hieuluat

Thông tư 34/2016/TT-BTTTT về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 57-66 GHz

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:63&64-01/2017
    Số hiệu:34/2016/TT-BTTTTNgày đăng công báo:18/01/2017
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trương Minh Tuấn
    Ngày ban hành:26/12/2016Hết hiệu lực:14/02/2019
    Áp dụng:10/02/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thông tin-Truyền thông
  •  

    BỘ THÔNG TIN VÀ
    TRUYỀN THÔNG
    ----------
    Số: 34/2016/TT-BTTTT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
     
     
    THÔNG TƯ
    VỀ QUY HOẠCH PHÂN KÊNH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN CHO NGHIỆP VỤ CỐ ĐỊNH BĂNG TẦN 57-66 GHz
     
     
    Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
    Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,
    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 57-66 GHz.
     
    Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 57-66 GHz kèm theo các quy định sử dụng kênh tần số tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    2. Thông tư này áp dụng đối với những đối tượng sau:
    a) Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz tại Việt Nam;
    b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh để sử dụng tại Việt Nam thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz.
    3. Thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện không thuộc phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư này.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Kênh tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là kênh tần số) là dải tần số vô tuyến điện được xác định bằng độ rộng và tần số trung tâm của kênh tần số hoặc các thông số đặc trưng khác.
    2. Nghiệp vụ Cố định là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định trước.
    3. Song công là phương thức khai thác mà truyền dẫn được thực hiện đồng thời theo hai chiều của một kênh thông tin.
    4. Ghép kênh song công phân chia theo tần số (Frequency Division Duplex - FDD) là phương pháp ghép song công trong đó truyền dẫn đường lên và đường xuống sử dụng hai tần số riêng biệt.
    5. Ghép kênh song công phân chia theo thời gian (Time Division Duplex - TDD) là phương pháp ghép song công trong đó truyền dẫn đường lên và đường xuống được thực hiện trên cùng một tần số bằng cách sử dụng các khe thời gian luân phiên.
    6. Hệ thống vi ba là hệ thống thông tin vô tuyến thuộc nghiệp vụ cố định khai thác trong dải tần trên 30MHz, sử dụng truyền lan tầng đối lưu và thông thường bao gồm một hoặc nhiều đài vô tuyến điện chuyển tiếp.
    7. Liên lạc điểm-điểm (áp dụng cho hệ thống vi ba) là tuyến liên lạc giữa hai đài vô tuyến điện đặt tại hai điểm cố định xác định.
    8. Phân kênh tần số là việc sắp xếp các kênh tần số trong cùng một đoạn băng tần, được xác định bằng các tham số cơ bản bao gồm tần số trung tâm, khoảng cách giữa hai kênh lân cận, khoảng cách tần số thu phát.
    Điều 3. Mục tiêu quy hoạch
    1. Thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số, thống nhất tiêu chuẩn cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện, hạn chế nhiễu có hại giữa các thiết bị sử dụng tần số vô tuyến điện và giữa các mạng thông tin vô tuyến, đồng thời đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ cao bằng vô tuyến trong băng tần 57-66 GHz.
    2. Làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam; giúp cho cơ quan quản lý sắp xếp trật tự sử dụng phổ tần và quản lý phổ tần hiệu quả, hợp lý.
    Điều 4. Nguyên tắc quy hoạch
    1. Tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang có hiệu lực thi hành.
    2. Trên cơ sở các khuyến nghị phân kênh tần số của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU).
    3. Đảm bảo quản lý, khai thác và sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.
    4. Đáp ứng nhu cầu sử dụng kênh tần số trong những năm tới và khả năng đáp ứng công nghệ, thông tin vô tuyến băng rộng.
    5. Linh hoạt khi ấn định kênh tần số.
    Điều 5. Tổ chức thực hiện
    1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thông tư này.
    2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, nghiệp vụ vô tuyến điện, Điều kiện sử dụng quy định tại Thông tư này.
    3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo thiết bị vô tuyến điện có băng tần hoạt động và phân kênh tần số phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
    Điều 6. Điều khoản thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2017.
    2. Bãi bỏ các quy định phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định băng tần 57-59 GHz quy định tại Quyết định số 860/2002/QĐ-TCBĐ ngày 17/10/2002 của Tổng cục Bưu điện về phê duyệt Quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho nghiệp vụ cố định mặt đất băng tần (30-60) GHz.
    3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức và cá nhân sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
    4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) để xem xét, giải quyết./.
     
