hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 10/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thông tin về Văn phòng Thừa phát lại Thuận An

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin liên quan đến Văn phòng thừa phát lại Thuận An. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về vấn đề này cũng như nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến Thừa phát lại, các tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Thừa phát lại!

Mục lục bài viết
  • Một số thông tin về Văn phòng Thừa phát lại Thuận An
  • Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được bổ nhiệm?
  • Việc bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định như thế nào?
  • Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại

Một số thông tin về Văn phòng Thừa phát lại Thuận An

1. Trưởng Văn phòng

Văn phòng Thừa phát lại Thuận An do bà Trần Thị Ngọc Quang làm đại diện.

2. Ngày bắt đầu hoạt động

Văn phòng Thừa phát lại Thuận an được thành lập theo quyết định số 347/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và bắt đầu hoạt động từ ngày 07 tháng 4 năm 2014.

3. Mã số quản lý thuế

Văn phòng Thừa phát lại Thuận An có mã số thuế là 3702266535 được cấp ngày 08 tháng 4 năm 2014 và được quản lý bởi Chi cục Thuế thị xã Thuận An.

4. Loại hình

Văn phòng Thừa phát lại Thuận An hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

5. Địa chỉ trụ sở

Văn phòng Thừa phát lại Thuận An có địa chỉ trụ sở tại số 96 Ngô Quyền, KP Long Thới, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

thua phat lai Thuan An

Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được bổ nhiệm?

Theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, có 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thừa phát lại:

Thứ nhất, Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam có độ tuổi không quá 65 và thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt Hiến pháp là pháp luật.

Thứ hai, Thừa phát lại phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

Thứ ba, Thừa phát lại phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các tổ chức, cơ quan sau khi có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

Thứ tư, Thừa phát lại phải tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Thứ năm, Thừa phát lại phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

thua phat lai Thuan An

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Người có đủ tiêu chuẩn được liệt kê như trên sẽ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự:

- Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại (theo mẫu);

- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học để đối chiếu;

- Giấy tờ chứng minh liên quan đến thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự để đối chiếu.

Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm như trên, nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối.

Kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm của Sở Tư pháp, trong thời hạn 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét và quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại, nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối.

Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể tiến hành xác minh hoặc đề nghị Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm cũng như thông tin trong hồ sơ trước khi xem xét và ra quyết định bổ nhiệm. Thời hạn xác minh được quy định không quá 45 ngày làm việc (không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu trên) kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh.

Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại là 800.000 đồng/hồ sơ.

Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại

- Khách quan, trung thực khi thực hiện công việc.

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại..

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu về việc thực hiện công việc của mình.

- Không đồng thời hành nghề tại nhiều (trên 2) Văn phòng Thừa phát lại.

- Tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm.

- Mặc trang phục và đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

- Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại, chịu sự quản lý của Văn phòng Thừa phát lại và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội – nghề nghiệp mà mình là thành viên.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thông tin về Văn phòng Thừa phát lại Thuận An. Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến thừa phát lại hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X