Ngoài kỳ thi xét tuyển đại học theo truyền thống thì hiện nay, một số trường Đại học đã tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Vậy thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa thi đánh giá năng lực ra sao? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về thi đánh giá năng lực.
Thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả để xét tuyển. Kì thi này được coi là bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện.
Bài thi đánh giá năng lực thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (MCQ - Multiple Choice Question). Thí sinh sẽ có thời gian 150 phút với 120 câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp kiến thức và tư duy, bằng hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Như vậy, bước đầu chúng ta đã hiểu thi đánh giá năng lực là gì? Nhưng để chi tiết, cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng theo dõi ở phần tiếp theo.
Mục tiêu, ý nghĩa của thi đánh giá năng lực
Mục tiêu
Thi đánh giá năng lực với kết quả độc lập, không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học bạ. Vì vậy, kỳ thi này thể hiện những mục tiêu rõ ràng như sau:
Giúp thí sinh gia tăng cơ hội vào đại học. Và các trường Đại học thì tuyển dụng được những sinh viên với chất lượng mong muốn.
tThi đánh giá năng lực còn nhằm mục đích đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh.
Đánh giá năng lực toàn diện của học sinh THPT, từ đó giúp các em hướng nghiệp sau này.
Mục tiêu thi đánh giá năng lực là giúp thí sinh tăng cơ hội xét tuyển vào đại học
Ý nghĩa
Với những mục tiêu như trên, kỳ thi đánh giá năng lực có nhiều ý nghĩa không chỉ với thí sinh mà cả với đơn vị tuyển sinh, cụ thể như:
Thông qua kỳ thi này, năng lực và kiến thức của thí sinh qua các môn học và hiểu biết xã hội được đánh giá chính xác hơn.
Kỳ thi này còn giúp kiểm tra trình độ cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Từ đó, các trường Đại học đạt được mục đích tuyển sinh của mình.
Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực
Bài thi nào cũng có cấu trúc riêng của nó. Vậy cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực là gì? Thông thường, bài thi đánh giá năng lực có cấu trúc như sau:
Phần thi | Số lượng câu hỏi |
Phần 1: Ngôn ngữ | |
1.Tiếng Việt | 20 |
2.Tiếng Anh | 20 |
Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu | |
1.Toán học | 20 |
2.Tư duy logic | 20 |
3.Phân tích số liệu | 20 |
Phần 3: Giải quyết vấn đề | |
1.Vật lý | 10 |
2.Hóa học | 10 |
3.Sinh học | 10 |
4.Địa lý | 10 |
5.Lịch sử | 10 |
Như vậy, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực bao gồm 3 phần với thời gian thi 150 phút, giúp kiểm tra, đánh giá năng lực thí sinh một cách đầy đủ trên tất cả phương diện.
Với cấu trúc này, yêu cầu các thí sinh phải có kiến thức cơ bản ở tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, thí sinh cũng cần có tư duy logic, phân tích tốt.
Hình thức (cách thức) thi đánh giá năng lực
Hiện nay, thi đánh giá năng lực được tổ chức dưới 2 hình thức: thi trên máy tính và thi trên giấy.
Thi trên máy tính
Với 150 câu hỏi trong 3 phần, bài thi đánh giá năng lực gồm câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi điền đáp án. Tùy theo mỗi trường mà tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi điền đáp án sẽ khác nhau.
Về câu hỏi trắc nghiệm, đối với mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án A, B, C, D để thí sinh lựa chọn một đáp án duy nhất. Thí sinh chọn đáp án bằng cách nhấn chuột trái vào biểu tượng (○) ở đầu đáp án.
Với câu hỏi tự điền đáp án, thí sinh nhập đáp án vào ô trống cần trả lời.
Khi thí sinh bắt đầu thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị như sau:
Phần 1:
Trong phần thi này, nếu thí sinh hoàn thành trước thời gian quy định thì có thể chuyển sang phần thi tiếp theo (phần 2).
Còn khi thí sinh làm bài hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ 2. Trong trường hợp phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để thí sinh làm bài.
Thi đánh giá năng lực trên máy tính
Phần 2:
Ở phần này, câu hỏi được đánh thứ tự nối tiếp theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất. Khi thí sinh hoàn thành phần 2 trước thời gian quy định, thì có thể chuyển sang phần thi thứ ba. Còn nếu thí sinh làm bài hết thời gian quy định, lúc này máy tính sự tự động chuyển sang phần 3.
