hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 08/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vùng nội thủy là gì? Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn thế nào?

Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia, đã tham gia các hiệp ước và quy định về biển và các đường phân chia trên biển, trong đó bao gồm vùng nội thủy. Vậy vùng nội thủy là gì? và vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
  • Vùng nội thủy là gì?
  • Khái niệm
  • Chế độ pháp lý vùng nội thủy
  • Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng nội thủy?
  • Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn như thế nào?
Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn thế nào?

Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn thế nào?

Vùng nội thủy là gì?

Khái niệm

Vùng nội thủy chính là vùng nằm ở phía trong cùng tiếp giáp với vùng lãnh hải được xác định dựa trên việc xác định đường cơ sở theo địa hình bờ biển ở mỗi quốc gia và được quản lý bởi chế độ pháp lý riêng.

Vùng nội thủy là vùng bao gồm vùng nước và vùng đất liền (Bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển) tính từ đường cơ sở dùng để xác định vùng lãnh hải của quốc gia đó trở vào trong vùng tiếp giáp với bờ biển. Việc xác định vùng nội thủy nhằm quản lý các hoạt động vận tải và khai thác tài nguyên trong lãnh thổ quốc gia.

Tại Điều 8 trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển có quy định vùng nội thủy là các vùng nước ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Trong vùng nội thủy này, các tàu thuyền của nước ngoài không được phép xâm phạm vào dù bất kỳ lý do gì và mỗi quốc gia đều có quyền áp dụng những luật pháp riêng trong việc sử dụng vùng nội thủy và các tài nguyên trong vùng này theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Vùng nội thủy nằm trong không phận và thuộc chủ quyền của quốc gia

Vùng nội thủy nằm trong không phận và thuộc chủ quyền của quốc gia

Chế độ pháp lý vùng nội thủy

Chế độ pháp lý tại vùng nội thủy được quy định theo từng quốc gia và tại Việt Nam nó được quy định trong Điều 10 Luật biển Việt Nam 2012 với nội dung:

Nhà nước có quyền thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền của quốc gia.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 các tàu thuyền nếu có sự vi phạm mang tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải thì quốc gia đó có quyền tài phán hình sự (Quyền cho phép, nghiêm cấm, xét xử và thi hành)

Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng nội thủy?

Các quốc gia khác không có bất cứ quyền gì trong vùng nội thủy. Bởi lẽ, vùng nội thủy là vùng chỉ thuộc chủ quyền và được quản lý, quy định theo pháp luật riêng của quốc gia đó.

Tại điều 25 theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, các tàu thuyền nước ngoài không được phép vào vùng nội thủy nếu chưa tuân theo những điều kiện mà các tàu thuyền này buộc phải tuân theo. Nếu vi phạm quốc gia bị xâm phạm có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm này.

Việc khai thác tài nguyên tại vùng nội thủy phải tuân theo quy định pháp luật

Việc khai thác tài nguyên tại vùng nội thủy phải tuân theo quy định pháp luật

Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn như thế nào?

Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn bởi đường giáp với bờ biển thuộc đất liền và đường cơ sở.

  • Trong đó, đường cơ sở chính là đường được tính theo phương pháp trong Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển dùng để đo chiều rộng của lãnh hải. Đường cơ sở của Việt Nam được chính phủ Việt Nam xác định và công bố sau khi được phê chuẩn bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội.

  • Tuy nhiên, cần lưu ý khi đường cơ sở được kẻ theo đúng phương pháp nhưng các vùng nước được gộp vào vùng nội thủy trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại theo quy định tại Điều 52 Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển.

Dựa theo Điều 7 Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam vùng nội thủy quốc gia bao gồm: các vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi tại vị trí xa nhất của các công trình, thiết bị thường xuyên là hệ thống cảng.

Tuy nhiên việc giới hạn vùng nội thủy cũng phải dựa trên sự tính toán, cân nhắc đến những cửa sông, các vịnh, đảo. Theo đó, quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển có quy định như sau:

  • Nếu một con sông chảy ra biển mà không tạo thành vũng thì đường cơ sở quy định vùng nội thủy sẽ được tính là đường kẻ ngang cửa sông nối liền với các điểm ngoài cùng thấp nhất của ngấn nước thủy triều trên hai bờ con sông.

  • Nếu khoảng cách giữa các ngấn nước triều ở vị trí thấp nhất tại các điểm cửa vào tự nhiên của vịnh đã vượt quá 24 hải lý, thì đường cơ sở sẽ được kẻ thẳng một đường dài 24 hải lý ở phía trong vịnh để diện tích nước bên trong (vùng nội thủy) là tối đa nhất.

Trong khu vực vùng nước quần đảo, theo Điều 50 Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển, quốc gia đó có thể vạch ra những đường khép kín để hoạch định đường ranh giới nội thủy của mình theo đúng quy định tại Điều 9, 10, 11 trong cùng luật này.

Việt Nam có quyền tự do thiết lập và điều chỉnh các điều luật cho vùng nội thủy

Việt Nam có quyền tự do thiết lập và điều chỉnh các điều luật cho vùng nội thủy

Các quy định về vùng nội thủy của Việt Nam

Theo Luật biển Việt Nam, các quy định về vùng nội thủy như sau:

  • Tại Điều 9, nội thủy chính là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, nằm phía bên trong đường cơ sở và là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, nội thủy bao gồm: Vùng biển nội hải, các cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển, vùng nước nằm giữa đường bờ biển và đường cơ sở và vùng biển lịch sử (Điều 8 Luật Biên giới quốc phòng Việt Nam).

  • Tại điều 10, nhà nước có quyền thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thủy giống như vùng lãnh thổ đất liền. Hiểu cách khác, nhà nước chính là chủ thể có quyền lực tối cao quyết định các vấn đề về mọi mặt của vùng nội thủy và không có bất kỳ quốc gia nào có thể can thiệp vào.

  • Theo quy định tại điều 25 của Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển 1982, nếu tàu thuyền đi vào vùng nội thủy của Việt Nam khi không được phép, thì Việt nam có quyền thực thi các biện pháp để ngăn ngừa mọi sự vi phạm của các tàu thuyền này đối với luật pháp và sự an toàn toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

  • Tại điều 27, các tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ khi có lời mời từ Chính phủ Việt Nam hoặc làm theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia có tàu mang cờ, mới được phép đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay khu vực trú đậu nằm trong vùng nội thủy.

  • Tại Điều 29, trong vùng nội thủy của Việt Nam các phương tiện tàu ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng nổi trên mặt nước và có treo cờ quốc tịch ngoài trường hợp tàu ngầm được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam hoặc có sự thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà phương tiện đó treo cờ.

  • Tại Khoản 4 Điều 33, trong khu vực vùng nội thủy, nhà nước Việt Nam có đặc quyền thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền đang gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự trợ giúp.

  • Tại Điều 41, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền thực hiện truy đuổi các tàu thuyền nước ngoài đang ở trong vùng nội thủy đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.


Lực lượng tuần tra, kiểm soát phối hợp với ngư dân để nắm tình hình trên biển

Lực lượng tuần tra, kiểm soát phối hợp với ngư dân để nắm tình hình trên biển

Kết luận

Trên đây là vùng nội thủy là gì? và Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn thế nào? Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về vùng nội thủy của các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng và những quy định, chế độ pháp lý về vùng nội thủy của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

X