1. Văn phòng thừa phát lại thành phố Vinh – Trưởng Văn phòng: Nguyễn Văn Kha
Địa chỉ trụ sở đặt tại số 1, ngõ 5, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Mã số thuế của Văn phòng: 2901718495
Ngày hoạt động: 17/4/2014
2. Văn phòng thừa phát lại Diễn Châu – Trưởng Văn phòng: Vương Thanh Liêm
Địa chỉ trụ sở đặt tại xóm 5, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Mã số thuế của Văn phòng: 2901775119
Ngày hoạt động: 11/2/2015
3. Văn phòng thừa phát lại Kim Tiến Thái Hòa – Trưởng Văn phòng: Đào Quang Tạo
Địa chỉ trụ sở đặt tại khối Tân Liên, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Mã số thuế của Văn phòng: 2901954189
Ngày hoạt động: 26/10/2018
Các tiêu chí căn cứ thành lập Văn phòng thừa phát lại Nghệ An
Việc thành lập Văn phòng thừa phát lại phải căn cứ vào 4 tiêu chí dưới đây theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi Thừa phát lại dự kiến thành lập Văn phòng thừa phát lại;
- Số vụ việc thụ lý của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi Thừa phát lại dự kiến thành lập Văn phòng thừa phát lại;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi Thừa phát lại dự kiến thành lập Văn phòng thừa phát lại;
- Tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã) có không quá 02 Văn phòng thừa phát lại và có không quá 01 Văn phòng thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, Sở Tư pháp sẽ phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng thừa phát lại ở địa phương và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Thủ tục thành lập Văn phòng thừa phát lại Nghệ An
Việc thành lập Văn phòng thừa phát lại gồm hai bước dưới đây sau khi Đề án phát triển Văn phòng thừa phát lại đã được phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra thông báo về việc thành lập Văn phòng thừa phát lại tại địa phương.
Bước 1. Nộp hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp
Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng thừa phát lại chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại (theo mẫu);
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, các điều kiện vật chất cũng như kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính (để đối chiếu) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
Thừa phát lại sau khi chuẩn bị hồ sơ sẽ gửi trực tiếp hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng thừa phát lại.
Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng thừa phát lại là 1 triệu đồng theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-BTC.
Bước 2. Xử lý hồ sơ, thông báo kết quả
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng thừa phát lại, trong vòng 20 ngày Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và ghi rõ lý do.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, trong vòng 20 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét và quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và ghi rõ lý do.
Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại Nghệ An
Bước 1. Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động
Kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, trong vòng 30 ngày, Văn phòng thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp nơi cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng thừa phát lại: Tên, địa chỉ trụ sở Văn phòng thừa phát lại, họ và tên của Trưởng Văn phòng, danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng lao động (nếu có).
Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại (theo mẫu);
- Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện thành lập Văn phòng thừa phát lại;
- Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định pháp luật.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp và kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng thừa phát lại; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn phòng thừa phát lại được hoạt động để từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp.
Bước 2. Thông báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng thừa phát lại
Kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng thừa phát lại, trong vòng 7 ngày, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản thông tin đăng ký hoạt động cho các cơ quan gồm: Cục Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thống kê, cơ quan thuế, cơ quan Công an, Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, Bộ Tư pháp và phải đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp.
Trên đây là thông tin về Top 3 Văn phòng thừa phát lại Nghệ An. Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến thừa phát lại tại Nghệ An hoặc các tỉnh thành khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.