ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- Số: 2260/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng05 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
--------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch công nghệ thông tin Thành phố đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 09/TTr-STTTT ngày 19 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND.TP; - TTUB: CT, các PCT; - VPUB: các PVP; - Các Phòng CV; TTCB; - Lưu: VT, (CNN/Đ) MH | KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thanh Liêm |
KẾ HOẠCH
2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của ỦGIAI ĐOẠNy ban nhân dân Thành phố)
1. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố làm cơ sở để phục vụ cải cách hành chính, triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử), nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số ngành lĩnh vực tại Thành phố để hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thông minh.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các văn bản chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ các văn bản, tài liệu có độ mật) được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử;
- 100% quận, huyện, 80% sở, ban, ngành có hệ thống thông tin tác nghiệp trong hoạt động quản lý; triển khai thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử);
- Mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình đến các xã vùng xa (thuộc huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè).
- Hoàn thiện phần mềm một cửa tại đơn vị; kết nối với phần mềm tác nghiệp chuyên ngành, cổng thông tin điện tử và các thiết bị tra cứu phục vụ việc tra cứu hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
- 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, 4 đối với danh mục nhóm các dịch vụ công được ưu tiên theo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước.
- 100% cán bộ công chức tại các sở, ngành quận, huyện, phường, xã, thị trấn sử dụng thư điện tử thành phố giao dịch nội bộ cơ quan và bên ngoài qua hệ thống thư điện tử của Thành phố;
- 100% các trạm y tế phường, xã kết nối với Hệ thống thông tin y tế Thành phố thông qua mạng thông tin y tế công cộng; 50% các bệnh viện quận; huyện và Thành phố có hệ thống thông tin bệnh viện và kết nối với Hệ thống thông tin y tế Thành phố thông qua mạng thông tin y tế điều trị; 100% các cơ quan bảo hiểm xã hội của Thành phố và quận huyện kết nối với Hệ thống thông tin y tế Thành phố thông qua mạng thông tin bảo hiểm y tế.
- 100% các trường học và Sở Giáo dục và Đào tạo có hệ thống thông tin giáo dục và kết nối với Hệ thống thông tin giáo dục Thành phố thông qua mạng thông tin giáo dục học đường;
- 100% các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chính (đường giao thông, mạng lưới cấp thoát nước, nhà cao tầng, mạng viễn thông...) được tạo lập dữ liệu số hóa.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và ứng dụng Công nghệ thông tin trong điều khiển để giảm thời gian ùn tắc giao thông; cơ bản hình thành hệ thống giao thông thông minh.
- Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý khiếu nại tố cáo; liên thông kết nối thông tin về khiếu nại tố cáo giữa quận, huyện và các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố.
1. Phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin và an toàn an ninh thông tin
a) Các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Thực hiện chuẩn hóa, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tại đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin của Thành phố;
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 553/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Thường xuyên rà soát, nâng cấp hệ thống Mạng băng thông rộng của thành phố (Metronet) đảm bảo vận hành ổn định cho hệ thống phần mềm ứng dụng triển khai tập trung trên hệ thống Trung tâm dữ liệu của Thành phố, đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp và liên thông kết nối dữ liệu giữa các đơn vị;
- Chủ trì tổ chức triển khai chữ ký số chuyên dùng tại các cơ quan nhà nước Thành phố nhằm bảo đảm tính pháp lý của văn bản trao đổi và an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
2. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước
a) Các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Đảm bảo 100% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử thành phố để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
- Hoàn thiện các phần mềm phục vụ chỉ đạo điều hành như phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành, khiếu nại tố cáo, lịch công tác,... tại tất cả các cơ quan nhà nước kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) theo hướng hiệu quả hơn.
- Tập trung triển khai các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp như đất đai - xây dựng, bảo hiểm, hộ tịch, thuế, hải quan,...
b) Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho các cuộc họp giữa Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố với các sở, ngành quận, huyện và giữa các Sở với các quận, huyện nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại. Tiếp tục mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến đến các xã, thị trấn thuộc các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè.
- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai liên thông hệ thống quản lý văn bản từ Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đến các Sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời giữa các cấp chính quyền; tiến đến xây dựng một hệ thống Chính quyền điện tử trên địa bàn Thành phố hoạt động có hiệu quả.
c) Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng và ISO điện tử trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch triển khai ISO điện tử thực hiện theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp
a) Các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Hoàn thiện Trang thông tin điện tử, cung cấp thường xuyên, đầy đủ các nội dung thông tin theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Hoàn thiện phần mềm một cửa tại đơn vị, kết nối với phần mềm tác nghiệp chuyên ngành, cổng thông tin điện tử và các thiết bị tra cứu phục vụ việc tra cứu hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
- Chủ động phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến kết hợp với dịch vụ nhận và chuyển phát hồ sơ qua bưu điện.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống “Một cửa điện tử” của Thành phố nhằm phục vụ cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính của Thành phố đến người dân và doanh nghiệp.
- Hướng dẫn các đơn vị triển khai các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
- Triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước.
c) Ban Tiếp công dân Thành phố
Chủ trì tổ chức triển khai hệ thống quản lý khiếu nại tố cáo liên cơ quan: Ban Tiếp công dân (Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố), Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng nhằm theo dõi tình hình xử lý khiếu kiện của người dân, liên thông kết nối thông tin về khiếu nại tố cáo giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố.
4. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong một số ngành, lĩnh vực hướng tới đô thị thông minh
a) Giảm ùn tắc giao thông
Sở Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thực hiện:
- Xây dựng khung kiến trúc tổng thể ngành giao thông vận tải Thành phố.
- Triển khai hệ thống camera giám sát giao thông phục vụ công tác phát hiện các sự cố giao thông tự động (ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ngập nước, thời tiết xấu,...). Xây dựng hệ thống cung cấp tình hình giao thông và các thông tin giao thông (tốc độ, tình trạng phân luồng, điều tiết giao thông, rào chắn, các tuyến bị ngập nước, kẹt xe, tai nạn...). Nâng cấp bổ sung hệ thống điều khiển bảng thông tin giao thông điện tử trên địa bàn Thành phố.
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ xây dựng hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống tính toán mô phỏng giao thông và hệ thống thông tin giao thông. Hình thành Trung tâm quản lý điều hành giao thông làm đầu mối kết nối toàn bộ hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu và trong tương lai như hệ thống vận tải hành khách công cộng, đường cao tốc đô thị, hệ thống thu phí, các bãi đậu xe, hệ thống cân tự động, hệ thống xử phạt qua hình ảnh, hệ thống quản lý vận tải....
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng giao thông; triển khai công cụ thu thập, tích hợp, quản lý và cung cấp dữ liệu chuyên đề giao thông trên bản đồ số.
b) Chống ngập và ứng phó biến đổi khí hậu
Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố chủ trì thực hiện:
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, trung tâm tính toán, quản lý thoát nước đô thị và điều hành chống ngập và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu mạng lưới thoát nước trên nền số hóa và xây dựng mô hình quản lý thông tin tích hợp tổng kiểm soát bao gồm Hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống điều khiển thu thập dữ liệu (SCADA), phần mềm mô phỏng ngập lụt để quản lý giám sát hoạt động thoát nước đô thị, hỗ trợ cảnh báo diễn biến ngập phục vụ điều hành chống ngập.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về khí tượng, thủy văn phục vụ công tác quản lý thoát nước đô thị và điều hành chống ngập; xây dựng bản đồ cảnh báo rủi ro ngập lụt.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức ứng dụng CNTT để quản lý dữ liệu biến đổi khí hậu và tính toán theo dõi phát thải khí nhà kính để phục vụ quản lý trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.
c) Giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thực hiện:
- Xây dựng kiến trúc tổng thể ngành giáo dục - đào tạo: kiến trúc, các chuẩn, tiêu chí cho việc liên thông kết nối và tích hợp.
- Xây dựng hạ tầng phục vụ ứng dụng Công nghệ thông tin cho ngành giáo dục Thành phố bao gồm hoàn chỉnh hạ tầng Công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục các quận, huyện và trường học các cấp theo mô hình hình thành hệ thống hạ tầng dùng chung trong ngành.
- Triển khai một mạng thông tin quản lý giáo dục thống nhất với đầu mối tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho công tác quản lý thông tin giáo dục và đào tạo ở các phòng, ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục quận, huyện và các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành: phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo về tình hình giáo dục và đào tạo tại Thành phố;... và các hệ thống phục vụ quản lý: hệ thống họp trực tuyến; thẻ học sinh điện tử;...
- Xây dựng và triển khai các hệ thống phục vụ cho công tác dạy và học sau: Cổng thông tin điện tử tích hợp dành cho các đối tượng giáo viên, học sinh và phụ huynh phục vụ cho công tác dạy và học; Kênh giao tiếp giữa nhà trường với giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua cổng thông tin, hệ thống thư điện tử và hệ thống tin nhắn trên các thiết bị di động.
d) Y tế
Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện:
- Xây dựng hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT cho ngành y tế Thành phố bao gồm hoàn chỉnh hạ tầng CNTT tại Sở Y tế, các bệnh viện quận huyện và trung tâm y tế dự phòng quận, huyện theo mô hình hình thành hệ thống hạ tầng dùng chung trong ngành.
- Xây dựng và triển khai một mạng thông tin quản lý y tế thống nhất với đầu mối tại Sở Y tế, phục vụ cho công tác quản lý y tế ở các phòng ban chuyên môn của Sở Y tế và các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành như: Quản lý người hành nghề và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố; Quản lý cấp giấy phép và theo dõi hoạt động của các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm; Quản lý, tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo về tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình tại Thành phố;
- Xây dựng hệ thống báo cáo, thống kê y tế qua mạng trong lĩnh vực khám chữa bệnh theo định dạng dữ liệu thống nhất và sử dụng các chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
- Triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị tại các bệnh viện tại thành phố - y tế điện tử và triển khai mạng y tế công cộng trên toàn thành phố.
