Bạn vừa trải qua kỳ tuyển sinh đại học nhưng chưa biết thang điểm đại học là gì? Cách quy đổi điểm như thế nào là đúng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về thang điểm đại học cũng như cách quy đổi đúng nhé.
Thang điểm đại học là gì?
Thang điểm đại học có ảnh hưởng gì đến học lực?
Khái niệm
Thang điểm đại học cũng giống như thang điểm ở bậc THPT. Đây là thước đo để đánh giá kết quả học tập, xếp loại học lực của một sinh viên. Đây là một cơ sở tất yếu để đánh giá kết quả trong suốt quá trình học tập. Thang điểm đại học có thể được thể hiện bằng các con số hoặc bằng chữ.
Các loại thang điểm đại học được sử dụng
Hiện nay, đa số các trường đại học đều áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đối với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ có rất nhiều thang điểm được áp dụng. Dưới đây là các thang điểm đại học thường được sử dụng:
- Thang điểm 10
Không khác gì so với THPT, ở đại học thang điểm 10 vẫn được sử dụng để chấm, đánh giá các bài thi, bài kiểm tra. Đánh giá điểm tổng kết một môn học, học phần vào cuối học kỳ đó. Thang điểm 10 sau khi được làm tròn sẽ chuyển đổi sang thang điểm 4.
- Thang điểm 4
Đây là điểm khác biệt so với THPT. Thang điểm 4 được tính với các số tương đương từ 0 đến 4. Trong đó, 0 là điểm số thấp nhất ngược lại 4 là điểm số cao nhất.
Trong quá trình học THPT, chúng ta đã quá quen thuộc với thang điểm 10 nên khi lên đại học với thang điểm 4 sẽ rất dễ gây nên sự hiểu lầm.
Thang điểm 4 cũng thường được sử dụng để tính điểm tích lũy (GPA) để đánh giá kết giả học tập của một sinh viên trong suốt quá trình 4 năm học. Cũng giống như thang điểm 10, đối với thang điểm 4 sẽ được chuyển đổi thành thang điểm 10.
Điểm trung bình tích lũy dựa trên thang điểm 4
- Thang điểm chữ
Điểm khác biệt tiếp theo là sự xuất hiện của thang điểm chữ. Đây là thang điểm ghi bằng các chữ cái A,B,C,D,F trong đó các điểm A,B,C,D là các điểm đạt còn gọi là qua môn, còn điểm F là điểm không đạt nếu bị điểm F phải thi lại hoặc học lại tùy theo các trường.
Thang điểm này còn được sử dụng để xếp loại sinh viên, giống như THPT thì đại học cũng sẽ xếp loại theo từng học kỳ và tích lũy cả 4 năm.
Đây cũng chính là thang điểm được sử dụng nhiều ở các trường đại học trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, cách tính theo các thang điểm cũng được quy định rõ ràng trong Điều 9,10 thuộc Chương III của Quy chế Đào tạo đạo học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục đích sử dụng thang điểm ở đại học?
