hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 02/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Telegram là gì có lừa đảo không? Lưu ý gì khi sử dụng Telegram?

Telegram đã và đang là một ứng dụng có tính phổ biến cao ở Việt Nam. Tuy nhiên thay vì đi tìm lợi ứng hay cách sử dụng, Telegram là gì có lừa đảo không lại chính là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Hieuluat xin cung cấp tới bạn đọc một vài thông tin hữu ích về ứng dụng Telegram là gì, Telegram có lừa đảo hay không?

Mục lục bài viết
  • Telegram là gì có lừa đảo không?
  • Telegram là ứng dụng thông minh, đa nền tảng
  • Telegram không lừa đảo
  • Lợi dụng ứng dụng Telegram để lừa đảo
  • 2 hình thức lừa đảo phổ biến nhất qua Telegram

Telegram là gì có lừa đảo không?

Telegram thực chất là gì? Telegram có lừa đảo không? Dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn đọc đang cần tìm hiểu về vấn đề này!

Telegram là ứng dụng thông minh, đa nền tảng

Telegram là ứng dụng cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện và chia sẻ dữ liệu đa nền tảng. Ứng dụng này được phát minh bởi một doanh nhân người Nga tên là Pavel Durov cho thiết bị Android và iOS vào năm 2013. Tính đến nay, Telegram đã có hơn 550 triệu người dùng hàng tháng.

Ứng dụng Telegram có tốc độ siêu nhanh và khả năng bảo mật quyền riêng tư rất cao. Tất cả các tin nhắn và cuộc gọi trên Telegram đều được mã hóa đầu cuối. Đặc biệt hơn là, Telegram là một ứng dụng hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, Telegram đã và đang trở thành một ứng dụng không thể thiếu của nhiều người dùng. Để tăng sự tiện lợi, Telegram đã có phiên bản web và hỗ trợ đăng nhập và sử dụng một tài khoản trên nhiều thiết bị và nhiều tài khoản trên một thiết.

Telegram là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng

Telegram là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng

Telegram không lừa đảo

Bản chất Telegram là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện. Với khả năng mã hóa đầu cuối hay cuộc trò chuyện bí mật, Telegram được đánh giá có tính bảo mật cao hơn so với các ứng dụng tương tự:

  • Không thể chuyển tiếp các tin nhắn.

  • Không chụp ảnh màn hình cuộc trò chuyện bí mật.

  • Các tin nhắn được lập trình để tự hủy.

  • Đảm bảo không thu thập và bán các dữ liệu người dùng cho các bên thứ 3.

Do đó nếu hỏi Telegram là gì có lừa đảo không thì có thể khẳng định là ứng dụng không lừa đảo. Ứng dụng này hỗ trợ người dùng thực hiện cuộc gọi, nhắn tin và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng và đơn giản.

Lợi dụng ứng dụng Telegram để lừa đảo

Telegram là ứng dụng đa nền tảng an toàn, không lừa đảo. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng sự phổ biến và tính năng nhắn của Telegram để lừa đảo người dùng. Bằng những thủ đoạn tinh vi (giả mạo, mạo danh) để chiếm đoạt tài sản của người dùng.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Lừa đảo qua mạng bị xử phạt như thế nào?

Kẻ xấu lợi dụng tính năng của Telegram để lừa đảo

Kẻ xấu lợi dụng tính năng của Telegram để lừa đảo

2 hình thức lừa đảo phổ biến nhất qua Telegram

Hai hình thức đảo qua Telegram được sử dụng phổ biến hiện nay là kêu gọi đầu tư và tạo nhóm cộng đồng.

Kêu gọi đầu tư

Kêu gọi đầu tư là một chiêu trò lừa đảo phổ biến qua Telegram. Lợi dụng các tính năng nhắn tin, gọi điện của Telegram, những kẻ xấu sẽ kêu gọi đầu tư vào dự án lớn, chuyên nghiệp và hứa hẹn các khoản lợi nhuận cực lớn.

Để tạo lòng tin và khơi dậy tham vọng, kẻ lừa đảo xây dựng hình ảnh giàu sang, đi xe xịn, mua nhà, đi du lịch nước ngoài… Qua tính năng chia sẻ dữ liệu với người dùng khác, chúng sẽ gửi hình ảnh qua tính năng chia sẻ dữ liệu với người dùng khác. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ kêu gọi đầu tư vào dự án tiền điện tử, chứng khoán điện tử, quy đổi tiền thật thành tiền ảo.

Thậm chí ban đầu, người đầu tư có thể nhận được tiền lợi nhuận và có thể rút tiền ra như lời hứa hẹn. Nhưng khi số tiền đầu tư càng ngày càng nhiều, những kẻ lừa đảo sẽ "phủi sạch" và chiếm đoạt toàn bộ số tiền đầu tử. Những người đầu tư sẽ không còn có thể liên lạc với chúng qua Telegram.

