hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 06/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp mới nhất

Bộ máy Nhà nước Việt Nam là một hệ thống các cơ quan thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Vậy bộ máy Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Cùng theo dõi sơ đồ bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Bộ máy Nhà nước là gì?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam một hệ thống các cơ quan hoạt động thống nhất, động bộ theo những nguyên tắc chung từ trung ương đến địa phương. Bộ máy thống nhất này có chức năng thực hiện các hoạt động của Nhà nước dựa trên lợi ích của giai cấp trị, cụ thể ở đây là giai cấp vô sản.

Hệ thống của bộ máy Nhà nước được phân chia tứ cấp trung ương đến cấp địa phương. Mỗi cơ quan trong hệ thống có vị trí, chức năng và thẩm quyền riêng. Tuy nhiên, các cơ quan vẫn hoạt động theo mối quan hệ phân cấp và phối hợp với nhau.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam một hệ thống các cơ quan thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Việt Nam một hệ thống các cơ quan thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước

Hình thức tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung và thống nhất. Hệ thống các nguyên tắc và hệ thống pháp luật là bộ phận cơ bản để cấu thành lên bộ máy Nhà Nước. Chính vì vậy, bộ máy Nhà nước của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có điểm khác biệt.

Vai trò của bộ máy Nhà nước là công cụ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị


Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam được cấu thành từ 3 loại cơ quan chính bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp duy nhất trong bộ máy Nhà nước của Việt Nam là Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, lập hiến và quyết định vấn đề quan trọng. Đây cũng là cơ quan có quyền giám sát tối cao tất cả hoạt động của Nhà nước.

Cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp bao gồm tất cả cơ quan hành chính Nhà nước. Đứng đầu của cơ quan hành pháp là Chính phủ, tiếp theo là đến:

  • Các bộ, cơ quan ngang Bộ.

  • Cơ quan trực thuộc Chính phủ.

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Cơ quan tư pháp

Cơ quan tư pháp có bao gồm 2 cơ quan chính là cơ quan xét xử là kiểm soát. Cơ quan xét xử có: Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự… Cơ quan kiểm soát bao gồm: Viện kiểm soát nhân dân, Viện kiểm soát quân sự…

Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp trong bộ máy Nhà nước

Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp trong bộ máy Nhà nước


Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp

Theo Hiến pháp, bộ máy Nhà nước Việt Nam là một hệ thống tổ chức, đứng đầu là Quốc hội, tiếp theo đến Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm soát nhân dân, Hội đồng nhân dân.

Sơ đồ bộ máy Nhà nước của Việt Nam

Sơ đồ bộ máy Nhà nước của Việt Nam

Quốc hội

Đây là cơ quan cao nhất đại diện cho nhân dân. Trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội có quyền lực cao nhất. Nhiệm vụ của Quốc hội là thiết lập lập hiến, lập pháp và thực hiện, giải quyết, giám sát những vấn đề quan trọng của đất nước. Quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của Quốc Hội được quy định chi tiết, cụ thể ở Điều 70 của Hiến pháp năm 2013.

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu, là người đại diện thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra và phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước cũng được quy định cụ thể tại Điều 88 của Hiến pháp 2013.

Chính phủ

Đây là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và thực hiện báo cáo công tác trước Quốc hội, Chủ tịch nước. Những vị trí trong tổ chức Chính phủ có bao gồm Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các Thủ trưởng tổ chức ngang Bộ. Cơ cấu thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chịu trách nhiệm các hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội.

Phó Thủ tướng chính phủ là người hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng thực hiện và chịu trách nhiệm các công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công.

Bộ trưởng và các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ trong ngành, lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm báo cáo với Thủ tướng. Trong đó, có tổng cộng 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước

Tòa án Nhân dân

Đây là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích của công dân… Hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án Nhân dân tối cao; Tòa án Nhân dân tỉnh/thành phố; Tòa án Nhân dân huyện/quận.

Viện kiểm sát Nhân dân

Đây là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát Nhân dân là bảo đảm pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tương tự như Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân có từ Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh/thành phố đến Viện kiểm sát Nhân dân cấp huyện/quận.

Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra. Cơ quan này đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng nhân dân được quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước 

Nguyên tắc tổ chức và chi phối các hoạt động của bộ máy Nhà nước dựa trên những quan điểm, tư tưởng chủ đạo. Theo đó, các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp 2013. Những nguyên tắc này sẽ tác động lên toàn bộ hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước:

Hiến pháp thể hiện việc phân công quyền lực giữa các cơ quan

Hiến pháp xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của bộ máy Nhà nước. Hiến pháp xác định nội dung "tam quyền" là lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy.

Quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân, do dân và vì dân. Do đó, tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền trực tiếp tham gia quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, nhân dân cũng có thể tham gia gián tiếp vào bộ máy Nhà nước thông qua bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bộ máy nhà nước Việt Nam chính là bộ máy chính quyền đại diện của nhân dân.

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là một nguyên tắc cốt lõi của Nhà nước Việt Nam. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tổ chức và hoạt động dựa trên tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. Pháp luật là khuôn khổ của bộ máy Nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước

Bộ máy Nhà nước Việt Nam phải được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi hoạt động của Đảng và Đảng viên phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động kết hợp cân bằng giữa tập trung và dân chủ. Theo đó, những vấn đề quan trọng phải được quyết định bởi tập thể. Bên cạnh đó, sự chủ động, sáng tạo và tránh quan liêu cũng là nguyên tắc giúp đảm bảo hoạt động nhất quán.

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền công dân

Vấn đề quyền con người, quyền công dân là một vấn đề Nhà nước cần phải quan tâm và coi trọng. Nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển con người là mục đích cao nhất của bộ máy Nhà nước. Chính vì thế, công nhân, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân là nguyên tắc hoạt động của bộ máy nước Việt Nam.

Trên đây là sơ đồ của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Hy vọng những kiến thức xã hội này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan tổ chức trong bộ máy của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

X