     
    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Bộ TT&TT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Cổng Thông tin điện tử;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
    - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
    - Lưu: VT, CTS.
    BỘ TRƯỞNG




    Trương Minh Tuấn
     
    PHỤ LỤC
    QUY HOẠCH PHÂN KÊNH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN CHO NGHIỆP VỤ CỐ ĐỊNH BĂNG TẦN 57-66 GHz
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
    1. Đối với hệ thống vi ba sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian-TDD, sơ đồ phân kênh tần số được minh họa như hình dưới đây:
    Hình 1: Sơ đồ phân kênh tần số đối với hệ thống vi ba sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian-TDD
    Tần số trung tâm của kênh thứ n được tính theo công thức:
    fn = fr + a + nX (MHz).
    với n = 1, 2, 3,...
    Trong đó,
    fr là tần số tham chiếu (MHz).
    a là hằng số (MHz).
    fn là tần số trung tâm của kênh thứ n (MHz).
    X là khoảng cách giữa hai kênh lân cận (MHz).
    2. Đối với hệ thống vi ba sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số-FDD, sơ đồ phân kênh tần số được minh họa như hình dưới đây:
    Hình 2: Sơ đồ phân kênh tần số đối với hệ thống vi ba sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần Số-FDD
    Tần số trung tâm của các kênh tần số vô tuyến thu và phát tương ứng được tính theo các công thức sau:
    fn = fr + a + nX (MHz)
    fn’ = fn + p = fr + (a+P) + nX (MHz) với n = 1, 2, 3,...
    Trong đó,
    fr là tần số tham chiếu (MHz).
    a là hằng số (MHz).
    P là khoảng cách tần số thu - phát (MHz).
    fn là tần số trung tâm của một kênh thu/phát (MHz).
    fn’ là tần số trung tâm của một kênh phát/thu tương ứng (MHz).
    Trong các trường hợp cần phải sử dụng các hệ thống vi ba có dung lượng cao đòi hỏi băng thông lớn, có thể ghép các kênh liền kề với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa tần số trung tâm của các kênh liền kề đó.
    3. Các quy định khác tại sơ đồ phân kênh
    a) Các tần số trung tâm f1, f2, f3...fn và f1’, f2’, f3’...fn’ được thể hiện trên sơ đồ phân kênh tần số.
    b) Tài liệu tham chiếu: Khuyến nghị phân kênh tần số của Liên minh Viễn thông quốc tế.
    c) Mục đích sử dụng: Quy định loại hệ thống được phép sử dụng.
    d) Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số.
    đ) Quy định riêng về Điều kiện ấn định và sử dụng các kênh tần số trong sơ đồ phân kênh tần số.
    e) Bảng tần số trung tâm của các kênh tần số: Liệt kê toàn bộ giá trị tần số trung tâm của các kênh tần số tương ứng được minh họa trên sơ đồ phân kênh tần số và được tính theo công thức tính tần số trung tâm.
     

     

    4. Phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz
    4.1. Băng tần 57-64 GHz
    Tài liệu tham chiếu:
    Dựa theo Phụ lục 2 Khuyến nghị ITU-R F. 1497-2 (tháng 2/2014) của Liên minh Viễn thông quốc tế.
    Quy định:
    • Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD và/hoặc sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian TDD. Cho phép sử dụng linh hoạt khoảng cách song công khi sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD.
    • Phân kênh cơ bản: 50 MHz
    • Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số:
    fn = fr + 25 + 50n (MHz) với        fr = 56950 MHz
                                                    n= 1, 2, 3,…140
    • Thiết bị hoạt động với băng thông tối thiểu 100 MHz (hai kênh 50 MHz). Trường hợp cần sử dụng hệ thống vi ba có dung lượng lớn hơn, có thể ghép các kênh 50 MHz liên tiếp giới hạn ở băng thông tối đa 2500 MHz với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa các tần số trung tâm của các kênh liền kề.
    • Kênh 1, 2 được sử dụng làm băng tần bảo vệ với băng tần liền kề hoặc sử dụng cho các mục đích tạm thời hoặc căn chỉnh thiết bị và kiểm tra việc truyền sóng.
    • Băng tần 57-64 GHz cũng được sử dụng cho các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Do đó, hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm hoạt động ở băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại từ các thiết bị miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có thể gây ra.
    Bảng tần số trung tâm của các kênh tần số

