hieuluat

Quyết định 6409/QĐ-BCT chỉ định cơ quan cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:6409/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Thắng Hải
    Ngày ban hành:21/07/2014Hết hiệu lực:26/05/2020
    Áp dụng:21/07/2014Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo
  • BỘ CÔNG THƯƠNG
    -------

    Số: 6409/QĐ-BCT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2014

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC TÀI LIỆU, BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA KÈM THEO ĐÁP ÁN TRẢ LỜI VÀ CHỈ ĐỊNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TỔ CHỨC KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHỦ CƠ SỞ VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

    ------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

     

    Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

    Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

    Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này: Danh mục tài liệu; bộ câu hỏi kiểm tra và đáp án trả lời để đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

    Điều 2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên 30 câu hỏi (gồm 20 câu thuộc kiến thức chung và 10 câu thuộc kiến thức chuyên ngành) trong Bộ câu hỏi để kiểm tra và đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho phù hợp với từng đối tượng áp dụng.

    Thời gian kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là 45 phút.

    Điều 3. Giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức kiểm tra và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

    Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Thị trường trong nước; Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Lưu VT, KHCN, Website BCT.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Đỗ Thắng Hải

     

    CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 6409 /QĐ-BCT, ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

     

    1. Câu hỏi và đáp án kiểm tra kiến thức chung

    TT

    Nội dung câu hỏi

    Đáp án đúng

    Câu 1

    Thực phẩm là gì?

    a)Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản

    R

    b)Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống, hút đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản

    o

    Câu 2

    Sản xuất thực phẩm là gì?

    a) Là việc thực hiện các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái để tạo ra thực phẩm

    o

    b) Là việc thực hiện các hoạt động đánh bắt, khai thác để tạo ra thực phẩm

    o

    c) Là việc thực hiện các hoạt động sơ chế, chế biến, bao gói và bảo quản để tạo ra thực phẩm

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 3

    Kinh doanh thực phẩm là gì?

    a) Là việc thực hiện các hoạt động giới thiệu thực phẩm.

    o

    b) Là việc thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo quản, vận chuyển thực phẩm

    o

    c) Là việc thực hiện các hoạt động buôn bán thực phẩm

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 4

    Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:

    a) Định kỳ ít nhất 2 lần /năm

    o

    b) Định kỳ ít nhất 1 lần /năm

    R

    c) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra

    o

    Câu 5

    Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây:

    a)Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

    o

    b) Phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 6

    Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

    a) 1 năm

    o

    b) 3 năm

    R

    c) 5 năm

    o

    Câu 7

    Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

    a) 1 năm

    o

    b) 3 năm

    R

    c) 5 năm

    o

    Câu 8

    Cơ quan nhà nước thuộc bộ /ngành nào có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm?

    a) Ngành Y tế

    R

    b) Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

    o

    c) Ngành Công thương

    o

    Câu 9

    Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương?

    a) Rượu, Bia, Nước giải khát

    o

    b) Sữa chế biến

    o

    c) Dầu thực vật

    o

    d) Sản phẩm chế biến bột và tinh bột

    o

    e) Cả 4 trường hợp trên

    R

    Câu 10

    Yêu cầu về nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm?

    a) Nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật (số 01: 2009/BYT) đối với nước ăn uống

    o

    b) Nước sử dụng để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật (số 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 11

    Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hiệu lực), trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở phải nộp đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 12

    Khi tiến hành sản xuất thực phẩm, cơ sở phải đáp ứng điều kiện nào sau đây?

    a) Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    o

    b) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    R

    c) Chỉ cần thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương

    o

    Câu 13

    Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?

    a) Được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

    o

    b) Đủ điều kiện về sức khỏe để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định

    o

    c) Cả 2 trường hợp hợp trên

    R

    Câu 14

    Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:

    d) Định kỳ ít nhất 2 lần /năm

    o

    e) Định kỳ ít nhất 1 lần /năm

    R

    f) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra

    o

    Câu 15

    Cơ quan y tế cấp nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất/kinh doanh thực phẩm?

