Hiện nay, tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh chưa có Văn phòng Thừa phát lại. Người dân tại huyện Củ Chi muốn sử dụng các dịch vụ liên quan đến thừa phát lại có thể liên hệ đến các Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ trụ sở gần với huyện Củ Chi.
Dưới đây là thông tin về địa chỉ một số Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh:
1. Văn phòng Thừa phát lại Quận 1 có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 87 (tầng trệt) Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
2. Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 805 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
3. Văn phòng Thừa phát lại Quận 8 có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 789A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, TP Hồ Chí Minh.
4. Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 137 đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
5. Văn phòng Thừa phát lại Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 19R Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
6. Văn phòng Thừa phát lại Việt Nam có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 526A Cộng Hòa, Phường 13, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
7. Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Tân có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 179 Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
8. Văn phòng Thừa phát lại quận Gia Định có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 22A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
9. Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 24 (tầng trệt) Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
10. Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình Chánh có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số E5/6A Nguyễn Hữu Trí, Khu phố 5, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
11. Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Môn có địa chỉ trụ sở đặt tại: Số 1/9 Ấp Đình, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Văn phòng Thừa phát lại, theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (do 01 Thừa phát lại thành lập) hoặc loại hình công ty hợp danh (do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập).
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng.
Văn phòng Thừa phát lại có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Văn phòng Thừa phát lại không được mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại có các quyền và nghĩa vụ nào?
Văn phòng Thừa phát lại có các quyền được liệt kê dưới đây theo khoản 1 Điều 18 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
- Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc tại Văn phòng mình;
- Thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại;
- Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu sử dụng dịch vụ tại Văn phòng mình;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ được liệt kê dưới đây theo khoản 2 Điều 18 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
- Quản lý thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
- Niêm yết các thông tin về lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
- Thu đúng chi phí theo như thỏa thuận với người yêu cầu;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
- Tạo điều kiện cho Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến vấn đề báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Lập, quản lý và sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
- Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Thông tin về Văn phòng Thừa phát lại Củ Chi. Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến thừa phát lại hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.