Phần 3:
Sang phần 3, câu hỏi tiếp tục được đánh thứ tự theo câu hỏi của phần thi thứ 2 cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu thí sinh hoàn thành trước thời gian quy định, thì có thể bấm “NỘP BÀI”. Và dĩ nhiên, máy tính sẽ tự động nộp bài khi hết thời gian thi.
Kết quả sẽ được hiển thị sau 60 giây.
Chú ý:
Trong thời gian làm bài thi, thí sinh được thay đổi đáp án không giới hạn.
Khi đã đăng nhập để vào thi, kể từ đó là tính thời gian làm bài. Thí sinh không được thoát ra hoặc đăng nhập lại.
4.2 Thi trên giấy
Đối với thi trên giấy, bài thi đánh giá năng lực bao gồm 120 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút. Bài thi được thực hiện dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm.
Các bạn thí sinh cần hiểu rõ về hình thức thi đánh giá năng lực để tự tin khi làm bài. Mặt khác, giúp các bạn làm chủ thời gian, làm chủ chính bài thi của mình để đạt kết quả tốt nhất.
Những trường tổ chức thi đánh giá năng lực trên toàn quốc
Bên cạnh việc tìm hiểu thi đánh giá năng lực là gì? Các bạn thí sinh cần nắm rõ danh sách các trường tổ chức thi đánh giá năng lực để tiện theo dõi và lựa chọn.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước tiên phải nói đến Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những Đại học tiên phong tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Mỗi năm Đại học này tổ chức đến 5 đợt thi đánh giá năng lực, vì thế thí sinh có thể theo dõi và lựa chọn cho mình lịch thi phù hợp theo từng năm.
Ngoài ra, có rất nhiều trường Đại học trên toàn quốc sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội làm phương thức tuyển sinh. Vậy nên đây chính là Đại học uy tín để thí sinh lựa chọn thi đánh giá năng lực.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội thì Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức thi đánh giá năng lực hàng năm. Thông thường, Đại học này sẽ tổ chức hai đợt thi mỗi năm.
Mỗi đợt thi sẽ tổ chức ở những tỉnh thành khác nhau. Thí sinh tham dự cần chú ý lịch thi phù hợp với khu vực mình cư trú.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ tổ chức thi đánh giá năng lực trong 1 ngày, tại một số điểm thi ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, Đại học này lại có kì thi thử để thí sinh làm quen với đề và cách thức thi, trước khi bước vào kì thi chính thức. Đây cũng là đại học uy tín mà rất nhiều thí sinh lựa chọn.
Đại học Sư phạm Hà Nội
Tự hào là ngôi trường với chất lượng đào tạo giáo viên đứng đầu cả nước, Đại học Sư phạm Hà Nội cũng tự tổ chức tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi diễn ra trong một ngày và sẽ thi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Các trường thuộc khối ngành Công an
Học viện Cảnh sát nhân dân
Học viện An ninh nhân dân
Học viện Chính trị- CAND
Đại học An ninh nhân dân
Học viện Cảnh sát nhân dân
Đại học Phòng cháy chữa cháy
Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND
Học viện Quốc tế
Kỳ thi đánh giá năng lực của những trường này sẽ được Bộ Công an công bố các chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể áp dụng cho từng trường. Đồng thời, kỳ thi được tổ chức mỗi năm 1 lần và cũng thi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bộ Công an có bài thi mẫu để thí sinh có thể tham khảo. Mỗi năm, số lượng thí sinh dự thi vào các trường thuộc khối ngành này rất nhiều, tỉ lọi chọi cao. Vì thế, các bạn thí sinh cần chú ý theo dõi thông tin để có thể dự thi đúng thời gian và đạt kết quả tốt.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin về thi đánh giá năng lực là gì? Hi vọng với những thông tin này, các thí sinh sẽ có được cái nhìn tổng quát và cụ thể về thi đánh giá năng lực. Qua đó, các bạn có được lựa chọn đúng đắn và hợp lý cho bản thân. Dù lựa chọn thế nào thì cũng chúc các bạn luôn thành công nhé!