BỘ Y TẾ ------- Số: 932/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2016 |
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/08/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp chỉ đạo); - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lưu: VT, CNTT(2). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quang Cường |
HƯỚNG DẪN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 932/QĐ-BYT ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởTHÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNGng Bộ Y tế)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
a) Phạm vi Điều chỉnh
Quyết định này hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) về:
- Chức năng hệ thống phần mềm quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý nội bộ: Quản lý tiêm chủng; quản lý bệnh truyền nhiễm; quản lý bệnh không lây nhiễm; quản lý kiểm dịch y tế; quản lý sức khỏe trường học; quản lý giám sát vệ sinh, chất lượng nguồn nước; quản lý phòng, chống tai nạn thương tích; quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý xét nghiệm; quản lý kho thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất; quản lý chỉ đạo tuyến; quản lý văn bản và Điều hành; quản lý nhân sự; quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
- Chức năng trang thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử.
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
- Nhân lực công nghệ thông tin.
b) Đối tượng áp dụng
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh căn cứ vào Điều kiện cụ thể để áp dụng Hướng dẫn này cho phù hợp với thực tế của đơn vị.
a) Đầu tư xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cần hướng tới quản lý tổng thể, thống nhất.
b) Thiết kế hệ thống phần mềm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cần mang tính mở, thuận tiện cho việc bảo hành, bảo trì và nâng cấp.
c) Khuyến khích sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
d) Hệ thống phần mềm quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý nội bộ phải đảm bảo liên thông dữ liệu giữa các tuyến, có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác trong ngành Y tế, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước.
đ) Các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đảm bảo nhân lực để quản lý, vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
a) Quản lý thông tin theo đối tượng tiêm chủng
- Mỗi đối tượng tiêm chủng được quản lý bằng một mã định danh duy nhất trên toàn hệ thống, không trùng lặp.
- Hệ thống quản lý được danh sách lịch tiêm của cơ sở và lịch hẹn tiêm của các đối tượng tiêm chủng theo thời gian.
- Hệ thống quản lý được thông tin khám sàng lọc của đối tượng tiêm chủng.
- Quản lý thông tin lịch sử tiêm chủng của đối tượng gồm các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ, tiêm chủng theo chiến dịch, thông tin phản ứng sau tiêm của đối tượng trên từng mũi tiêm.
- Hệ thống cho phép quản lý danh sách, tra cứu thông tin đối tượng tiêm chủng trên toàn tỉnh.
b) Hệ thống cho phép cập nhật thông tin, số liệu tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
a) Hệ thống quản lý được thông tin, số liệu tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm, báo cáo hoạt động phòng chống dịch và báo cáo ổ dịch của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
b) Hệ thống cho phép ghi nhận báo cáo trường hợp bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh và có khả năng thông báo, lọc dữ liệu trùng khớp của ca bệnh từ các tuyến.
c) Hệ thống có các chức năng nhập số liệu đảm bảo đủ thông tin để kết xuất báo cáo theo mẫu quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi là Thông tư 54/2015/TT-BYT).
d) Khuyến khích xây dựng các chức năng thể hiện thông tin trên bản đồ số hỗ trợ theo dõi, dự báo, cảnh báo dịch bệnh.
a) Hệ thống cho phép cập nhật thông tin, số liệu tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và báo cáo hoạt động phòng, chống và kiểm soát bệnh không lây nhiễm của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Trung tâm Y tế huyện; Bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
b) Hệ thống cho phép ghi nhận các trường hợp bệnh trên địa bàn tỉnh và có khả năng thông báo, lọc dữ liệu trùng khớp của ca bệnh từ các tuyến.
c) Các chức năng nhập số liệu đảm bảo đủ thông tin phục vụ tổng hợp, tính toán kết quả các chỉ số theo Quyết định số 2180/QĐ-BYT ngày 28/06/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ chỉ số theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
d) Khuyến khích xây dựng hệ thống có chức năng hỗ trợ theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả của các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
a) Hệ thống cho phép liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
b) Các chức năng nhập số liệu đảm bảo đủ thông tin theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế (sau đây gọi là Thông tư 15/2014/TT-BYT).
c) Hệ thống cho phép cập nhật, quản lý báo cáo kiểm dịch y tế định kỳ và đột xuất.
a) Hệ thống cần quản lý được thông tin sức khỏe cho từng học sinh, tối thiểu phải có các thông tin: Hành chính; diễn biến sức khỏe; các bệnh đã mắc; khám sức khỏe định kỳ.
b) Các chức năng nhập số liệu đảm bảo đủ thông tin để kết xuất các bảng kiểm đánh giá theo mẫu được quy định:
- Bảng kiểm đánh giá công tác y tế trường học theo mẫu tại Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 28/04/2011 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Thông tư liên tịch 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT);
- Bảng đánh giá công tác y tế cơ sở giáo dục mầm non theo mẫu tại Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/06/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là Thông tư liên tịch 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT).
