Đăng nhập / Đăng ký
Văn bản pháp luật

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cung lớn hơn cầu thì sao?

Thứ Năm, 23/02/2023 Theo dõi Hiểu Luật trên

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mối quan hệ giữa cung và cầu được thể hiện như thế nào? Khi cung lớn hơn cầu thì sẽ dẫn tới tình trạng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên chúng ta sẽ phân tích cụm từ sản xuất và lưu thông hàng hóa thành hai vế là sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là gì?

Trong nền sản xuất xã hội, việc sản xuất được chia thành hai loại. Đầu tiên, chính là sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất. Loại hoạt động sản xuất còn lại chính là sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là hoạt động sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ mà mục đích tiêu dùng không dành cho người sản xuất mà là để bán ra cho người có nhu cầu hay còn được gọi là người tiêu dùng.

Lưu thông hàng hóa là gì?

Trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ và mua bán hàng hóa được gọi là lưu thông hàng hóa. Ngoại trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu trữ của tổ chức cá nhân thì không được coi là hoạt động lưu thông hàng hóa.

Sản xuất và lưu thông hàng hóa là hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho những người có nhu cầu sử dụng hàng hóa đó. Hàng hóa, dịch vụ sau khi được sản xuất sẽ được trưng bày, vận chuyển, lưu giữ và mua bán đến các đối tượng tiêu dùng trên thị trường.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi cung lớn hơn cầu thì sao?

Để tìm hiểu về hệ quả khi cung lớn hơn cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, trước tiên ta cần hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cung cầu.

Mối quan hệ giữa cung và cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Cung (Supply) là khối lượng hoặc số lượng hàng hóa, dịch vụ đang hiện hữu trên thị trường và được chuẩn bị tung ra thị trường mà người bán có khả năng bán với mức giá tương ứng trong một khoảng thời gian nhất định.

Cầu (Demand) là khối lượng hoặc số lượng hàng hóa, dịch vụ mà đối tượng tiêu dùng có nhu cầu hoặc sẵn sàng mua với mức giá tương ứng với thu nhập xác định của từng cá nhân trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Mối quan hệ giữa cung và cầu là mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

Cụ thể, mối quan hệ cung cầu chính là quá trình tác động lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua, nhằm để xác định lượng hàng hóa cần có trên thị trường và giá cả tương ứng.


Mối quan hệ giữa cung và cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Hệ quả khi cung lớn hơn cầu

Khi nguồn cung cấp hàng hóa trên thị trường nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng sẽ dẫn tới tình trạng hàng hóa bị dư thừa. Từ đó giá thành của hàng hóa sẽ phải giảm xuống để hàng hóa dễ dàng tiêu thụ hơn.

Các chiến dịch giải cứu hoa quả trong năm 2021 ở nước ta là một trường hợp điển hình của việc cung lớn hơn cầu. Khi sản lượng hoa quả được sản xuất ra trên thị trường quá nhiều, vượt quá mức nhu cầu tiêu thụ mặt hàng hoa quả của người dân, một lượng lớn hoa quả liền bị ứ đọng lại.

Để làm rõ hơn vấn đề cung cầu này, chúng ta có ví dụ dưới đây về giá cả cam trên thị trường sẽ. Tại thời điểm tháng 12, giá cam trên thị trường dao động khoảng 20 cho đến 25 nghìn đồng một kg. Những người trồng cam sau đó liền tăng quy mô sản xuất cam dẫn tới tình trạng số lượng cam được thu hoạch rất nhiều.

Vì vậy, khoảng tháng 2 năm sau giá cam trên thị trường liền giảm xuống chỉ còn khoảng 10 ngàn đồng một kg. Lý giải cho tình trạng giá cả tụt giảm như vậy chính là do nguồn cung cấp cam trên thị trường đang lớn hơn nhu cầu sử dụng của người dân.

Để giải quyết vấn đề trên, người sản xuất và người bán bắt buộc phải chấp nhận giảm giá thành hoa quả xuống để hàng hóa được tiêu thụ bớt. Vì thế, trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì sẽ ảnh hưởng đến thế cân bằng giữa việc mua và bán trên thị trường dẫn đến việc hàng hóa bị phá giá.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng như thế nào?

Khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa trên thị trường giảm thì cung cũng sẽ giảm theo cầu. Vì nếu cung không giảm theo cầu thí thế cân bằng trên thị trường sẽ bị phá vỡ, dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu.

Ví dụ cụ thể cho việc cung giảm theo cầu là trường hợp thị trường áo hoodie vào mùa hè. Do tính chất thời tiết, nhu cầu sử dụng áo hoodie vào mùa hè khá ít.

Vì lẽ đó, người bán sẽ nhập loại hàng này rất ít hoặc không nhập mà thay vào đó sẽ bán loại trang phục khác phù hợp với đặc tính của mùa hè. Do đó, nguồn cung áo hoodie trong mùa hè sẽ giảm theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng thế nào?

Khi cầu tăng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, thì người sản xuất sẽ có xu hướng mở rộng việc sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường cũng sẽ tăng theo cầu.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ lấy một ví dụ minh họa cho trường hợp này. Vào ngày lễ Valentine 14/2, nhu cầu hoa tươi trên thị trường sẽ tăng mạnh hơn các ngày bình thường khác rất nhiều. Nắm bắt tình hình đó, các nhà sản xuất sẽ đẩy mạnh việc trồng hoa, tăng số lượng hoa bán trên thị trường vào thời điểm đó.


Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi cầu tăng thì cung cũng tăng

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. mối quan hệ cung và cầu được vận dụng như thế nào?

Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Để bình ổn giá cả thị trường, Nhà nước ban hành các chính sách dựa trên quan hệ cung cầu, để thị trường được ổn định, đảm bảo đời sống cho nhân dân, tránh tình trạng mất cân bằng giữa người mua và người bán trên thị trường.

Đối với người sản xuất, họ có thể dựa vào mối liên kết giữa cung và cầu để đưa ra quyết định về việc mở rộng hoặc thu hẹp việc sản xuất hàng hóa của mình. Khi cầu giảm thì nhà sản xuất sẽ thu nhỏ việc sản xuất lại để đảm bảo giá cả hàng hóa không giảm xuống quá thấp.

Ngược lại, khi cầu tăng thì người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất để nguồn cung tăng theo đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường trong khoảng thời gian đó.

Đối với người tiêu dùng trên thị trường, mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ giúp họ đưa ra được biện pháp mua hàng một cách tiết kiệm nhất.

Tránh mua hàng hoặc chỉ mua ít mặt hàng khi nguồn cung của mặt hàng đó nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng trong một khoảng thời gian xác định, bởi vì giá cả của loại hàng đó sẽ tăng cao thời điểm bình thường.

Nên mua hàng hóa khi cung nhiều hơn cầu trên thị trường vào thời điểm đó. Lúc ấy, giá cả của mặt hàng đó sẽ giảm thấp hơn mức giá trung bình. Người tiêu dùng lúc này sẽ được hời hơn.

Tóm lại, trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì hệ quả của nó là tình trạng giá cả hàng hóa bị giảm thấp, thế cân bằng trên thị trường bị phá vỡ. Mối liên hệ giữa cung và cầu luôn tác động, phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Cho nên, cung lớn hơn cầu hoặc cầu lớn hơn cung cũng sẽ có tác động không tốt đến thị trường, cũng như người sản xuất và người tiêu dùng. Sự liên kết cung cầu mang tính ứng dụng cao trong việc bình ổn giá cả thị trường.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp pháp luật

Tin xem nhiều