     

    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    1
    57025
    29
    58425
    57
    59825
    85
    61225
    113
    62625
    2
    57075
    30
    58475
    58
    59875
    86
    61275
    114
    62675
    3
    57125
    31
    58525
    59
    59925
    87
    61325
    115
    62725
    4
    57175
    32
    58575
    60
    59975
    88
    61375
    116
    62775
    5
    57225
    33
    58625
    61
    60025
    89
    61425
    117
    62825
    6
    57275
    34
    58675
    62
    60075
    90
    61475
    118
    62875
    7
    57325
    35
    58725
    63
    60125
    91
    61525
    119
    62925
    8
    57375
    36
    58775
    64
    60175
    92
    61575
    120
    62975
    9
    57425
    37
    58825
    65
    60225
    93
    61625
    121
    63025
    10
    57475
    38
    58875
    66
    60275
    94
    61675
    122
    63075
    11
    57525
    39
    58925
    67
    60325
    95
    61725
    123
    63125
    12
    57575
    40
    58975
    68
    60375
    96
    61775
    124
    63175
    13
    57625
    41
    59025
    69
    60425
    97
    61825
    125
    63225
    14
    57675
    42
    59075
    70
    60475
    98
    61875
    126
    63275
    15
    57725
    43
    59125
    71
    60525
    99
    61925
    127
    63325
    16
    57775
    44
    59175
    72
    60575
    100
    61975
    128
    63375
    17
    57825
    45
    59225
    73
    60625
    101
    62025
    129
    63425
    18
    57875
    46
    59275
    74
    60675
    102
    62075
    130
    63475
    19
    57925
    47
    59325
    75
    60725
    103
    62125
    131
    63525
    20
    57975
    48
    59375
    76
    60775
    104
    62175
    132
    63575
    21
    58025
    49
    59425
    77
    60825
    105
    62225
    133
    63625
    22
    58075
    50
    59475
    78
    60875
    106
    62275
    134
    63675
    23
    58125
    51
    59525
    79
    60925
    107
    62325
    135
    63725
    24
    58175
    52
    59575
    80
    60975
    108
    62375
    136
    63775
    25
    58225
    53
    59625
    81
    61025
    109
    62425
    137
    63825
    26
    58275
    54
    59675
    82
    61075
    110
    62475
    138
    63875
    27
    58325
    55
    59725
    83
    61125
    111
    62525
    139
    63925
    28
    58375
    56
    59775
    84
    61175
    112
    62575
    140
    63975
    4.2. Băng tần 64-66 GHz
    a. Sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD
    Tài liệu tham chiếu:
    Dựa theo Phụ lục 3 Khuyến nghị ITU-R F. 1497-2 (tháng 2/2014) của Liên minh Viễn thông quốc tế.
    Quy định:
    • Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD.
    • Phân kênh cơ bản: 50 MHz
    • Khoảng cách song công thu-phát: 950 MHz
    • Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số:
    fn = fr + 7075 + 50n (MHz)            với fr = 56950 MHz
    fn’ = fr + 8025 +50n (MHz)                   n= 1, 2, 3....19
    • Thiết bị hoạt động với băng thông tối thiểu 100 MHz (hai kênh 50 MHz). Trường hợp cần sử dụng hệ thống vi ba có dung lượng lớn hơn, có thể ghép các kênh 50 MHz liên tiếp với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa các tần số trung tâm của các kênh liền kề.
    Bảng tần số trung tâm của các kênh tần số

