Trong thời kỳ phong kiến, ngụ binh ư nông là một chính sách đã giúp tạo nên lực lượng vũ trang vững mạnh. Cùng tìm hiểu những tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông ở thời kỳ phong kiến ở ngay phần bài viết bên dưới.
Ngụ binh ư nông là gì? Nguồn gốc của chính sách ngụ binh ư nông?
Ngụ binh ư nông có nghĩa là để binh ở nhà nông. Đây là một chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông nghiệp. Chính sách này được xây dựng dựa trên cả lợi ích của quân đội và nông nghiệp.
Ngụ binh ư nông được ra đời vào thời kỳ phong kiến, cụ thể là thời nhà Đinh. Trong thời kỳ này, quy mô của hoạt động nông nghiệp để đảm bảo chất lượng và năng suất sản phẩm đủ nhu cầu sử dụng của đất nước. Số lượng người tham gia vào hoạt động nông nghiệp cần được gia tăng.
Bên cạnh đó trong thời bình, số lượng quân sĩ sử dụng không quá lớn. Tuy nhiên, quân đội vẫn luôn phải có lượng binh sĩ đủ lớn, đủ mạnh để sử dụng khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Giải thích chi tiết thế nào là chính sách ngụ binh ư nông?
Ngụ binh ư nông là đưa binh lính trong quân đội về ở, làm việc nhà nông
Sự ra đời của chính sách ngụ binh ư nông cùng lúc giải quyết được cả vấn đề của nông nghiệp và quân đội. Triều đình vừa huy động được lực lượng nòng cốt cho cả quân đội và sản xuất nông nghiệp.
Chính sách ngụ binh có điểm chính nào?
Chính sách ngụ binh ư nông có hai điểm chính là việc tuyển quân và việc đưa quân về làm nông. Trong đó, tuyển quân được diễn ra theo hình thức tuyển chọn nhân tài từ chính trong dân. Việc đưa quân về làm nông được thực hiện theo hình thức phiên cấp quân đội.
Cách thức tuyển binh
Điểm chính thứ nhất trong chính sách ngụ binh ư nông là cách thức tuyển binh. Theo đó, hình thức tuyến binh sẽ phụ thuộc vào: giai đoạn tuyển, loại quân. Các quan võ sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp tuyển binh theo sổ hộ tịch được xã quan lập ra trước đó. Ở thời nhà Lý, đinh năm trên 18 tuổi đủ tuổi gọi vào binh dịch.
Việc tuyển quân được trong chính sách ngụ binh ư nông do quan võ phụ trách
Để tuyển binh hiệu quả và tránh tình trạng trốn lính, quân luật được thực hiện rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, triều đình thường xuyên thực hiện điều tra, thanh tra tình hình tuyển quân ở địa phương. Dưới thời nhà Trần, người đào ngũ được phán vào tội phản quốc có thể bị chặt ngón chân, thậm chí tử hình.
Phiên cấp quân đội
Phiên cấp trong quân đội là một điểm chính quan trọng trong chính sách ngụ binh ư nông. Phiên cấp giúp xác định việc chia phiên và thời gian luyện tập trong quân đội, thời gian tham gia làm nông. Sau khi tuyển binh, quân lính được chia thành nhiều phiên.
Mỗi phiên là một đơn vị quân đội, số lượng quân trong phiên tùy theo từng địa phương. Mỗi tháng, quân đội sẽ tiến hành thay phiên 1 lần thường vào mồng một hoặc ngày rằm. Điều này sẽ luôn đảm bảo, tất cả binh lính đều có thời gian tập luyện ở doanh trại vừa và tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông
Đáp ứng ngay lực lượng sản xuất nông nghiệp
Bản chất ngụ binh ư nông là đưa quân lính về làm sản xuất nông nghiệp. Do đó, chính sách đã nhanh chóng giải quyết được vấn đề làm thế nào để tăng lực lượng sản xuất, sản lượng trong nông nghiệp. Thời bình, quân ở nhà làm nông. Nhưng khi thời chiến đến, dân lại trở thành binh lính tinh nhuệ trong quân đội.