a) Hệ thống cho phép cập nhật thông tin, số liệu báo cáo kiểm tra chất lượng nước tại: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm y tế huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn; cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh.
b) Hệ thống cần quản lý được chỉ tiêu, kết quả kiểm tra chất lượng nước theo bộ chỉ tiêu được quy định tại:
- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế;
- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.
c) Các chức năng nhập số liệu đảm bảo đủ thông tin để kết xuất báo cáo theo mẫu tại Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt (sau đây gọi là Thông tư 50/2015/TT-BYT).
d) Khuyến khích xây dựng các chức năng hỗ trợ giám sát vệ sinh, chất lượng nguồn nước trên bản đồ số.
a) Hệ thống cần quản lý đầy đủ thông tin trong phiếu tai nạn, thương tích được quy định tại Phụ lục 1 Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 22/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bổ sung biểu mẫu về tai nạn thương tích vào hệ thống biểu mẫu của ngành y tế (sau đây gọi là Quyết định 25/QĐ-BYT).
b) Hệ thống cần kết xuất và in được mẫu phiếu tai nạn, thương tích được quy định tại Phụ lục 1 Quyết định 25/QĐ-BYT.
a) Hệ thống cho phép cập nhật báo cáo hoạt động y tế các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh.
b) Hệ thống quản lý được: Hồ sơ vệ sinh lao động; kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động; hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/06/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi là Thông tư 19/2011/TT-BYT).
c) Hệ thống cần kết xuất và in được: Hồ sơ vệ sinh lao động; hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động; báo cáo hoạt động y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư 19/2011/TT-BYT.
a) Hệ thống cho phép tiếp nhận yêu cầu xét nghiệm, thông tin mẫu xét nghiệm từ các khoa, phòng trong trung tâm.
b) Quản lý thông tin các mẫu xét nghiệm: tên xét nghiệm; ngày giờ yêu cầu; ngày giờ lấy mẫu; ngày giờ thực hiện; người thực hiện; kết quả của xét nghiệm; ngày giờ trả kết quả; người nhập liệu và các thông tin liên quan khác.
c) Hệ thống phải kết xuất và in được phiếu kết quả xét nghiệm.
d) Khuyến khích xây dựng các chức năng kết nối với các máy xét nghiệm để kết xuất kết quả trực tiếp.
a) Quản lý thông tin thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất
- Quản lý danh sách thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất thống nhất trong toàn trung tâm.
- Hệ thống quản lý được thông tin về hạn sử dụng và có chức năng cảnh báo thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất sắp hết hạn sử dụng.
b) Quản lý xuất nhập tại kho
- Hệ thống có chức năng quản lý nhập thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất vào kho từ các đầu vào khác nhau (từ nhà cung cấp, trả lại từ khoa phòng).
- Có chức năng cập nhật thông tin, số liệu cho hoạt động xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất từ kho như xuất trả nhà cung cấp; xuất khoa phòng; xuất để phòng dịch; xuất hủy; xuất thanh lý; xuất mất, hỏng, vỡ.
- Hệ thống phải kết xuất và in được các phiếu nhập xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất.
c) Quản lý cấp phát thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất
- Hệ thống có các màn hình nhập số liệu cấp phát thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất theo kế hoạch, chương trình hoạt động.
- Quản lý được việc nhập, xuất và cấp phát thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất theo các nguồn kinh phí khác nhau như: nguồn ngân sách, nguồn viện trợ, nguồn chương trình.
Hệ thống cho phép quản lý thông tin về chương trình, kế hoạch hoạt động chỉ đạo tuyến, báo cáo kết quả các hoạt động như đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tuyến dưới; truyền thông, thông tin, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng; dinh dưỡng; an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật nêu tại Công văn số 1036/BTTTT-THH ngày 10/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với hệ thống quản lý văn bản và Điều hành.
a) Hệ thống cần quản lý được thông tin trong sơ yếu lý lịch cán bộ, nhân viên.
b) Quản lý thông tin quá trình đào tạo, quá trình công tác, diễn biến chức vụ, diễn biến lương, phụ cấp của cán bộ, nhân viên.
c) Cho phép tra cứu được thông tin tiểu sử bản thân của cán bộ, nhân viên (quá trình công tác, quá trình đào tạo, gia cảnh, đi nước ngoài...).
d) Quản lý chấm công: Chấm công theo tháng, chấm công thêm giờ.
