THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 893/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015 |
VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ AN TOÀN THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng;
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Đến năm 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin tạo được tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thông tin với các kết quả cụ thể là:
1. Dưới 50% các sự cố mất an toàn thông tin xảy ra vì lý do bắt nguồn từ nhận thức yếu kém về các nguy cơ mất an toàn thông tin của con người;
2. Trên 50% người sử dụng nói chung, trên 60% học sinh và trên 70% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cơ bản phòng tránh mất an toàn thông tin; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin;
3. Trên 80% công chức, viên chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng đơn giản để bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
4. Trên 80% cán bộ, công nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin; trách nhiệm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin;
5. Trên 90% phóng viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất an toàn thông tin; xu hướng và tình hình mất an toàn thông tin tại Việt Nam và trên thế giới.
1. Nhiệm vụ 1: Định hướng hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án.
a) Xây dựng định hướng và hướng dẫn thực hiện các hoạt động tuyên truyền chung hàng năm của Đề án;
b) Xây dựng, biên tập tài liệu tuyên truyền sử dụng chung cho các đối tượng và theo chủ đề, chuyên đề phù hợp với từng nhóm đối tượng thuộc phạm vi Đề án;
c) Xây dựng, vận hành và bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống lưu trữ, chia sẻ và quảng bá các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi Đề án.
2. Nhiệm vụ 2: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục.
a) Rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu giáo dục về an toàn thông tin lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng lớp học, bậc học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông);
b) Tổ chức các cuộc thi về an toàn thông tin cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
3. Nhiệm vụ 3: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội.
a) Mở chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện các nội dung tuyên truyền;
b) Sản xuất phóng sự, chương trình, trao đổi, đối thoại trên hệ thống phát thanh, truyền hình;
c) Đưa tin, bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội;
d) Tổ chức tập huấn, phổ biến cho đội ngũ phóng viên công nghệ thông tin về các nội dung của Đề án.
4. Nhiệm vụ 4: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin qua các hệ thống thông tin cơ sở.
a) Tuyên truyền theo từng điểm, các địa điểm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ mạng hoặc thiết bị công nghệ thông tin; áp dụng với các khu vực có đông người sử dụng mạng, tại các điểm sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy nhập Internet công cộng;
b) Tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức nhà nước các cấp.
5. Nhiệm vụ 5: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin qua các phương thức khác.
a) Xây dựng, vận hành tổng đài hỗ trợ, tư vấn an toàn thông tin cho người sử dụng thiết bị công nghệ thông tin;
b) Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền;
c) Tổ chức các sự kiện thường niên và các đợt sự kiện theo tuần, tháng về an toàn thông tin, kết hợp với tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm;
d) Tổ chức đánh giá, công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu để tổ chức, cá nhân biết và sử dụng;
đ) Phối hợp cùng các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin trong khu vực và quốc tế.
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án từ các nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.
2. Cơ chế tài chính:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các Bộ, Ban, ngành, cơ quan trung ương thực hiện;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc địa phương thực hiện;
c) Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện.
3. Huy động các nguồn kinh phí của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Nhiệm vụ 1 và Nhiệm vụ 5 của Đề án;
b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương thực hiện Nhiệm vụ 3 của Đề án;
c) Chủ trì thực hiện khảo sát hàng năm về nhận thức và hiện trạng an toàn thông tin tại Việt Nam;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết và định kỳ hàng năm báo cáo công tác triển khai Đề án;
đ) Chủ trì, phối hợp làm đầu mối hợp tác quốc tế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Nhiệm vụ 2 của Đề án;
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí khác:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Nhiệm vụ 3 của Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình;
b) Chủ động bố trí chuyên mục, kênh phát sóng, thời gian phát sóng chương trình an toàn thông tin thích hợp để thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều đối tượng cần tuyên truyền;
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện và phối hợp thực hiện hoạt động tuyên truyền trong phạm vi cơ quan, đơn vị của mình.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc địa bàn quản lý thực hiện Nhiệm vụ 3 của Đề án;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Nhiệm vụ 4 của Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình;
c) Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án theo quy định;
d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
7. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án trong các cơ quan, đơn vị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành viên các cấp.
8. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nội dung a) của Nhiệm vụ 4 của Đề án;
b) Các cơ sở Đoàn đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến về an toàn thông tin vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm;
c) Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu để thanh thiếu niên trao đổi, phản ánh, đề xuất sáng kiến về an toàn thông tin;
d) Bổ sung hạng mục giải thưởng về an toàn thông tin trong cơ cấu của các giải thưởng về khoa học và công nghệ do Trung ương Đoàn tổ chức;
đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan của Đề án trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Học viện.
10. Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam:
Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện khảo sát hàng năm về nhận thức, hiện trạng an toàn thông tin tại Việt Nam và triển khai các công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan của Đề án.
11. Tổ chức chính trị - xã hội, hội, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cá nhân, đơn vị và hội viên của mình các nội dung tuyên truyền theo Đề án này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; - Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục; - Lưu: Văn thư, KGVX(3b).HMT. | THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |