hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 06/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thực hiện pháp luật là hành vi của ai?

Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân. Tuy nhiên, nhiều người không hề hiểu về khái niệm, bản chất của hành vi này. Trong bài viết này, Hieuluat sẽ giúp bạn hiểu rõ về thực hiện pháp luật là hành vi của ai, ý nghĩa và các hình thức hành vi này.

Mục lục bài viết
  • Thực hiện pháp luật là gì?
  • Thực hiện pháp luật là hành vi của ai?
  • Ý nghĩa của thực hiện pháp luật là gì?
  • Hiện thức hóa pháp luật
  • Thể hiện tư tưởng, ý chí của Nhà nước

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi của một chủ thể. Hành vi này được thực hiện không trái, không vượt quá khuôn khổ, phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật là hành vi có tính chủ động được thực hiện bằng một thao tác nhất định. Tuy nhiên, thực hiện pháp luật cũng có thể là một ứng xử có tính thụ động nhưng không vượt quy định của pháp luật cấm.

Trong đời sống pháp lý, việc thực hiện pháp luật vừa mang tính khách vừa mang tính chủ quan. Thực hiện pháp luật được xuất phát từ nhu cầu tự thân của các quan hệ xã hội là tính khách quan. Nhưng việc chủ thể quyết định phương thức, quá trình của việc thực hiện pháp luật lại hoàn toàn do chủ thể quyết định.

Thực hiện pháp luật là hành vi có mục đích để hiện thực hóa pháp luật

Thực hiện pháp luật là hành vi có mục đích để hiện thực hóa pháp luật

Như vậy có thể hiểu đơn giản, thực hiện pháp luật là các hoạt động có mục đích để hiện thực hóa pháp luật. Khi pháp luật được đưa vào cuộc sống, thực hiện pháp luật sẽ trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể.


Thực hiện pháp luật là hành vi của ai?

Với câu hỏi thực hiện pháp luật là hành vi của ai, thực chất chủ thể của hành vi này chính là con người. Trên thực tế, hành vi thực hiện pháp luật được hình trên cơ sở nhận thức và được biểu hiện thông qua hành động hoặc không hành động. Hành vi bày được gắn liền với trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Xét về trách nhiệm, chủ thể của hành vi pháp luật khá đa dạng có bao gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chức trong xã hội, cá nhân…

Chủ thể của hành vi thực hiện pháp luật đều có mục đích cụ thể. Tùy theo từng lĩnh vực, mục đích của hành vi sẽ không giống nhau. Tuy nhiên xét về cơ bản, mục đích của hành vi thực hiện pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể và đảm bảo tuân thủ luật pháp. Một vài đặc điểm chung, cơ bản của hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể:
  • Hành vi phải đảm bảo theo các quy định pháp luật: Thực hiện tuân thủ các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định đối với chủ thể.

  • Hành vi được thực hiện thông qua quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là sản phẩm của hành vi. Đồng thời, đây cũng là môi trường và điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện của hành vi pháp luật.

  • Hành vị thực hiện pháp luật phải được thực hiện bằng các biện pháp của Nhà nước.


Ý nghĩa của thực hiện pháp luật là gì?

Không đơn thuần thực hiện pháp luật là hành vi có mục đích, thực hiện pháp luật còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống:

Hiện thức hóa pháp luật

Với việc thực hiện pháp luật, các nguyên tắc và quy định của pháp luật sẽ đi vào đời sống của xã hội một cách chi tiết và thực tế. Tất cả mối quan hệ xã hội của chủ thể đều sẽ được pháp luật điều chỉnh.

Thể hiện tư tưởng, ý chí của Nhà nước

Mọi nguyên tắc, quy định và quy phạm pháp luật đều do Nhà nước ban hành. Việc thực hiện pháp luật sẽ giúp thể hiện tư tưởng, chủ trương của Nhà nước. Pháp luật sẽ đi vào đời sống của xã hội và phát huy vai trò ổn định trật tự xã hội. Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội.

Pháp luật giúp thể hiện tư tưởng, chính sách của Nhà nước

Giáo dục pháp luật

Thông qua việc thực hiện pháp luật, mọi người sẽ được giáo dục pháp luật một cách phổ biến. Nhận thức pháp luật sẽ được nâng cao. Khi đó, mọi người đều sẽ hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân trong các mối quan hệ luật pháp. Điều này sẽ giúp mọi chỉ thể chủ động trong quan hệ pháp luật. Đồng thời, chủ thể của hành vi pháp luật cũng sẽ được tiếp cận các nguồn lực giúp phát triển bản thân.

Phát hiện hạn chế của pháp luật

Khi chủ thể thực hiện hành vi pháp luật, những hạn chế của pháp luật được bộc lộ. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện sửa đổi, thay thế và bổ sung những nguyên tắc, quy định pháp luật phù hợp hơn với đời sống thực tế. Hệ thống pháp luật sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.


Phân biệt 4 hình thức thực hiện pháp luật

Hệ thống pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật đa dạng có thể là quy định cho phép, quy định cấm… Không chỉ vậy, chủ thể của các hành vi thực hiện pháp luật cũng đa dạng là cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước… Chính vì vậy, hình thức thực hiện pháp luật cũng được chia thành nhiều dạng. Theo khoa học pháp lý, bốn hình thức thực hiện pháp luật có bao gồm:

Hình thức sử dụng pháp luật

Hình thức sử dụng pháp luật là các chủ thể hành vị thực hiện các hoạt động được pháp luật cho phép. Đây chính là các quyền của chủ thể được pháp luật quy định. Nhà nước tạo ra các quy phạm pháp luật để hưởng quyền lợi và sử dụng để thực hiện mong muốn của bản thân. Ví dụ, chủ thể hành vi sử dụng luật pháp để làm di chúc để lại tài sản cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Hình thức thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó, chủ thể của hành vi thi hành pháp luật thực hiện các hoạt động mà pháp luật bắt buộc. Với hình thức này, chủ thể bắt buộc phải thực hiện hành vi pháp luật. Trong điều kiện cụ thể, chủ thể hành vi phải thực hiện hoạt động được pháp luật yêu cầu mà không thể từ chối, không viện lý do. Tính bắt buộc của hành vi là để đòi hỏi chủ thể phải thực hiện. Trong hành vi thi hành pháp luật, chủ thể sẽ thực hiện dưới dạng các hành động được yêu cầu cụ thể.

Hình thức tuân thủ pháp luật

Trong hình thức này, chủ thể cần kiềm chế, không chế để không tiến hành các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Những hoạt động mà pháp luật quy định cấm, chủ thể pháp luật đảm bảo không thực hiện dù có cơ hội. Với hình thức tuân thủ pháp luật, hành vi thực hiện pháp luật chính là không hành động.

Ví dụ, pháp luật cấm sử dụng rượu bia khi lấy xe. Theo đó, tuân thủ pháp luật trong trường hợp này là không thực hiện hoạt động điều khiển xe sau khi sử dụng rượu bia.

Hình thức áp dụng pháp luật

Chủ thể của các hình thức áp dụng pháp luật là các cơ quan Nhà nước. Theo đó, hình thức này chỉ được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền.

Áp dụng pháp luật sử dụng thẩm quyền giải quyết vấn đề xã hội

Áp dụng pháp luật sử dụng thẩm quyền giải quyết vấn đề xã hội

Trong hình thức này, chủ thể hành vi sử dụng thẩm quyền được pháp luật quy định để giải quyết vấn đề trong đời sống xã hội, trong quan hệ pháp luật. Dựa theo quy định của pháp luật, chỉ thể hành vi áp dụng pháp luật xác định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể khác.

Trên thực tế, hành vi áp dụng pháp luật khá phức tạp. Chính vì vậy, hành vi này phải được đảm bảo thực hiện ở các cơ quan, tổ chức chuyên môn có thẩm quyền.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn về vấn đề thực hiện pháp luật là hành vi của ai, ý nghĩa của hành vi thực hiện pháp luật. Nếu vẫn còn thắc mắc về hành vi thực hiện pháp luật, bạn có thể liên lạc với chúng tôi qua số hotline 19006199 để được giải đáp nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

X