     

    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    Tần số phát/thu (MHz)
    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    Tần số phát/thu (MHz)
    1
    64075
    65025
    11
    64575
    65525
    2
    64125
    65075
    12
    64625
    65575
    3
    64175
    65125
    13
    64675
    65625
    4
    64225
    65175
    14
    64725
    65675
    5
    64275
    65225
    15
    64775
    65725
    6
    64325
    65275
    16
    64825
    65775
    7
    64375
    65325
    17
    64875
    65825
    8
    64425
    65375
    18
    64925
    65875
    9
    64475
    65425
    19
    64975
    65925
    10
    64525
    65475
     
    b. Sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian TDD
    Tài liệu tham chiếu:
    Dựa theo Phụ lục 3 Khuyến nghị ITU-R F.1497-2 (tháng 2/2014) của Liên minh Viễn thông quốc tế.
    Quy định:
    • Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian TDD.
    • Phân kênh cơ bản: 50 MHz
    • Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số:
    fn = fr + 7075 + 50n (MHz)           với fr = 56950 MHz;
                                                       n = 1, 2, 3,…… 38
    • Thiết bị hoạt động với băng thông tối thiểu 100 MHz (hai kênh 50 MHz). Trường hợp cần sử dụng hệ thống vi ba có dung lượng lớn hơn, có thể ghép các kênh 50 MHz liên tiếp với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa các tần số trung tâm của các kênh liền kề.
    Bảng tần số trung tâm của các kênh tần số

     

    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    Kênh
    Tần số thu/phát (MHz)
    1
    64075
    11
    64575
    21
    65075
    31
    65575
    2
    64125
    12
    64625
    22
    65125
    32
    65625
    3
    64175
    13
    64675
    23
    65175
    33
    65675
    4
    64225
    14
    64725
    24
    65225
    34
    65725
    5
    64275
    15
    64775
    25
    65275
    35
    65775
    6
    64325
    16
    64825
    26
    65325
    36
    65825
    7
    64375
    17
    64875
    27
    65375
    37
    65875
    8
    64425
    18
    64925
    28
    65425
    38
    65925
    9
    64475
    19
    64975
    29
    65475
     
    10
    64525
    20
    65025
    30
    65525
    c. Băng tần 64-66 GHz cũng được sử dụng cho các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Do đó, hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm hoạt động ở băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại từ các thiết bị miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có thể gây ra.
    4.3. Băng tần 57-66 GHz
    Tài liệu tham chiếu:
    Dựa theo Phụ lục 2, Phụ lục 3 Khuyến nghị ITU-R F. 1497-2 (tháng 2/2014) của Liên minh Viễn thông quốc tế.
    Quy định:
    • Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD và/hoặc sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo thời gian TDD. Cho phép sử dụng linh hoạt khoảng cách song công khi sử dụng kỹ thuật ghép kênh song công phân chia theo tần số FDD.
    • Phân kênh cơ bản: 50 MHz
    • Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số:
    fn = fr +25 + 50n (MHz) với: n = 1, 2, 3,... 179; fr = 56950 MHz
    • Thiết bị hoạt động với băng thông tối thiểu 100 MHz (hai kênh 50 MHz). Trường hợp cần sử dụng hệ thống vi ba có dung lượng lớn hơn, có thể ghép các kênh 50 MHz liên tiếp giới hạn ở băng thông tối đa 2500 MHz với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa các tần số trung tâm của các kênh liền kề.
    • Kênh 1, 2 được sử dụng làm băng tần bảo vệ với băng tần liền kề hoặc sử dụng cho các mục đích tạm thời hoặc căn chỉnh thiết bị và kiểm tra việc truyền sóng.
    • Băng tần 57-66 GHz cũng được sử dụng cho các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Do đó, hệ thống vi ba liên lạc điểm-điểm hoạt động ở băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại từ các thiết bị miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có thể gây ra.
    Bảng tần số trung tâm của các kênh tần số

     

