Theo quan điểm của của Mác – Lênin, pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội thực tế. Vậy quan điểm này liệu có đúng không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài phân tích bên dưới nhé!
Đặc trưng của pháp luật là gì?
Pháp luật là một hệ thống quy tắc xử sự chung có tính thống nhất do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Điều này nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước.
Pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước
Mọi quy định của pháp luật đều do Nhà nước ban hành nhằm tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội. Những quy định này là do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận những quy tắc đã có sẵn (phong tục tập quán, đạo đức). Nhà nước sử dụng quyền lực để thực hiện pháp luật. Bằng các biện pháp cưỡng chế, Nhà nước yêu cầu mọi cá nhân, tổ chức đảm bảo tuân thủ theo luật pháp. Chính vì vậy, đặc trưng cơ bản của pháp luật là mang tính quyền lực của Nhà nước.
Nhà nước sử dụng quyền lực để thực thi pháp luật
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến
Tất cả những quy định của pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến. Trong pháp luật, quy phạm là khuôn mẫu chuẩn mực. Các quy định chính là các khuôn mẫu chuẩn mực giúp định hướng hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội. Các quy phạm sẽ hướng dẫn cá nhân, tổ chức cách xử sự trong quan hệ xã hội. Thông quan pháp luật, chủ thể sẽ biết xử sự như thế nào để đúng theo khuôn mẫu Nhà nước đã đề ra.
Pháp luật mang tính hệ thống
Đặc trưng của pháp luật là tính hệ thống được thể hiện ở các quy phạm, quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc… Tất cả các quy định này đều có mối liên hệ thống nhất, không tồn tại biệt lập. Nhờ vào tính hệ thống này, pháp luật là một chỉnh thể hoàn chỉnh điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực.
Pháp luật mang tính xác định về hình thức
Các quy định pháp luật để được thể hiện dưới hình thức nhất định. Chúng được chứa đựng trong các nguồn luật như: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp… Hình thức xác định này của pháp luật là cơ sở để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải pháp luật.
Pháp luật để được thể hiện dưới hình thức nhất định bao gồm văn bản quy phạm pháp luật
Bên cạnh đó, điều này cũng là để đảm bảo nội dung của pháp luật có thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác.
Có đúng pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội?
Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, luật pháp có gắn bó chặt chẽ với Nhà nước, phản ánh bản chất của Nhà nước. Pháp luật là một hiện tượng vừa có tính xã hội vừa có tính giai cấp.
Pháp luật là các quy tắc khuôn mẫu ứng xử chung của con người trong quan hệ đời sống hàng ngày. Các quy tắc khuôn mẫu này chính là yêu cầu của xã hội nhằm chỉnh các mối quan hệ xã hội, hành vi của con người. Đây giống như một mô hình hóa các nhu cầu khách quan và phổ biến của xã hội. Nhà nước sẽ ghi nhận và công nhận các quy tắc xử sự này để tạo nên hệ thống các quy định luật pháp phù hợp với lợi ích và yêu cầu của cộng đồng, của xã hội.
Pháp luật là công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của xã hội như: phòng chống và khắc phục hậu quả của thiện tai, chiến tranh, , phòng chống dịch bệnh… Do đó, pháp luật luôn tồn tại các giá trị xã hội thuộc về con người. Song song với đó, pháp luật là sự phản ánh kinh tế, xã hội, những quan niệm đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
Pháp luật mang bản chất xã hội là quan điểm trong chủ nghĩa Mác - Lênin
Để khẳng định rõ hơn quan điểm pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội thực tế, bạn có thể phân tích ý nghĩa xã hội trong pháp luật của xã hội cũ. Trong xã hội chủ nô hay phong kiến, bản chất xã hội của pháp luật còn nhiều hạn chế.
Theo đó, pháp luật thời kỳ chủ nô hay phong kiến chỉ có vai trò đơn thuần là công cụ đảm bảo sự ổn định của xã hội. Chính được sử dụng để bảo vệ công trình công cộng, để trừng trị tội phạm…
Trong xã hội tư sản, pháp luật có nhiều tiến bộ hơn. Phạm vi của pháp luật cũng được mở rộng từ quan hệ gia đình đến quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội. Pháp luật được sử dụng để điều tiết mối quan hệ trong xã hội.
Như vậy có thể nói, pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội thực tiễn. Tuy nhiên, bản chất xã hội của mỗi pháp luật không giống nhau. Bản chất này sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội của Nhà nước trong thời kỳ đó. Bản chất xã hội của pháp luật càng trở nên rộng rãi và sâu sắc hơn khi xã hội ngày càng phát triển.
Vì sao nói pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội?
Pháp luật là một hệ thống quy tắc xử sự chung có tính thống nhất và chặt chẽ do Nhà nước ban hành. Những quy tắc này mang tính bắt buộc được Nhà nước đảm bảo, cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Hệ thống pháp luật có vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đảm bảo bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp đứng đầu.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội là do:
Pháp luật được ban hành và thi hành bởi các thành viên của xã hội.
Pháp luật là vì sự phát triển của xã hội.
Pháp luật tạo nên các mối quan hệ chặt chẽ giữa mọi khía cạnh: chính trị, văn hóa, kinh tế…
Pháp luật là chuẩn mực đạo đức của các tầng lớp xã hội và là quan điểm, đường lối của giai cấp cầm quyền.
Pháp luật là phương tiện quản lý xã hội của Nhà nước.
Pháp luật là phương tiện để công dân trong toàn xã hội thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân.
Bản chất xã hội của pháp luật còn được xem là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên từ đời sống thực tiễn của xã hội. Các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành. Cơ quan Nhà nước cũng có thể sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn xã hội. Những quy phạm hợp lý, khách quan, phù hợp với lợi ích của đa số thành viên trong xã hội sẽ được thông qua và chấp nhận trở thành quy phạm pháp luật.
Những quy phạm pháp luật là thước đo cho hành vi của con người. Đây cũng chính là công cụ nhận thức của con người, công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội dựa trên các quy luật khách quan.
Pháp luật giữ một vai trò quan trọng thiết yếu trong đời sống xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý trật tự xã hội. Mỗi cá nhân trong xã hội lại sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân. Đây là phương tiện đảm bảo cho quá trình vận hành ổn định của xã hội. Pháp luật vừa là nền tảng đạo đức vừa là công cụ quản lý ý thức đạo đức của con người trong xã hội. Hệ thống pháp luật giúp đời sống xã hội trở nên lành mạnh và phát triển những giá trị mới.
Tóm lại, quan điểm pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật xuất phát từ thực tế đời sống xã hội là đúng. Pháp luật thể hiện bản chất của xã hội, bản chất của giai cấp. Để hiểu hơn về pháp luật, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Hieuluat.