hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 03/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tổng hợp những mẫu sơ đồ tổ chức công ty và cách xây dựng

Sơ đồ tổ chức công ty có vai trò quan trọng đối với mỗi công ty. Chúng tôi cung cấp mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay và cách xây dựng trong bài viết sau.

 
Mục lục bài viết
  • Sơ đồ tổ chức công ty là gì?
  • Cách xây dựng sơ đồ tổ chức công ty chi tiết
  • Những mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay
  • Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo loại hình công ty
  • Những mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo ngành 

Sơ đồ tổ chức công ty là gì?

Sơ đồ tổ chức công ty là dạng biểu đồ trực quan tóm tắt và bố trí những bộ phận trong một công ty cần được thành lập, mối quan hệ giữa các bộ phận và hệ thống quyền hạn trong doanh nghiệp. Đây là dạng biểu đồ giúp cho việc vận hành và quản lý một công ty đạt được hiệu quả cao và bền vững.

Tổng hợp những mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nayTổng hợp những mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay

Cách xây dựng sơ đồ tổ chức công ty chi tiết

Khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn nghiên cứu và chọn lựa mô hình phù hợp nhất với công ty.

Đầu tiên, để xây dựng được một sơ đồ tổ chức công ty chuẩn xác, công ty cần đưa ra quyết định về loại hình cơ cấu tổ chức như sau:
  • Các nhóm chức năng có vai trò trong quy trình làm việc: Cần xác định rõ những nhóm chức năng nào đảm nhiệm những vai trò gì trong quy trình làm việc của công ty nhằm đảm bảo sự nhất quán và hoạt động trơn tru.

  • Tổng các phòng ban, đội, nhóm của công ty: Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ ràng công ty mình có tổng bao nhiêu phòng ban, đội, nhóm để dễ dàng và sát sao trong việc giám sát tiến độ phân công và thực hiện công việc.

  • Các mối quan hệ trong sơ đồ tổ chức: Xác định được các mối quan hệ trong sơ đồ tổ chức giúp đảm bảo tính xuyên suốt, liền mạch giữa các cá nhân, bộ phận trong công ty.

Sau khi đã vạch rõ được một số vấn đề cơ bản về loại hình tổ chức công ty, ta tiến hành thực hiện vẽ sơ đồ qua 2 bước sau: 

  • Thống kê lại tổng quát các vị trí công việc trong công ty: Việc này giúp cho công ty có thể nắm được thông tin về từng vị trí làm việc ở hiện tại và các vị trí có thể có trong tương lai. Bên cạnh đó, cần lưu ý ghi rõ nhiệm vụ, chức năng và kinh nghiệm tối thiểu mà mỗi vị trí công việc cần đảm nhận.

  • Lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí với những vai trò cụ thể.

Cách xây dựng sơ đổ tổ chức công tyCách xây dựng sơ đổ tổ chức công ty phải phù hợp với nội tại của công ty

Những mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay

Doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau cho mô hình tổ chức công ty của mình. Dưới đây là một số mẫu phổ biến cho bạn tham khảo:

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo loại hình công ty

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần theo Điều 111 trong Luật doanh nghiệp 2020 là:

  • Công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên gọi là cổ phần.

  • Cổ đông công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

  • Số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần là 3 người và không giới hạn mức tối đa.

Trong đó gồm có: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc/tổng giám đốc công ty và người kiểm soát (Có thể có hoặc không)

Sơ đồ công ty cổ phầnSơ đồ công ty cổ phần


Sơ đồ tổ chức công ty TNHH

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Điều 47, 137 Luật doanh nghiệp 2020 là:

  • Công ty có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân.

  • Bên cạnh đó, công ty có từ 11 thành viên trở lên, bắt buộc phải lập ban kiểm soát.

  • Các công ty TNHH có ít hơn 11 thành viên vẫn có thể lập ban kiểm soát tùy vào yêu cầu của nhà quản trị của công ty.

 Trong đó gồm có: Giám đốc, ban giám đốc hoặc chủ công ty, các khối phòng ban.

Sơ đồ công ty TNHHSơ đồ công ty TNHH

Sơ đồ tổ chức công ty hợp danh

  • Công ty hợp danh theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp do duy nhất một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.

