pháp luật là hệ thống quy tắc bắt buộc chung ban hành bởi Nhà nước. Nhà nước cũng là cơ quan thực hiện pháp luật bằng quyền lực. Pháp luật là công cụ hữu ích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Hệ thống pháp luật là chuẩn mực về điều được làm, không được làm, phải làm và bị cấm. Khi bất kỳ, cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm pháp luật đề bị xử lý.

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự bắt buộc chung của toàn xã hội

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự bắt buộc chung của toàn xã hội

Bản chất

Pháp luật cơ bản mang bản chất của giai cấp và bản chất của xã hội. Bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện rất rõ trong việc pháp luật đại diện cho ý chí và đảm bảo sức mạnh và quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở tính thực tiễn. Pháp luật là kết quả của chọn lọc tự nhiên trong xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện và vì sự phát triển của xã hội.

Đặc trưng

Pháp luật mang 3 đặc trưng cơ bản là tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung và tính chặt chẽ.

Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là khuôn mẫu chinh để tạo nên giá trị công bằng, bình đẳng cho mọi người. Những quy định pháp luật được áp dụng với mọi người, mọi lĩnh vực, mọi nơi và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tính bắt buộc chung: Các quy định của pháp luật áp dụng đối với tất cả cá nhân và tổ chức. Đối tượng vi phạm pháp luật sẽ bắt buộc phải tuân thủ xử phạt hay khắc phục hậu quả chi hành vi trái pháp luật.

Tính chặt chẽ: Các quy định pháp luật được thể hiện chặt chẽ dưới hình thức quy phạm pháp luật. Nội dung của quy phạm pháp luật được thống nhất, cụ thể và rõ ràng.


Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi cá nhân

Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp. Việc này được thể hiện cụ thể thông qua các văn bản luật. Những quy định trong văn bản luật xác định quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây chính là căn cứ để công dân thực hiện quyền và được đảm bảo quyền, lợi ích của bản thân. Các văn bản luật để công dân xác định cụ thể và rõ ràng:

  • Quy định quyền của công dân.

  • Phương thức để công dân được thực hiện quyền cá nhân.

  • Thủ tục pháp lý và trình tự để công công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ khi quyền của bản thân khi bị xâm phạm.

  • Nghĩa vụ, tránh nhiệm của công dân chấp hành pháp luật.

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền lợi

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền lợi


Pháp luật là công cụ của Nhà nước quản lý xã hội

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền lợi của bản thân. Không chỉ vậy, pháp luật cũng là phương tiện của Nhà nước để quản lý công dân, quản lý xã hội. Pháp luật giúp ổn định trật tự, giúp phát triển xã hội.

Thông qua pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính dân chủ. Pháp luật là công cụ để Nhà nước phát huy quyền lực trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trên toàn phạm vi lãnh thổ. Pháp luật do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội. Bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lí vi phạm.


6 nguyên tắc của luật hiến pháp về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân

Về cơ bản, pháp luật và phương tiện để công dân có cơ sở bảo vệ quyền lợi cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể và rõ ràng về về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những quy định về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được Nhà nước xây dựng dựa theo tư tưởng chính trị - pháp lý chủ đạo. Cụ thể có 6 nguyên tắc cơ bản của luật hiến pháp về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm:

Nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội

Quyền con người hiểu đơn giản là những quyền cá nhân của con người mà pháp luật phải thừa nhận. Đây là những quyền tối thiểu mà mỗi cá nhân và Nhà nước không thể xâm hại. Quyền con người đã được nhắc đến trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân của Pháp năm 1791. Quyền con người cũng được luật pháp quốc tế công nhận và bảo vệ.

Trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người đã lần đầu tiên được thể chế hóa trong Hiến pháp. Đến Hiến pháp năm 2013, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định rõ ràng hơn. Theo đó, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể chế hóa thành 21 điều trong Hiến pháp.

Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ

Đối với mọi công dân, quyền và nghĩa vụ là hai thứ không thể tách rời. Thực hiện nghĩa vụ là điều kiện để công dân được đảm bảo cho quyền con người.

Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân. Tuy nhiên, Nhà nước cũng được phép yêu cầu công dân nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của một công dân.

Quyền và nghĩa vụ công dân có mối quan hệ không tách rời

Thực tế, quyền gắn liền với nghĩa vụ, nghĩa vụ chính là quyền lợi của công dân. Mỗi công dân thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ sẽ được Nhà nước đảm bảo cho các quyền lợi hợp pháp của cá nhân.


Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cơ bản trong luật pháp. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định cách toàn diện và chi tiết trong Điều 16 Hiến pháp năm 2013:

  • Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng.

  • Không có bất kỳ ai bị phân biệt đối xử trong chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Nguyên tắc bình đẳng trong pháp luật còn được thể hiện cả ở quyền bình đẳng giới (Điều 26) và bình đẳng dân tộc (Điều 5).


Nguyên tắc mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 15 của Hiến pháp 2013 cũng đã xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và xã hội. Thêm vào đó, công dân cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nộp thuế, tuân thủ pháp luật theo các Điều 43, 47, 48 của Hiến pháp năm 2013.

Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân với Nhà nước

Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân với Nhà nước


Nguyên tắc việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, công dân khác

Nguyên tắc việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, công dân khác nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng quyền công dân gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hợp pháp của công dân khác. Nguyên tắc này được cụ thể ở Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp 2013.

Nguyên tắc quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định

Nguyên tắc này nhằm loại bỏ việc cơ quan Nhà nước sử dụng các loại văn bản quy phạm pháp luật để vô hiệu hóa, hạn chế quyền công dân. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong Khoản 2 Điều 14 ở Hiến pháp 2013.

Trên đây là lý thuyết liên quan đến pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi cá nhân. Hy vọng các thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có được hệ thống kiến thức về luật pháp hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

X