Đăng nhập / Đăng ký
Văn bản pháp luật

Thế nào là chính sách ngụ binh ư nông?

Thứ Năm, 05/01/2023 Theo dõi Hiểu Luật trên

Chính sách ngụ binh ư nông đã tạo nên sức mạnh rất lớn trong công cuộc giữ nước của cha ông ta. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là chính sách ngụ binh ư nông.

Thế nào là chính sách ngự binh ư nông?

Ngụ binh ư nông là chính sách kết hợp chặt chẽ giữa nông và binh, gửi binh ở nhà nông, đưa quân lính tham gia nông nghiệp. Trong thời kỳ không có chiến tranh bảo vệ đất nước, binh lính sẽ tham gia vào sản xuất, lao động làm nông ở địa phương. Như vậy thay vì giữ quân không lợi ích, lực lượng này sẽ hỗ trợ cho quá phát triển nông nghiệp và đảm bảo cho nguồn lương thực sử dụng và dự trữ.

Binh lính theo chính sách ngụ binh ư nông sẽ tham gia vào sản xuất nông nghiệp trong khoảng thời gian xác định trong năm. Điều này vừa giúp tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo rèn luyện sức khỏe để giữ và phát triển đất nước. Ngụ binh ư nông là vừa là chính sách xây dựng lực lượng quân sự vừa là chính sách phát triển nông nghiệp có hiệu quả.

Theo chính sách ngụ binh ư nông, binh lính trong quân đội sẽ thay phiên nhau đi luyện tập và ở nhà làm nông. Việc phân bố này vừa đảm bảo quân đội luôn giữ được lực lượng nhất định. Với binh lính ở nhà làm nông, họ sẽ được đăng ký tên vào sổ binh. Khi triều đình có sự điều động hay có chiến tranh, toàn bộ lực lượng binh lính sẽ tập hợp để tham gia hoạt động quân sự.


Chính sách ngụ binh ư nông ra đời khi nào?

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thế nào chính sách ngụ binh ư nông, vậy cùng tìm hiểu tiếp đến ngụ binh ư nông ra đời khi nào? 

Ngụ binh ư nông là chính sách được Nhà Đinh xây dựng và áp dụng đầu tiên. Tiếp đến thời nhà Lý, quân đội được xây dựng và phân cấp chính quy hơn thành quân triều đình và quân địa phương. Chính sách ngụ binh ư nông càng được áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Ở thời nhà Trần và hậu Lê, ngụ binh ư nông vẫn được áp dụng. Đến thời nhà Mạc, chế độ lộc điền mới (chia đất cho binh lính) đã thay thế cho chính sách ngụ binh ư nông.

Chính sách ngụ binh ư nông ra đời vào thời nhà Đinh


Nội dung của chính sách ngụ binh ư nông trong thời phong kiến

Ngụ binh ư nông là một chính sách có ý nghĩa thực tiễn cao trong thời bình, không có chiến tranh. Chính sách này vừa hỗ trợ ổn định phát triển nông nghiệp, vừa xây dựng lực lượng quân sự hiệu quả. Lương thực là một nhu cầu cơ bản để nuôi quân. Chính vì vậy, việc binh lính làm nông không chỉ đảm bảo được nguồn lương thực mà còn rèn luyện sức khỏe phục vụ đất nước.

Bản chất của chính sách ngụ binh ư nông là gửi binh ở nhà nông. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ phong kiến, nội dung của chính sách lại có một vài điểm khác biệt:

Thời Lý

Vào thời Lý, quân đội được xây dựng chính quy hơn. Để hoạt động và quản lý có hiệu hơn, quân đội được chia thành quân triều đình và quân địa phương. Hình thức phân chia này giúp phân bố lực lượng được đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Mỗi một vùng lãnh thổ có đủ cả quân và dân đảm bảo giữ vững bờ cõi đất nước.
 

Việc tuyển chọn quân linh cũng có quy củ. Đối với quân triều đình, quân đội sẽ tuyển chọn thanh niên có sức khỏe trong cả nước. Nhiệm vụ của quân triều đình là bảo vệ vệ vua và kinh thành. Việc tuyển chọn quân địa phương cũng tương tư. Các thanh niên trai tráng đủ tuổi thành đinh 18 tuổi sẽ được lựa chọn vào binh lính ở các lộ, phủ.