- Kết nối, trao đổi dữ liệu giữa hệ thống thông tin của Bảo hiểm xã hội và hệ thống thông tin y tế nhằm phục vụ quản lý, giám sát thanh toán Bảo hiểm y tế; giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân.
e) Quản lý hạ tầng và phát triển đô thị
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên quan triển khai GIS nền địa chính, địa hình dùng chung cho Thành phố.
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp các đơn vị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng trên địa bàn thành phố, hiện đại hóa hệ thống thông tin và tự động hóa thao tác nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong ngành xây dựng, hỗ trợ hiệu quả thực hiện Chương trình đột phá của Thành phố về chỉnh trang và phát triển đô thị.
- Các Sở, Ban, ngành Thành phố triển khai các phần mềm ứng dụng, tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong phạm vi quản lý của mình về hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền Hệ thống thông tin địa lý (GIS) thống nhất, bao gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu địa hình, dữ liệu về công trình xây dựng, giao thông, mạng viễn thông, cấp thoát nước, công viên cây xanh, các công trình ngầm... làm cơ sở để khai thác phục vụ công tác quản lý, quy hoạch phát triển đô thị.
g) Hộ tịch
Sở Tư pháp tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch đáp ứng các yêu cầu về trình tự, thủ tục và biểu mẫu của Luật Hộ tịch, phục vụ công tác quản lý nhà nước về hộ tịch tại Thành phố.
h) Kinh tế
- Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp (dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, dữ liệu đầu tư nước ngoài, dữ liệu thuế, dữ liệu lao động nước ngoài) tại các sở, ngành, hình thành kho dữ liệu dùng chung, đồng bộ và thống nhất toàn thành phố theo mô hình tập trung.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thông tin, tạo kênh trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình xử lý hồ sơ của doanh nghiệp; tạo lập cơ sở dữ liệu các vấn đề đã được xử lý để giảm thời gian gửi văn bản giữa các sở, ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp để phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư tốt hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
5. Ứng dụng CNTT trong đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy và cứu nạn cứu hộ
Công an Thành phố nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm công nghệ cao gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố nghiên cứu ứng dụng triển khai Hệ thống phần mềm quản lý toàn diện các mặt công tác phòng cháy chữa cháy; tích hợp, đồng bộ và tối ưu hóa các hệ thống Công nghệ thông tin nhằm xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy đáp ứng yêu cầu là Trung tâm tiếp nhận và xử lý mọi thông tin liên quan đến cháy, nổ, tai nạn, sự cố và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Giải pháp tổ chức
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với công tác ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Người đứng đầu các cấp, các cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin tại các đơn vị sở, ban, ngành, quận, huyện. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ngành công nghệ thông tin tại các đơn vị.
2. Giải pháp về nhân lực
- Thường xuyên tổ chức tập huấn về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện.
- Tổ chức đào tạo công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị của thành phố.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, truyền thông theo nhu cầu của các sở, ban, ngành, quận, huyện.
- Tập trung xây dựng lực lượng chuyên trách về an toàn thông tin của thành phố. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về quản trị mạng, bảo mật mạng, an toàn và an ninh thông tin cho đội ngũ chuyên viên phụ trách quản lý mạng công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, quận, huyện.
- Triển khai thực hiện chức danh công nghệ thông tin theo đề án vị trí việc làm của các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã; xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực cho vị trí này.
3. Giải pháp tài chính
- Đảm bảo cấp vốn từ ngân sách thành phố hằng năm (tập trung, sự nghiệp) đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các hệ thống ứng dụng dùng chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh thực hiện hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
- Đẩy mạnh thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
4. Giải pháp môi trường chính sách
- Ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống dùng chung của thành phố như hệ thống một cửa điện tử thành phố, Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng, chia sẻ và sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung,...
- Rà soát các văn bản quy định; chuẩn hóa các quy trình, biểu mẫu liên quan đến các hệ thống các phần mềm ứng dụng dùng chung.
- Ban hành quy định về hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ lương, thưởng, phụ cấp phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức công nghệ thông tin của thành phố.
5. Giải pháp triển khai
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải xác định xây dựng Chính quyền điện tử là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng để thực hiện xây dựng đô thị thông minh; chịu trách nhiệm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả hơn.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nội dung quan trọng và đưa ngay vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Thành phố. Các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực của các quận, huyện, Sở, ban, ngành phải gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.
- Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm triển khai trong các năm qua, Thành phố sẽ triển khai nghiên cứu xây dựng kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin cho toàn Thành phố, làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai hoàn chỉnh các hệ thống thông tin của Thành phố.
- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai kế hoạch này với chương trình cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại các đơn vị.
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội. Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong ứng dụng công nghệ thông tin.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí theo kế hoạch hàng năm để thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch; hướng dẫn các đơn vị thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và hàng năm trong phạm vi quản lý của mình.
- Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung Kế hoạch; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hàng quý và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết thúc đẩy thực hiện Kế hoạch; Tổ chức sơ kết hàng năm thực hiện Chương trình để rút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện./.