    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    Kênh
    Tần số (MHz)
    1
    57025
    31
    58525
    61
    60025
    91
    61525
    121
    63025
    151
    64525
    2
    57075
    32
    58575
    62
    60075
    92
    61575
    122
    63075
    152
    64575
    3
    57125
    33
    58625
    63
    60125
    93
    61625
    123
    63125
    153
    64625
    4
    57175
    34
    58675
    64
    60175
    94
    61675
    124
    63175
    154
    64675
    5
    57225
    35
    58725
    65
    60225
    95
    61725
    125
    63225
    155
    64725
    6
    57275
    36
    58775
    66
    60275
    96
    61775
    126
    63275
    156
    64775
    7
    57325
    37
    58825
    67
    60325
    97
    61825
    127
    63325
    157
    64825
    8
    57375
    38
    58875
    68
    60375
    98
    61875
    128
    63375
    158
    64875
    9
    57425
    39
    58925
    69
    60425
    99
    61925
    129
    63425
    159
    64925
    10
    57475
    40
    58975
    70
    60475
    100
    61975
    130
    63475
    160
    64975
    11
    57525
    41
    59025
    71
    60525
    101
    62025
    131
    63525
    161
    65025
    12
    57575
    42
    59075
    72
    60575
    102
    62075
    132
    63575
    162
    65075
    13
    57625
    43
    59125
    73
    60625
    103
    62125
    133
    63625
    163
    65125
    14
    57675
    44
    59175
    74
    60675
    104
    62175
    134
    63675
    164
    65175
    15
    57725
    45
    59225
    75
    60725
    105
    62225
    135
    63725
    165
    65225
    16
    57775
    46
    59275
    76
    60775
    106
    62275
    136
    63775
    166
    65275
    17
    57825
    47
    59325
    77
    60825
    107
    62325
    137
    63825
    167
    65325
    18
    57875
    48
    59375
    78
    60875
    108
    62375
    138
    63875
    168
    65375
    19
    57925
    49
    59425
    79
    60925
    109
    62425
    139
    63925
    169
    65425
    20
    57975
    50
    59475
    80
    60975
    110
    62475
    140
    63975
    170
    65475
    21
    58025
    51
    59525
    81
    61025
    111
    62525
    141
    64025
    171
    65525
    22
    58075
    52
    59575
    82
    61075
    112
    62575
    142
    64075
    172
    65575
    23
    58125
    53
    59625
    83
    61125
    113
    62625
    143
    64125
    173
    65625
    24
    58175
    54
    59675
    84
    61175
    114
    62675
    144
    64175
    174
    65675
    25
    58225
    55
    59725
    85
    61225
    115
    62725
    145
    64225
    175
    65725
    26
    58275
    56
    59775
    86
    61275
    116
    62775
    146
    64275
    176
    65775
    27
    58325
    57
    59825
    87
    61325
    117
    62825
    147
    64325
    177
    65825
    28
    58375
    58
    59875
    88
    61375
    118
    62875
    148
    64375
    178
    65875
    29
    58425
    59
    59925
    89
    61425
    119
    62925
    149
    64425
    179
    65925
    30
    58475
    60
    59975
    90
    61475
    120
    62975
    150
    64475
     
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tần số vô tuyến điện của Quốc hội, số 42/2009/QH12
    Ban hành: 23/11/2009 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 132/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
    Ban hành: 16/10/2013 Hiệu lực: 02/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 163/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
    Ban hành: 14/02/2019 Hiệu lực: 14/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 163/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
    Ban hành: 14/02/2019 Hiệu lực: 14/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    05
    Quyết định 860/2002/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc phê duyệt Quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho nghiệp vụ cố định mặt đất băng tần (30 - 60) GHz
    Ban hành: 17/10/2002 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực một phần
    06
    Quyết định 163/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
    Ban hành: 14/02/2019 Hiệu lực: 14/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 34/2016/TT-BTTTT về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 57-66 GHz

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thông
    Số hiệu:34/2016/TT-BTTTT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:26/12/2016
    Hiệu lực:10/02/2017
    Lĩnh vực:Thông tin-Truyền thông
    Ngày công báo:18/01/2017
    Số công báo:63&64-01/2017
    Người ký:Trương Minh Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:14/02/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X