ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH ---------------------- Số: 16/2016/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- Trà Vinh, ngày 11 tháng 05 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
-----------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 213/TTr-STTTT-BCXB ngày 02/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đồng Văn Lâm |
VÀ MẠNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định này quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
b) Các nội dung khác liên quan đến việc thiết lập, quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin điện tử trên mạng Internet không điều chỉnh tại Quy định này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc có liên quan đến việc thiết lập, quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
b) Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thông tin điện tử trên mạng Internet trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin trên mạng (thông tin điện tử) là thông tin được lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lý thông tin qua mạng.
2. Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
6. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
7. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
8. Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ.
9. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
10. An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
11. An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (gọi tắt là Nghị định 72/2013/NĐ-CP).
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thông tin điện tử trên mạng Internet trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động thông tin điện tử trên mạng Internet theo quy định pháp luật.
Chương II
1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải có giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thiết lập các Trang thông tin điện tử không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép vẫn phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet (tên miền), các quy định có liên quan tại Quy định này và các quy định pháp luật về quản lý thông tin điện tử trên mạng Internet.
4. Trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin:
a) Tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử.
b) Tên cơ quan chủ quản (nếu có).
c) Địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ.
d) Tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung.
Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, mạng xã hội, ngoài việc cung cấp các thông tin được quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này còn phải ghi rõ số giấy phép đang còn hiệu lực, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp phép.
5. Sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có hiệu lực mà các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thiết lập thì giấy phép không còn giá trị.
6. Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp giấy phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì phải thực hiện các thủ tục như cấp mới theo quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội (gọi tắt là Thông tư 09/2014/TT-BTTTT) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển giao. Hồ sơ cấp phép, ngoài các văn bản quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT, phải kèm theo bản gốc giấy phép đã được cấp.
1. Việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ, báo chí, xuất bản.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi thực hiện việc quản lý hoặc tham gia các hoạt động thiết lập, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc phát tán trên mạng Internet.
3. Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước phải có đầy đủ những mục thông tin theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Nghị định 43/2011/NĐ-CP) và các văn bản khác có liên quan.
4. Các trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh chỉ được trích dẫn lại thông tin từ các nguồn tin chính thức và phải thực hiện đảm bảo các yêu cầu:
a) Phải được sự chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức cung cấp thông tin.
b) Trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức; ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
c) Không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).
1. Trang thông tin điện tử tổng hợp. Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, mạng xã hội khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
2. Mạng xã hội. Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, trang thông tin điện tử tổng hợp nếu thiết lập mạng xã hội phải đề nghị cấp phép như đối với mạng xã hội.
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những nội dung thông tin do mình cung cấp.
1. Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho các đối tượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT.
2. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí tại địa phương và có văn bản (kèm theo hồ sơ) đề nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp giấy phép.
3. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT.
Chương III
1. Hướng dẫn các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động thông tin điện tử trên mạng Internet theo đúng quy định hiện hành.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Internet và thông tin điện tử, nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức và phổ cập kiến thức về Internet trong nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin điện tử trên mạng Internet trên địa bàn tỉnh.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển Internet và thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện của tỉnh và Trung ương.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hoặc đột xuất) theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông về lĩnh vực quản lý nhà nước về thông tin điện tử.
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng Internet; chủ động phòng ngừa lộ, lọt bí mật nhà nước.
2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng an toàn, an ninh thông tin trên mạng Internet; hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng Internet trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác quản lý trong hoạt động thông tin điện tử trên Internet. Kịp thời thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm để xử lý theo thẩm quyền.
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cho học sinh, sinh viên. Triển khai các biện pháp cảnh báo, ngăn chặn, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên về tác động tiêu cực của nội dung thông tin, ứng dụng có hại trên Internet.
2. Phổ cập kiến thức về Internet, xây dựng kế hoạch nhằm đưa Internet và thông tin điện tử đến với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào khmer sinh sống.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên về thông tin điện tử đảm bảo việc cung cấp thông tin, quản lý và sử dụng thông tin trên Internet đúng theo quy định của pháp luật.
1. Tăng cường phổ biến các quy định pháp luật về cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị quản lý nhằm nâng cao ý thức, hiệu quả sử dụng thông tin trên mạng.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh triển khai thực hiện quản lý việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị mình, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin.
1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử trên Internet tại địa phương.
3. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin điện tử trên Internet tại địa phương.
1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng Internet có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về thiết lập, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng Internet trong phạm vi hệ thống thông tin của mình.
3. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chủ động thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử trên Internet để kịp thời ngăn chặn, khắc phục.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp:
a) Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) và đột xuất theo yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Nội dung báo cáo theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2014/TT-BTTTT.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thiết lập mạng xã hội:
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
b) Nội dung báo cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 09/2014/TT-BTTTT.
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.