Sơ đồ công ty hợp danhSơ đồ công ty hợp danh

Những mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo ngành 

Mỗi công ty đều hoạt động trong một ngành nhất định. Sau đây là một số sơ đồ tổ chức công ty theo ngành:

Sơ đồ tổ chức của c​ông ty ngành xây dựng:

  • Sơ đồ công ty trong ngành này thường rất đa dạng nhưng cơ bản được chia thành 2 loại: Sơ đồ tổ chức không có thực hiện thi công và công ty có thực hiện thi công.

Sơ đồ công ty xây dựng không thực hiện thi côngSơ đồ công ty xây dựng không thực hiện thi công

Sơ đồ công ty xây dựng có thực hiện thi côngSơ đồ công ty xây dựng có thực hiện thi công


Sơ đồ tổ chức của công ty ngành sản xuất:

  • Đối với loại sơ đồ tổ chức cho công ty trong ngành sản xuất, ta có thể chia thành 2 loại sau: Công ty sản xuất gia công và công ty sản xuất thương mại.

  • Tuy nhiên, về cơ bản sơ đồ của 2 loại hình công ty này đều có sơ đồ tổ chức công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát.

Sơ đồ tổ chức công ty sản xuấtSơ đồ tổ chức công ty sản xuất


Sơ đồ tổ chức của công ty theo ngành thương mại:

  • Đây là loại hình công ty thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua các cửa hàng và kênh phân phối.

  • Sơ đồ tổ chức công ty theo ngành thương mại cần chú trọng bộ phận chiến lược và mở rộng thị trường.

Sơ đồ công ty thương mạiSơ đồ công ty thương mại


Sơ đồ tổ chức của công ty theo ngành Logistics:

  • Đây là loại hình công ty cung cấp, điều hành chuỗi cung ứng, đầu tư và phân phối các sản phẩm.

  • Sơ đồ tổ chức công ty theo ngành Logistics cần tập trung vào hệ thống phân phối và quản lý như: Kho, sales,....

Sơ đồ công ty LogisicsSơ đồ công ty Logisics


Sơ đồ tổ chức của công ty theo ngành vận tải:

  • Đây là loại hình doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về vận chuyển.

  • Sơ đồ tổ chức của công ty này cần tập trung vào bộ phận vận chuyển và bộ phận kiểm soát chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Sơ đồ công ty vận tảiSơ đồ công ty vận tải

Những mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo bộ phận

Ngoài việc lập sơ đồ tổ chức một cách tổng quát cho công ty theo loại hình hay ngành, trong từng phòng ban, bộ phận cũng cần có sơ đồ tổ chức để tối ưu hóa hoạt động quản lý và giám sát quá trình làm việc.

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ phận nhân sự:

  • Đây là bộ phận quan trọng giúp công ty quản lý, thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự.

  • Thông thường, bộ phận nhân sự được chia thành 2 bộ phận con là quản trị nhân sự và quản trị nhân lực.

Sơ đồ công ty theo bộ phận nhân sựSơ đồ công ty theo bộ phận nhân sự


Mẫu sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh:

  • Đây là bộ phận đưa ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh để tham mưu cho cấp trên.

  • Có 3 mẫu mô hình tổ chức cho bộ phận kinh doanh là: Mô hình hòn đảo, mô hình dây chuyền và mô hình nhóm.

Sơ đồ công ty theo bộ phận kinh doanh hòn đảo

Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh theo mô hình hòn đảo

 

Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh theo mô hình dây chuyềnSơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh theo mô hình dây chuyền

Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh theo mô hình nhóm

Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh theo mô hình nhóm

 

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ phận Marketing:

  • Đây là bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường và khách hàng để đưa ra những phương hướng để sản phẩm tiếp cận khách hàng;

  • Hay nói ngắn gọn là làm cầu nối giữa những sản phẩm của công ty và thị trường.

Sơ đồ công ty theo bộ phận MarketingSơ đồ công ty theo bộ phận Marketing

Chúng tôi đã tổng hợp, trình bày những mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay và cách xây dựng nên một sơ đồ tổ chức.

Hy vọng rằng sau bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về các mẫu sơ đồ tổ chức công ty được phân loại theo loại hình, ngành và bộ phận, phòng ban.
Trên đây là giải đáp về sơ đồ tổ chức công ty, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X