Trong chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, thang điểm được các trường áp dụng để đánh giá kết quả học tập, xếp loại học lực cho sinh viên. Thang điểm cũng được sử dụng để xem xét các loại học bổng, …
Cách quy đổi thang điểm đại học
Việc sử dụng quá nhiều thang điểm trong chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ gây ra nhiều khó khăn khi đối chiếu thành tích học tập của các sinh viên. Theo Điều 10 Thông tư 08 năm 2021 quy định những nội dung về cách quy đổi điểm như sau:
Quy đổi thang điểm 10 sang thang điểm 4
Việc sử dụng hai thang điểm số sẽ gây khó khăn, tạo nên sự nhầm lẫn trong quá trình làm bảng điểm cũng như xếp hạng. Vì vậy, các trường thường sẽ quy đổi điểm số theo thang 10 về điểm số theo thang 4. Tùy theo các trường đại học khác nhau mà thang điểm cũng được quy đổi khác nhau. Dưới đây là hai bảng quy đổi dựa theo các trường khác nhau:
Điểm số theo thang điểm 10 | Điểm số theo thang điểm 4 | Xếp loại |
8,5 - 10,0 | 4.0 | Đạt |
7,0 - 8,4 | 3.0 | |
5,5 - 6,9 | 2.0 | |
4,0 - 5,4 | 1.0 | |
Dưới 4.0 | 0.0 | Không đạt |
Điểm số theo thang điểm 10 | Điểm số theo thang điểm 4 | Xếp loại |
8.5 - 10.0 | 4.0 |
Đạt |
8.0 - 8.4 | 3.5 | |
7.0 - 7.9 | 3.0 | |
6.5 - 6.9 | 2.5 | |
5.5 - 6.4 | 2.0 | |
5.0 - 5.4 | 1.5 | |
4.0 - 4.9 | 1.0 | |
Dưới 4 | 0.0 | Không đạt |
Ngoài ra, có một số trường còn có cách quy đổi khác theo công thức. Để thể hiện mối liên kết giữa hai thang điểm theo hệ 10 và hệ 4, người ta đã dựa theo công thức sau đây:
GPA (hệ 4) = (Điểm cần quy đổi x 10) : 4
GPA (hệ 10) = (Điểm cần quy đổi x 4) : 10
Quy đổi thang điểm số sang thang điểm chữ
Tùy vào từng trường đại học khác nhau thì các bảng quy đổi điểm cũng khác nha. Có trường sẽ quy đổi trực tiếp từ bảng 10, có một số trường sẽ quy đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm 4, sau đó mới quy đổi sang thang điểm chữ. Dưới đây là các quy đổi từ hai thang điểm số sang thang điểm chữ:
- Bảng quy đổi thang điểm 10 sang thang điểm chữ:
Điểm số theo thang điểm 10 | Điểm số theo thang điểm chữ | Xếp loại |
8.5 - 10.0 | A | Đạt |
7.0 - 8.5 | B | |
5.5 - 7.0 | C | |
4.0 - 5.5 | D | |
Dưới 4.0 | F | Không đạt |
Tùy theo một số trường đại học sẽ có thêm các điểm B+, C+ và D+.
Điểm số theo thang điểm 10 | Điểm số theo thang điểm chữ | Xếp loại |
8.5 - 10.0 | A | Đạt |
8.0 - 8.4 | B+ | |
7.0 - 7.9 | B | |
6.5 - 6.9 | C+ | |
5.5 - 6.4 | C | |
5.0 - 5.4 | D+ | |
4.0 - 4.9 | D | |
Dưới 4.0 | F | Không đạt |
- Bảng quy đổi thang điểm 4 sang thang điểm chữ
Điểm số theo thang điểm 4 | Điểm số theo thang điểm chữ | Xếp loại |
4.0 | A | Đạt |
3.0 | B | |
2.0 | C | |
1.0 | D | |
0.0 | F | Không đạt |
Điểm số theo thang điểm 4 | Điểm số theo thang điểm chữ | Xếp loại |
4.0 | A | Đạt |
3.5 | B+ | |
3.0 | B | |
2.5 | C+ | |
2.0 | C | |
1.5 | D+ | |
1.0 | D | |
0.0 | F | Không đạt |
- Cách tính điểm trung bình tích lũy:
GPA= (Tổng điểm học phần x số tín chỉ học phần) : Tổng số học phần
Sau khi tính được điểm trung bình tích lũy, đánh giá học lực theo học kỳ hoặc tổng kết cả 4 năm học. Người ta có bảng điểm đánh giá điểm học lực theo trung bình tích lũy được quy đổi như sau:
Điểm số theo thang 4 | Xếp loại học lực |
---|---|
3.6 - 4.0 | Xuất sắc |
3.2 - 3.59 | Giỏi |
2.5 - 3.19 | Khá |
2.0 - 2.49 | Trung bình |
1.0 - 1.9 | Yếu |
Dưới 1.0 | Kém |
Biết rõ cách quy đổi điểm giúp có kế hoạch học tập tốt giúp điểm cao hơn
Kết luận
Mong bài viết trên đã giúp các bạn tân sinh viên cũng như các bậc phụ huynh giải đáp các câu hỏi về thang điểm đại học. Hãy truy cập Hieuluat.vn để cập nhật các thông tin, quy định của pháp luật trong nhiều lĩnh vực.