đ) Cho phép các chức năng khác trong hệ thống sử dụng các thông tin cần thiết về nhân sự.
a) Hệ thống cần quản lý được thông tin trong lý lịch khoa học của nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
b) Quản lý thông tin chi tiết các đề tài nghiên cứu khoa học.
c) Quản lý danh sách, thông tin chi tiết các đề tài được đề xuất, đề tài được xét duyệt, đề tài được nghiệm thu.
a) Cung cấp công cụ phân tích, thống kê và kết xuất số liệu báo cáo; số liệu được kết xuất dưới dạng file thông dụng (.doc, .docx, .xls, .pdf...); người dùng có thể in trực tiếp báo cáo từ hệ thống hoặc từ file dữ liệu kết xuất.
b) Hệ thống cần kết xuất và in được báo cáo theo các hoạt động được quản lý, gồm:
- Báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại Thông tư 54/2015/TT-BYT, ngoài ra hệ thống cần cung cấp các biểu mẫu báo cáo sử dụng trong Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm;
- Báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế tại Thông tư 15/2014/TT-BYT;
- Báo cáo giám sát vệ sinh, chất lượng nguồn nước quy định tại Thông tư 50/2015/TT-BYT;
- Báo cáo hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm;
- Báo cáo hoạt động tiêm chủng theo các mẫu quy định của Chương trình Tiêm chủng mở rộng;
- Báo cáo quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng;
- Báo cáo về nhân sự theo các mẫu quy định của Bộ Nội vụ và mẫu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;
- Bảng kiểm đánh giá công tác y tế trường học theo mẫu tại Thông tư liên tịch 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT;
- Bảng đánh giá công tác y tế cơ sở giáo dục mầm non theo mẫu tại Thông tư liên tịch 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT;
- Báo cáo tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại Biểu 13/BCT Phụ lục 4 Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã;
- Báo cáo hoạt động kho thuốc, vật tư, hóa chất, vắc xin, sinh phẩm tại Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
c) Ngoài ra căn cứ thực tế tại mỗi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hệ thống cần hỗ trợ kết xuất những mẫu báo cáo khác.
Hệ thống phần mềm quản lý hoạt động chuyên môn và phần mềm nội bộ tối thiểu phải quản lý được danh Mục dùng chung:
- Danh Mục bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm;
- Danh Mục thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất;
- Danh Mục hành chính;
- Danh Mục dân tộc;
- Danh Mục cơ sở y tế trong tỉnh;
- Danh Mục cơ sở lao động trong tỉnh;
- Danh Mục trường học trong tỉnh.
a) Quản trị người dùng: Quản trị người dùng hệ thống, phân quyền, nhật ký người sử dụng.
b) Quản trị thông tin về cấu hình hệ thống: Thiết lập tham số cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu; thiết lập tham số chế độ làm việc; sao lưu; chế độ nhật ký; đăng nhập/đăng xuất các chức năng cấu hình khác liên quan.
a) Giao diện trang thông tin điện tử cần trình bày khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ thông tin, phù hợp với hoạt động của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
b) Trang thông tin điện tử cần có các chức năng quản trị: Quản trị các trang; quản trị chức năng; quản trị mẫu giao diện; thiết lập mẫu hiển thị nội dung.
c) Cung cấp chức năng hỏi đáp và tiếp nhận thông tin phản hồi cho phép người sử dụng gửi câu hỏi, ý kiến trực tiếp.
d) Trang thông tin điện tử cần có chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin cho phép tìm kiếm được đầy đủ và chính xác nội dung thông tin, tin, bài viết.
đ) Khuyến khích xây dựng các chức năng nâng cao hỗ trợ hiển thị chuyên Mục thông tin, bài viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật tại Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống thư điện tử.
a) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cần đảm bảo Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Điều 3 Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng (sau đây gọi là Thông tư 53/2014/TT-BYT). b) Hệ thống mạng Internet và mạng nội bộ toàn đơn vị được thiết kế, triển khai phù hợp, có băng thông đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế.
c) Hệ thống máy chủ và thiết bị đi kèm đảm bảo đủ công suất, hiệu năng, tốc độ xử lý, đáp ứng được yêu cầu triển khai và vận hành hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống máy chủ có tính sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để hoạt động liên tục.
d) Đảm bảo đủ số lượng máy trạm, máy in, các thiết bị phụ trợ có cấu hình phù hợp để vận hành hệ thống công nghệ thông tin và công tác chuyên môn.
đ) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cần tuân thủ Điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được nêu tại Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BYT và Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành Y tế. a) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cần đáp ứng yêu cầu về nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin quy định tại Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BYT, đảm bảo số lượng và trình độ đáp ứng yêu cầu các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị. b) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cần thường xuyên rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nhân lực công nghệ thông tin để đảm bảo năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
a) Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này của các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
b) Tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin hướng dẫn, theo dõi, giám sát thực hiện Quyết định này.
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí nguồn lực để Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý, triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin).
a) Triển khai thực hiện Hướng dẫn này tại đơn vị.
b) Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình về Sở Y tế.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng Hướng dẫn này trong việc xây dựng, phát triển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh./.