hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Văn bản thuyết minh là gì? Mục đích của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Mục lục bài viết
  • Văn bản thuyết minh là gì?
  • Văn bản thuyết minh có những đặc điểm cơ bản nào?
  • Các phương pháp thuyết minh phổ biến
  • Phương pháp nêu định nghĩa
  • Phương pháp liệt kê

Văn bản thuyết minh là gì?
 


Văn bản thuyết minh là gì là thắc mắc của nhiều người

Văn bản thuyết minh là một loại văn bản được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có chức năng cung cấp tri thức cho người đọc một cách khách quan về tính chất, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả,... của sự vật, sự việc, hiện tượng tự nhiên, xã hội bằng cách kết hợp nhiều phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. 

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thuyết minh có nghĩa là gì? Trong tiếng Hán thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh, giải thích. Qua đó ta thấy văn bản thuyết minh là việc dùng lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể làm sáng tỏ vấn đề.

Để làm rõ sự vật, hiện tượng cần thuyết minh người ta sử dụng văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng cần thuyết minh. Văn bản thuyết minh có thể trình bày dưới dạng văn nói hoặc văn viết.

Văn bản thuyết minh có những đặc điểm cơ bản nào?


Đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh như sau:

Sau khi hiểu rõ văn bản thuyết minh là gì, bạn cũng cần nắm được các đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh, gồm:

Cung cấp tri thức một cách khách quan chính xác về đối tượng cần thuyết minh

Trong văn thuyết minh các thông tin về sự vật, hiện tượng được cung cấp một cách chi tiết và khách quan. Qua đó người đọc người nghe có thể hiểu cơ bản được đối tượng đang được thuyết minh.

Văn bản thuyết minh có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Tất cả các sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội đều là đối tượng của văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh có phạm vi đối tượng rộng lớn nên có tính ứng dụng rộng rãi.

Ví dụ: 

Trong giáo dục văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình dạy học như các bài viết thuyết minh về cái bút, ngôi nhà,... Trong công việc của người đi làm cần thuyết minh về dự án bất động sản hay sản phẩm, hàng hoá.

Văn bản thuyết minh có cách trình bày rõ ràng, chính xác, ngắn gọn chặt chẽ và sinh động

Khi thuyết minh về một sự vật, hiện tượng cụ thể thì văn bản thuyết minh cần trình bày một cách khách quan và chính xác về đối tượng. Cách sử dụng từ ngữ và câu văn phải ngắn gọn, rõ ràng để người đọc người nghe dễ hiểu. Để thêm phần sinh động cho văn thuyết minh người trình bày có thể kể những câu chuyện khách quan có thật liên quan đến đối tượng thuyết minh.


Các phương pháp thuyết minh phổ biến


Các phương pháp thuyết minh phổ biến thường dùng

Để người đọc người nghe hiểu rõ hơn về đối tượng thuyết minh người trình bày có thể sử dụng nhiều phương pháp kết hợp. Vậy đó là những phương pháp nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Phương pháp nêu định nghĩa

Là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc a là b. 

Ví dụ: Khái niệm hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung và cùng nằm trên một mặt phẳng.

Qua ví dụ trên ta thấy phương pháp nêu định nghĩa giải thích cụ thể đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng mà không bị lan man.

Phương pháp liệt kê

Liệt kê là kể ra, đưa ra một loạt các đặc điểm, tính chất của sự việc một cách khách quan. Người thuyết minh muốn khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó của đối tượng cần thuyết minh, làm rõ.

Ví dụ: Bác Hồ người là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Bác có rất nhiều những phẩm chất tốt: Chăm chỉ, tiết kiệm, khiêm tốn,... Vì thế chúng ta cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phương pháp nêu ví dụ

Là phương pháp đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ thực tế hoặc từ sách báo để làm rõ đối tượng cần thuyết minh.

Phương pháp dùng số liệu

Đây là phương pháp lồng ghép các số liệu vào trong bài trình bày để giải thích, chứng minh hay giới thiệu một sự vật hiện tượng nào đó. Các số liệu sử dụng trong văn thuyết minh phải lấy từ các nguồn chính xác và khách quan.

Ví dụ: Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có khoảng 230.000 người nhiễm HIV hiện đang còn sống sót và số người tử vong tăng lên theo từng năm là 110.990 người.

Phương pháp so sánh

Lợi dụng các nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng để đưa vào so sánh, đối chiếu một sự vật hiện tượng trừu tượng với sự vật hiện tượng gần gũi. Qua đó giúp cho người đọc người nghe hiểu về đối tượng thuyết minh một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ: Trái đất của chúng ta có cấu trúc đồng tâm và cấu trúc của nó tương tự như một quả trứng gà. Bao gồm lớp vỏ ở ngoài, lớp manti và nhân trái đất. Lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ nhiều địa mảng khác nhau nên địa chất ở lớp này thường không ổn định.

Phương pháp phân loại phân tích

Đối với những trường hợp đối tượng thuyết minh đa dạng thì người trình bày văn bản thuyết minh cần phân chia từng loại dựa theo đặc điểm của đối tượng. Phương pháp này giúp cho bài trình bày thêm mạch lạc và chặt chẽ hơn.

So sánh văn thuyết minh và văn miêu tả

Văn thuyết minh và văn miêu tả và có những điểm giống và khác nhau như thế nào hãy cùng theo dõi bảng sau đây nhé!

Bảng so sánh văn thuyết minh và văn miêu tả

 

Loại văn bản 

Văn thuyết minh

Văn miêu tả

Mục đích

Thuyết minh sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiểu rõ đặc điểm, bản chất, nguyên nhân và có cái nhìn cụ thể khách quan về sự vật, hiện tượng đó.

Tái hiện lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động

Đối tượng

Các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội thực

Các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội 

thực

Phương pháp sử dụng trong bài

Phương pháp nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân loại phân tích,...

Phương pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh, nêu ví dụ,...

Đặc điểm

– Cung cấp tri thức một cách khách quan chính xác về đối tượng cần thuyết minh

– Văn bản thuyết minh có phạm vi ứng dụng rộng rãi

– Văn bản thuyết minh có cách trình bày rõ ràng, chính xác, ngắn gọn chặt chẽ và sinh động

– Sử dụng nhiều số liệu một cách cụ thể và chi tiết. Ít dùng các biện pháp tu từ tưởng tượng, liên tưởng và không có yếu tố hư cấu.

– Văn miêu tả là loại văn làm nổi bật tính chất đặc điểm cả sự vật. Thông qua việc quan sát sự vật hiện tượng người viết tả lại theo góc nhìn của mình làm cho sự vật hiện tượng thêm sinh động.

–  Người viết đem sự mới mẻ vào trong văn miêu tả nhưng cũng phải gắn với cái chân thật mà sự vật hiện tượng vốn có.

– Câu từ trong văn miêu tả thường giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, có nhịp điệu và âm thanh.

– Để miêu tả một sự vật hiện tượng  đầu tiên người viết phải biết cách quan sát, từ đó liên tưởng, so sánh,...kết hợp với các phương pháp miêu tả làm cho sự vật hiện tượng trở nên sinh động hấp dẫn hơn. 

Ứng dụng

Văn bản thuyết minh thường được sử dụng nhiều trong văn bản nhật dụng hoặc những loại văn bản sử dụng hàng ngày gắn liền với cuộc sống của con người

Văn bản miêu tả được sử dụng nhiều trong các  văn bản nghệ thuật

 

Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về chủ đề văn bản thuyết minh là gì?. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và có thêm kiến thức mới cho mình nhé. 

Có thể bạn quan tâm

X