hieuluat
Chia sẻ email

Thông tin về Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin liên quan đến Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về vấn đề này cũng như nắm rõ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phạm vi tống đạt cũng như lập vi bằng của Thừa phát lại. 
 
Mục lục bài viết
  • Thông tin về Văn Phòng thừa phát lại Cẩm Phả
  • Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại là gì?
  • Thẩm quyền và phạm vi tống đạt của Thừa phát lại
  • Thẩm qu
  • yền và phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại
Thông tin về Văn Phòng thừa phát lại Cẩm Phả

1. Người đại diện

Người đại diện của Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả là ông Trần Ngọc Toàn có địa chỉ tại tổ 4, khu Tân Lập 3, Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2. Ngày hoạt động

Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả được hoạt động từ ngày 14 tháng 4 năm 2014 theo quyết định số 601/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra ngày 28 tháng 3 năm 2014 và hiện vẫn đang hoạt động.

3. Mã số quản lý thuế

Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả có mã số thuế là 5701704331 được cấp vào ngày 26 tháng 4 năm 2014 và được quản lý bởi Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

4. Địa chỉ trụ sở

Địa chỉ trụ sở Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả đặt tại số 544 đường Trần Phú, phường Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

5. Số điện thoại liên hệ

Số điện thoại của Văn phòng là 0333869989.

6. Loại hình 

Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

7. Số tài khoản

Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả có số tài khoản ngân hàng là 44010000337468 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

thua phat lai Cam Pha

Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại được hiểu như sau:

Thừa phát lại là người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc gồm tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền và phạm vi tống đạt của Thừa phát lại

Các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu Thừa phát lại thực hiện tống đạt gồm:

- Các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự;

- Các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Việc tống đạt các giấy tờ này có thể do thư ký nghiệp vụ của Văn phòng thừa phát lại thực hiện theo phân công của Trưởng Văn phòng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận yêu cầu việc tống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện.

Nếu việc tống đạt các giấy tờ này thiếu chính xác, không đúng thủ tục hay không đúng thời hạn, Văn phòng thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức yêu cầu và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

thua phat lai Cam Pha

Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại
Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện và hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước, trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực và văn bản hành chính khác. Tuy nhiên, vi bằng là một trong những nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nếu thấy cần thiết, trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để yêu cầu làm rõ tính xác thực của vi bằng. Khi đó, Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có mặt theo yêu cầu triệu tập.

Các nội dung chủ yếu phải thỏa thuận khi lập vi bằng là gì?

Theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, các nội dung chủ yếu mà người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại gồm: nội dung vi bằng cần lập, địa điểm và thời gian lập vi bằng, chi phí lập vi bằng và các thỏa thuận khác (nếu có).

Thỏa thuận này phải lập bằng văn bản gồm 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Thông tin về Văn phòng thừa phát lại Cẩm Phả. Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến thừa phát lại hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X