Ngụ binh ư nông giúp tăng lực lượng sản xuất
Trong thời bình, quân đội chỉ cần một số lượng binh lính nhất đỉnh để ổn định trật tự. Ngược lại thời chiến, số lượng binh càng nhiều càng tốt. Chính sách này có tác dụng phân bổ đồng đều lực lượng vừa đảm bảo được vấn đề quân sự vừa phát triển nông nghiệp hiệu quả.
Tạo sự cân đối nông nghiệp và quân đội
Lương thực là nhu cầu thiết yếu của xã hội ở mọi tầng lớp. Do đó, nông nghiệp là ngành nghề quan trọng cần được quan để tạo nên sự cân bằng trong xã hội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là tạo nên sự liên kết chặt chẽ, cân đối giữa nông nghiệp và quân đội. Đất nước vừa có nhu cầu cần một lực lượng quân đội hùng hậu nhưng cũng cần có nhân lực để sản xuất nông nghiệp phục vụ đời sống. Ngụ binh ư nông tạo ra một lực lượng đồng thời vừa là quân đội vừa là nhân lực sản xuất. Binh lính trong quân đội được luân phiên đưa về địa phương làm nông vừa tham gia huấn luyện chiến đấu trong quân đội.
Như vậy, ngụ binh ư nông đảm bảo xây dựng quân đội ổn định với số lượng binh lính đông đảo. Bên cạnh đó, chính sách cũng giúp hỗ trợ ổn định và phát triển nông nghiệp.
Giảm lương thực trong quân đội
Nuôi một lượng lớn binh lính trong quân đội cần nhiều lương thực. Nhưng việc tuyển dụng lực lượng quân đội lớn sẽ khiến nhân lực làm nông bị thiếu hụt. Trong khi đó, triều đình lại tiêu tốn một lượng lương thực rất lớn để nuôi quân không trong thời bình. Chính vì thế giảm lương thực nuôi quân được xem là tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông.
Theo chính sách này, một phần binh lĩnh trong quân đội sẽ luân phiên trở về làm nông. Khi đó, lượng lương thực nuôi quân hành tháng sẽ giảm đáng kể. Không chỉ vậy trong thời gian ở nhà làm nông, lực lượng quân đội vẫn giữ được sức mạnh và giá trị chiến đấu.
Cân bằng quan hệ xã hội
Chính sách ngụ binh ư nông là đưa quân vào trong dân. Điều này đã giúp triều đình phong kiến thể hiện rõ quan điểm nông binh bất phân. Nhân dân hay quân sĩ đều không có sự phân biệt. Mối quan hệ xã hội giữa nông và binh được cân bằng.
Bên cạnh đó, chính sách cũng khiến hiện tình quân dân thắm thiết. Thời bình, họ hỗ trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Thời chiến, họ giúp đỡ bao bọc bảo vệ lẫn nhau. Điều này sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết trong dân tộc, sức mạnh có thể chiến thắng bất kỳ đội quân xâm lược nào.
Tạo nguồn dự trữ
Ngụ binh ư nông được đánh giá chính sách thông minh. Trong giai đoạn thời binh, binh sĩ tập trung vào sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn lương thực lớn. Nguồn lương thực này không chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn tạo ra nguồn dự trữ. Chúng sẽ được sử dụng đề phòng thiên tai, bão lũ, chiến tranh… Các nguồn dự trữ cần thiết sẽ giúp đất nước vượt qua các giai đoạn khó khăn trong tương lai.
Tại sao chính sách ngụ binh ư nông có hiệu quả?
Chính sách ngụ binh ư nông phù hợp với điều kiện xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về sản xuất lương thực vừa xây dựng nền quốc phòng bền vững.
Chính sách xóa đi sự phân biệt giữa quân và dân, quân ở trong dân. Chính vì vậy, tình quân dân trở nên gắn bó, thắm thiết.
Chính sách còn thúc đẩy tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu khi đất nước cần.
Ngụ binh ư nông là chính sách hiệu quả trong thời phong kiến
Chính sách ngụ binh ư nông cắt giảm được nguồn lương thực nuôi quân trong thời bình. Tuy nhiên khi cần điều động binh lính trong kháng chiến, một lực lượng lớn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Những thông tin trên đây đã phần nào cho bạn đọc hiểu thêm về tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông. Mỗi thời kỳ phát triển đều sẽ cần những chính sách phù hợp. Ngụ binh ư nông tuy là chính sách của thời kì phong kiến nhưng nó vẫn để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho thế hệ sau.