Kêu gọi đầu tư qua Telegram là một hình thức lừa đảo

Kêu gọi đầu tư qua Telegram là một hình thức lừa đảo

Xây dựng nhóm cộng đồng

Ứng dụng Telegram có thể tạo nhóm cộng động lên tới 200 nghìn tài khoản người dùng. Do đó, xây dựng nhóm cộng đồng với mục đích chiếm đoạt tiền của người dùng được rất nhiều kẻ lừa đảo sử dụng.

Các nhóm này sẽ được quảng cáo và giới thiệu với người dùng là group hỗ trợ kiếm tiền một cách nhanh chóng. Đặc biệt, cách kiếm tiền qua các nhóm cộng đồng thường khá đơn giản (xem quảng cáo, gõ văn bản, lên đơn hàng ảo,…) để tạo sức hút khó từ chối với người dùng.

Tránh xa các nhóm cộng đồng trên Telegram

Tránh xa các nhóm cộng đồng trên Telegram

Tuy nhiên để được tham gia vào các nhóm này, người dùng Telegram sẽ phải trả phí tham gia, phí đào tạo để kiếm tiền,… Và dĩ nhiên sau đó, người dùng không thể kiếm được tiền dễ như giới thiệu và cũng không được hoàn lại các khoản phí trước đó.

Những lưu ý khi sử dụng Telegram để “né” lừa đảo?

Đối với hai hệ điều hành thiết bị di động phổ biến là Android và iOS, Telegram đã là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến hàng đầu. Nhưng trong vài năm trở lại đây, telegram là gì có lừa đảo không lại đang trở thành vấn đề mà nhiều người dùng lo lắng. Dưới đây là một số những lưu ý khi sử dụng Telegram để giúp người dùng “né” lừa đảo:

Nên sử dụng các cuộc trò chuyện bí mật

Để và tránh được tin nhắn kêu gọi đầu tư của kẻ lừa đảo, người dùng nên chọn các cuộc trò chuyện bí mật. Thêm vào đó, việc sử dụng các cuộc trò chuyện bí mật còn đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.

Tuy nhiên, việc này cũng sẽ hạn chế sao lưu dữ liệu trên đám mây và đồng bộ dữ liệu trên nhiều thiết bị. Để kích hoạt sử dụng các cuộc trò chuyện bí mật, bạn sẽ cần thực hiện các bước hướng dẫn sau:

  • Kích vào biểu tượng bút chì dưới cùng bên phải trong ứng dụng Telegram

  • Lựa chọn mục New Secret Chat

  • Chọn các liên hệ để kích hoạt chế độ trò chuyện bí mật.

Kích hoạt xác minh tài khoản hai bước

Xác minh tài khoản 2 bước là một phương pháp bảo mật cực an toàn. Chế độ này sẽ đưa ra yêu cầu nhập mật khẩu, xác minh khi người dùng đăng nhập tài khoản trên thiết bị mới. Điều này sẽ giúp tài khoản của người dùng không bị đánh cắp hay lưu lại trên những thiết bị lạ. Các bước để kích hoạt chế độ xác minh tài khoản 2 lần:

  • Vào phần “Menu” ở góc trên bên trái trong ứng dụng

  • Tiếp tục nhọn “Settings” và chọn tiếp “Privacy and Security”

  • Ấn chọn vào much “Two-Step Verification”.

Vô hiệu hóa hoạt động của tài khoản trên thiết bị

Telegram cho phép người dùng cùng lúc đăng nhập và hoạt động tài khoản trên nhiều thiết bị. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể đã mở tài khoản trên thiết bị là mà không đăng xuất. Điều này vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu đánh cắp tài khoản hoặc ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng để lừa đảo chính bản thân bạn và người dùng khác. Cách vô hiệu hóa các phiên Telegram đang hoạt động không cần thiết như sau:

  • Chọn vào menu ở góc trên bên trái của ứng dụng

  • Lựa chọn Settings - Privacy and Security - Active Sessions

Bấm chọn tắt các phiên hoạt động không cần.

Nên đóng các phiên hoạt động không cần thiết của Telegram

Nên đóng các phiên hoạt động không cần thiết của Telegram

Xóa tin nhắn từ người lạ

Xóa tin nhắn từ người lạ sẽ hạn chế việc nhận tin rác, tin lừa đảo, tin mới tham gia nhóm, tin kêu gọi đầu tư,… Đây là cách đơn giản để “né” lừa đảo quan Telegram nhanh nhất. Các bước xóa tin nhắn từ người lạ trên Telegram như sau:

  • Trong danh sách cuộc trò chuyện, nhấn và giữ vào tin nhắn từ người lạ.

  • Chọn vào biểu tượng xóa ở góc trên cùng bên phải.

  • Tích chọn dấu vào mục “Also delete for...”

  • Xác nhận đồng ý xóa tin nhắn từ người lạ.

Hy vọng với những thông tin của Hieuluat trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Telegram là gì có lừa đảo không. Là một ứng dụng với nhiều tính năng nổi bật, Telegram đã và đang sử dụng phổ biến hơn. Chính vì vậy, bạn cần chú ý sử dụng ứng dụng Telegram thông minh để tránh bị kẻ xấu lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân hay chiếm đoạt tài sản.

Có thể bạn quan tâm

X