Tài sản ròng là gì? Tài sản ròng có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư, kinh doanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu từ A - Z tất cả những vấn đề xung quanh khái niệm tài sản ròng ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tài sản ròng là gì?
Có 2 khái niệm cần quan tâm là khái niệm tài sản ròng nói chung và khái niệm tài sản ròng trong chứng khoán nói riêng.
Khái niệm tài sản ròng
Tài sản ròng là tất cả tài sản mà một chủ thể sở hữu sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Nó là thước đo quan trọng để đánh giá khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp hoặc đất nước.
Trong kinh doanh, tài sản ròng còn được gọi là tài sản thuần hoặc vốn chủ sở hữu. Do đó, có thể dựa vào tài sản ròng để xác định được thực trạng tài chính cũng như tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản ròng không chỉ tồn tại dưới dạng tiền mặt mà có thể là bất cứ hình thái nào như: bất động sản, máy móc, công nghệ, các khoản đầu tư,..
Tài sản ròng không phải là đại lượng cố định mà nó luôn luôn biến đổi, tăng giảm bất thường theo thời gian. Bất kỳ chủ thể nào cũng có một giá trị tài sản ròng, giá trị này có thể là âm hoặc dương và nó sẽ phản ánh những tình trạng khác nhau.
Khái niệm tài sản ròng trong chứng khoán
Tài sản ròng trong chứng khoán là tổng giá trị tài sản tài chính và phi tài chính của tổ chức, doanh nghiệp trừ đi tất cả khoản nợ chưa thanh toán. Một cách hiểu khác của tài sản ròng là tất cả những gì mà doanh nghiệp sở hữu sau khi trừ đi các khoản nợ.
Tài sản ròng là gì? (nguồn: internet)
Giá trị tài sản ròng
Cách tính giá trị tài sản ròng
Công thức tính: Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng tài sản bao gồm:
+ Tài sản lưu động:
- Tiền mặt: Là hình thức cơ bản nhất của tài sản lưu động và có thể dùng tiền mặt để mua các tài sản khác.
- Hàng tồn kho: Bất cứ thứ gì có thể bán trực tiếp cho khách hàng, chẳng hạn như sản phẩm hoặc nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí trả trước: Là những chi phí được bỏ ra để mua một thứ gì đó nhưng cần thời gian dài hơn để tiêu thụ, chẳng hạn bảo hiểm xã hội.
- Chứng khoán có thể bán được: Là một khoản đầu tư mà chủ sở hữu có thể dễ dàng thanh lý, chẳng hạn tín phiếu kho bạc hay chứng chỉ tiền gửi.
- Các khoản phải thu: Là khoản cho vay có khả năng thu hồi được trong thời gian dưới một năm.
+ Tài sản dài hạn:
- Tài sản cố định: Các tài sản mà chủ sở hữu dự định sử dụng trong thời gian dài, ví dụ nhà cửa, máy móc, thiết bị,..
- Tài sản vô hình: Các khoản đầu tư hữu ích trong thời gian dài hơn một năm, chẳng hạn như thương hiệu, các mối quan hệ, quyền sử dụng đất, …
- Các khoản phải thu: Cũng được coi là tài sản dài hạn vì khách hàng thường mất hơn một năm để hoàn trả các khoản tín dụng đó.
+ Nợ phải trả gồm có:
- Nợ ngắn hạn: Các khoản nợ phải trả trong thời hạn 1 năm. Đối với doanh nghiệp, đây là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh hoạt động hằng ngày.
- Nợ dài hạn: Các khoản nợ có thời hạn trả trên 1 năm. Một số khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp như: vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành,.. Còn đối với cá nhân thì có thể là vay mua trả góp trong thời gian dài hơn 1 năm.
Ngoài ra, trong chứng khoán người ta còn một cách xác định giá trị tài sản ròng khác đó là căn cứ vào giá thị trường.
Giá trị tài sản ròng căn cứ vào giá thị trường là giá bán tất cả các bộ phận tạo thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (đất đai, tài sản cố định, hàng hóa,..) trừ đi các khoản nợ tại thời điểm định giá doanh nghiệp.
Công thức tính giá trị tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán:
Trong đó:
NAV là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp.
Pi: Giá trị tài sản thứ i của doanh nghiệp.
n: Tổng số lượng tài sản.
i: Loại tài sản hiện có của doanh nghiệp
Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa gì?
