hieuluat

Công văn 2384/BTTTT-THH hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2384/BTTTT-THHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thành Hưng
    Ngày ban hành:28/07/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:28/07/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thông tin-Truyền thông
  • BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG

    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 2384/BTTTT-THH
    V/v hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đ cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh

    Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2015

     

    Kính gửi:

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Để thúc đẩy triển khai xây dựng đồng bộ Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng mẫu Đcương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đcương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (các tài liệu được đăng tải trên website Cục Tin học hóa tại địa chỉ http://aita.gov.vn).

    Trân trọng đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu, tham khảo các tài liệu trên để xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh của mình.

    Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học hóa) để được hướng dẫn, giải đáp.

    Trân trọng./.

     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Các Thứ tr
    ưởng;
    - Đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (qua email);
    - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua email);
    - Lưu: VT, THH (KH).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Nguyễn Thành Hưng

     

    MẪU ĐỀ CƯƠNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CẤP BỘ

    (Ban hành kèm theo Văn bản số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

    I. Mục đích và phạm vi áp dụng

    1. Mục đích xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ (các đối tượng khác nhau)

    2. Phạm vi áp dụng

    II. Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử của Bộ

    III. Định hướng xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ

    1. Chiến lược phát triển của ngành (lĩnh vực do Bộ quản lý)

    2. Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử trong phát triển ngành

    3. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ

    - Một số nguyên tắc đã hướng dẫn tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH.

    - Các nguyên tắc khác (bảo đảm tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng, các hệ thống thông tin hiện có, chuyển tiếp;…).

    IV. Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin

    1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của Bộ để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ.

    2. Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan (ngang, dọc).

    3. Danh Mục cơ sở dữ liệu dùng chung cấp Bộ (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung chính, cơ quan chủ trì,...)

    4. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan.

    V. Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ

    1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (trong đó phân tích mối quan hệ với Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam nêu tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

    2. Nền tảng triển khai Chính phủ điện tử cấp Bộ (LGSP), bao gồm mô tả các dịch vụ dùng chung, sự kết nối các hệ thống thông tin trong và ngoài Bộ.

    3. Mô tả chi tiết các thành Phần còn lại trong sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (trong đó có mô tả các hệ thống thông tin có quy mô phạm vi từ Trung ương đến địa phương và sự kết nối với các hệ thống thông tin của địa phương).

    4. Yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành Phần trong Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    5. Các yêu cầu đối với các thành Phần Kiến trúc ở mức lôgic (có thể phân cấp) và đề xuất các giải pháp triển khai.

    6. Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng Chính phủ điện tử trên nền tảng Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    7. Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính phủ điện tử cấp Bộ do Bộ ban hành.

    8. Lộ trình/kế hoạch/nguồn kinh phí và trách nhiệm triển khai các thành Phần trong Kiến trúc.

    VI. Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ

    1. Danh Mục các văn bản do Bộ ban hành để triển khai Chính phủ điện tử cấp Bộ

    Ví dụ như:

    - Quy trình quản lý đầu tư các bước phải phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (bao gồm nội dung, tiêu chí thẩm định thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công; đánh giá hiệu quả đầu tư so sánh phương án triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử độc lập và phương án triển khai trên nền tảng Chính phủ điện tử).

    - Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính phủ điện tử cấp Bộ do Bộ ban hành.

    - Ban hành danh Mục các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp Bộ.

    2. Trách nhiệm đơn vị chuyên trách CNTT

    - Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    - Tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    - Thẩm định, kiểm tra, đôn đốc tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    - Phối hợp với các cơ quan khác trong việc hỗ trợ, hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ.

    - …

    3. Trách nhiệm các cơ quan khác (tuân thủ Kiến trúc; bảo đảm Điều kiện, nguồn lực để duy trì, cập nhật Kiến trúc;…)

    Danh Mục tài liệu tham chiếu

     

    MẪU ĐỀ CƯƠNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH

    (Ban hành kèm theo Văn bản số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

    I. Mục đích và phạm vi áp dụng

    1. Mục đích xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh (các đối tượng khác nhau)

    2. Phạm vi áp dụng

    II. Hiện trạng phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh

    III. Định hướng xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

    1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

    2. Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính quyền điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

    3. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

    - Một số nguyên tắc đã hướng dẫn tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH.

    - Các nguyên tắc khác (bảo đảm tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng, các hệ thống thông tin hiện có, chuyển tiếp;…).

    IV. Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin

    1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của tỉnh để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ.

    2. Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan (ngang, dọc).

    3. Danh Mục cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung chính, cơ quan chủ trì,...)

    4. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan.

    V. Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh

    1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (trong đó phân tích mối quan hệ với Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam nêu tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

    2. Nền tảng triển khai Chính quyền điện tử cấp tỉnh (LGSP), bao gồm mô tả các dịch vụ dùng chung, sự kết nối các hệ thống thông tin trong và ngoài tỉnh.

    3. Mô tả chi tiết các thành Phần còn lại trong sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    4. Yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành Phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    5. Các yêu cầu đối với các thành Phần Kiến trúc ở mức lôgic (có thể phân cấp) và đề xuất các giải pháp triển khai.

    6. Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng Chính quyền điện tử trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    7. Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.

    8. Lộ trình/kế hoạch/nguồn kinh phí và trách nhiệm triển khai các thành Phần trong Kiến trúc.

    VI. Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh

    1. Danh Mục các văn bản do UBND tỉnh ban hành để triển khai Chính quyền điện tử cấp tỉnh

    Ví dụ như:

    - Quy trình quản lý đầu tư các bước phải phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (bao gồm nội dung, tiêu chí thẩm định thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công; đánh giá hiệu quả đầu tư so sánh phương án triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử độc lập và phương án triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử).

    - Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.

    - Ban hành danh Mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.

    2. Trách nhiệm Sở Thông tin và Truyền thông

    - Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    - Tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    - Thẩm định, kiểm tra, đôn đốc tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    - Phối hợp với các cơ quan khác trong việc hỗ trợ, hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

    - …

    3. Trách nhiệm các cơ quan khác (tuân thủ Kiến trúc; bảo đảm Điều kiện, nguồn lực để duy trì, cập nhật Kiến trúc;…)

    Danh Mục tài liệu tham chiếu

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X