Chính sách ngụ binh ư nông ở thời Lý được áp dụng cho cả quân triều đình và quân địa phương. Theo đó, nội dung của chính sách là cho binh lính luân phiên nhau tham gia làm nông, cày ruộng. Những binh lính đã được tuyển chọn vào quân đội sẽ phải đăng ký tên vào sổ. Sau đó, họ sẽ luân phiên về nhà tham gia sản xuất nông nghiệp. Công việc làm nông cũng cần đến sức mạnh. Việc bổ sung lực lượng binh lính khỏe mạnh vào nông nghiệp sẽ giúp tăng gia năng suất và sản lượng lương thực. Trong trường hợp cần sử dụng binh lính gấp, triều đình sẽ dựa theo tên đã đăng ký trong sổ để điều động.

Không chỉ để duy trì lực lượng cố định trong quân đội, việc luân phiên để binh lính về nhà làm nông còn để đảm bảo mọi binh lính đều được huấn luyện với chiến đấu, với sử dụng binh khí. Việc sử dụng các loại vũ khí như: đao kiếm, giáo mác, cung nỏ, máy bắn đá… sẽ mang đến sức mạnh và hiệu quả chiến đấu tốt hơn.

Thời Trần

Quân đội ở thời Trần phân chia không nhiều khác biệt với thời Lý, có bổ sung thêm lực lượng quân của của các vương hầu. Tuy nhiên, lực lượng này có số lượng không đáng kể. Nội dung của chính sách ngụ binh ư nông vẫn được duy trì áp dụng.

Thời Hậu Lê

Lực lượng quân của của các vương hầu bị xoá bỏ. Chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng cho cả đội quân triều đình và quân địa phương.

Thời Mạc

Chính sách ngụ binh ư nông được xóa bỏ và thay thế bằng chế độ lộc điền hay còn được gọi là binh điền. Theo đó, binh lính được hưởng nhiều lợi ích, quyền lợi tốt hơn như: được chia đất, sản phẩm có giá trị…

Thời nhà Mạc, chính sách lộc điền dần thay thế chính sách ngụ binh ư nông

Thời Nguyễn

Khoảng năm 1790 dưới thời Nguyễn Ánh, ông đã huy động lực lượng binh sĩ vào khu vực Gia Định (miền đất cực phía nam của Đại Việt) để khai hoang sản xuất, tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang do chiến tranh. Đây được xem như chính sách tương tự của ngụ binh ư nông. Nguyễn Ánh đã tận dụng lực lượng quân đội để khai hoang mở rộng lãnh thổ.


Ý nghĩa của ngụ binh ư nông trong thời phong kiến

Nếu đã hiểu thế nào là ngụ binh ư nông, bạn chắc có lẽ đã phần nào biết được ý nghĩa của chính sách.

Vai trò của quân đội là bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền. Tuy nhiên, nguồn lương thực cũng là một nhu cầu cơ bản. Ý nghĩa của việc đưa binh lính luân phiên về tham gia nông nghiệp sẽ giúp triều đình giảm bớt gánh nặng về nuôi quân. Không chỉ tự túc lương thực trong thời kỳ làm nông, lực lượng này còn có thể tạo ra nguồn lương thực dự trữ lớn.

Ý nghĩa của chính sách ngụ binh ư nông để xây dựng quân đội

Chính sách ngụ binh ư nông tạo ra mối liên kết hài hòa giữa hai lĩnh vực kinh tế và quân sự. Chính sách này cũng như một bước chuyển hóa nhanh, hiệu quả từ thời bình và sang thời chiến hay ngược lại. Nhờ áp dụng ngụ binh ư nông có hiệu quả, triều đình vừa có lực lượng quân đội hùng mạnh, vừa duy trì hoạt động nông nghiệp cần thiết.

Chính sách ngụ binh ư nông còn giúp xã hội phong kiến ổn định nhờ tư duy nông binh bất phân, quân đội ở sẵn trong dân. Đây là một cách xây dựng nền quốc phòng phù hợp với Việt Nam thời phong kiến nước không rộng, người không đông vừa phải sản xuất vừa phải đánh giặc.

Với những kiến thức trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu được thế nào là chính sách ngụ binh ư nông. Tuy là chính sách từ thời phong kiến nhưng ngụ binh ư nông vẫn để lại một bài học kinh nghiệm quý giá trong thuật dùng binh đến ngày nay.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp pháp luật

Tin xem nhiều