Trong kinh doanh hay đầu tư, việc tính toán giá trị tài sản ròng là rất cần thiết bởi:
Tài sản ròng là thước đo đánh giá giàu nghèo, tiềm lực tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, đất nước hoặc bất kỳ chủ thể sở hữu tài sản nào khác.
Thông qua tính giá trị tài sản ròng để biết được những biến động tài chính: Thể hiện tài chính của chủ thể và biến động tài chính qua các năm, từ đó sắp xếp thu, chi hợp lý hơn.
Thông qua tài sản ròng có thể biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá trị tài sản ròng âm tức là hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, doanh nghiệp cần có phương án kinh doanh khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, nếu giá trị tài sản ròng dương tức là doanh nghiệp đang có tổng tài sản lớn hơn nợ phải trả và doanh nghiệp có thể tiếp tục sinh ra nhiều của cải và tiền hơn nữa.
Tài sản ròng là cơ sở giúp cá nhân, doanh nghiệp có cái nhìn khác hơn về mức thu nhập. Thông thường, chúng ta chỉ đánh giá mức độ giàu có của ai đó thông qua thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh đó một yếu tố khác quan trọng không kém đó là mức chi tiêu và các khoản chi phí cần thiết. Vì vậy, nếu mức thu nhập tăng lên nhưng giá trị tài sản ròng không tăng hoặc thậm chí đi xuống chứng tỏ rằng tình hình tài chính của chủ thể chưa được cải thiện và cần phân bổ lại thu, chi đó.
Tài sản ròng có ý nghĩa gì (nguồn: internet)
Thông qua giá trị tài sản ròng và các chỉ số tài chính khác, doanh nghiệp có sự quan tâm, đánh giá chính xác về các khoản nợ của mình để từ đó đưa ra kế hoạch thanh toán các khoản nợ đó.
Giá trị tài sản ròng cũng cho ta có đánh giá chính xác hơn về các khoản nợ: Một khoản nợ lớn nhưng dùng để đầu tư cho một tài sản có giá trị lớn hơn thì đấy là một khoản nợ tốt.
Giá trị tài sản ròng là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư, ngân hàng đánh giá doanh nghiệp có lành mạnh về mặt tài chính không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hoặc cho vay vốn.
Phân loại tài sản ròng dựa trên chủ thể
Dựa trên chủ thể sở hữu tài sản có thể phân tài sản ròng thành 3 loại, đó là:
Tài sản ròng cá nhân
Tài sản ròng cá nhân được tính bằng tổng tài sản của cá nhân trừ đi các khoản nợ.
Các tài sản vô hình ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của cá nhân như: Bằng cấp, giáo dục, ngoại ngữ sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng bởi tài sản ròng chỉ tính các tài sản có thể quy đổi sang tiền mặt.
Ví dụ về tài sản cá nhân: tiền mặt, vàng bạc, trang sức, tiền đầu tư, tiền hưu trí, tiền tiết kiệm,.. Nợ phải trả như vay thế chấp tài sản, vay tiêu dùng,...
Tài sản ròng doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng còn được coi là giá trị sổ sách hoặc vốn chủ sở hữu. Trong các báo cáo tài chính, tài sản ròng được tính bằng giá trị của tất cả tài sản trừ đi số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Ngoài ra, nếu giá trị tài sản ròng trong bảng cân đối kế toán mà cao hơn số vốn thực có của chủ sở hữu và các cổ đông tức là giá trị đó đang âm, các cổ đông sẽ bị lỗ.
Phân loại tài sản ròng dựa trên chủ thể (nguồn: internet)
Giá trị tài sản ròng quốc gia
Giá trị tài sản ròng của quốc gia là tổng giá trị tài sản ròng của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ của quốc gia đó. Giá trị này càng cao chứng tỏ đất nước có sức mạnh tài chính càng lớn.
Trong một vài trường hợp, giá trị tài sản ròng có thể bị âm. Tuy nhiên nếu có cách kiểm soát tốt các khoản nợ và gia tăng tích lũy tài sản thì giá trị tài sản ròng có thể trở lại mức dương.
Trên đây là toàn bộ nội dung cần biết liên quan đến vấn đề “Tài sản ròng là gì?”, những loại tài sản ròng và ý nghĩa của nó. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích để từ đó có được những chiến lược đầu tư hiệu quả.