    a) Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên

    R

    b) Bất kỳ cơ sở y tế nào

    o

    Câu 16

    Những đối tượng nào khi tham gia sản xuất thực phẩm giấy xác nhận kiến thức ATTP?

    a) Chủ cơ sở sản xuất thực phẩm

    o

    b) Người lao động trực tiếp sản xuất

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 17

    Khu vực sản xuất thực phẩm phải cách biệt với với nguồn nhiễm như: cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 18

    Thành phẩm thực phẩm được bảo quản chung trong một khu vực với bảo quản nguyên liệu, bao bì chứa đựng thực phẩm?

    a) Đúng

    o

    b) Sai

    R

    Câu 19

    Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu ngoài các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm còn phải tuân thủ các điều kiện sau:

    a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu

    o

    b) Phải được cấp: “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 20

    Trong quá trình sản xuất thực phẩm, việc lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm là cần thiết ?

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 21

    Kho bảo quản thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

    a) Theo quy định của nhà sản xuất

    R

    b) Theo điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh

    o

    Câu 22

    Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đảm bảo an toàn có gây ô nhiễm cho thực phẩm không?

    a) Có

    R

    b) Không

    o

    Câu 23

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

    a) Chủ động kinh doanh sau khi đã thông báo cơ quan chức năng

    o

    b) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

    R

    c) Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    o

    Câu 24

    Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?

    a) Điều kiện về cơ sở

    o

    b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

    o

    c) Điều kiện về con người

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 25

    Loại thực phẩm nào được gọi là thực phẩm bao gói sẵn?

    a) Thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng ăn ngay

    R

    b) Thực phẩm bao gói để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng ăn ngay

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    o

    Câu 26

    Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp nào?

    a) Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký

    o

    b) Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ

    o

    c) Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 27

    Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải thực hiện

    a) Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm

    o

    b) Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh

    o

    c) Cả hai trường hợp trên

    R

    Câu 28

    Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến không được

    a) Khạc nhổ

    o

    b) Ăn kẹo cao su

    o

    c) Cả hai trường hợp trên

    R

    Câu 29

    Người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm không ?

    a) Có

    o

    b) Không

    R

    Câu 30

    Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh truy nhiễm qua đường tiêu hóa, bị tiêu chảy cấp có được tiếp tục làm việc hay không?

    a) Vẫn làm việc bình thường

    o

    b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc

    R

    Câu 31

    Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh viêm nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không?

    a) Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang

    o

    b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc

    R

    Câu 32

    Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm có được đeo đồng hồ, nhẫn và các đồ trang sức khác không?

    a) Có

    o

    b) Không

    R

    Câu 33

    Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có thể để móng tay dài, sơn móng tay.

    a) Đúng

    o

    b) Sai

    R

    Câu 34

    Khu vực sản xuất thực phẩm không cần thiết phải cách biệt với nguồn ô nhiễm như: cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm.

    a) Đúng

    o

    b) Sai

    R

    Câu 35

    Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm có được bảo quản chung trong cùng một khu vực không?

    a) Có

    o

    b) Không

    R

    Câu 36

    Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách tường tối thiểu là bao nhiêu?

    a) 20cm

    o

    b) 30cm

    R

    Câu 37

    Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách trần tối thiểu là bao nhiêu?

    a) 30cm

    o

    b) 50cm

    R

    Câu 38

    Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu là bao nhiêu?

    a) 15 cm

    R

    b) 30cm

    o

    Câu 39

    Có được phép sử dụng động vật chết do bệnh, dịch để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm không?

    a) Có

    o

    b) Không

    R

    Câu 40

    Các biểu hiện chủ yếu nào sau đây thì được cho là bị ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ôi thiu?

    a) Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu

    R

    b) Ho, sổ mũi, khó thở, hắt hơi, đau đầu

    o

    Câu 41

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?

    a) Điều kiện về cơ sở

    o

    b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

    o

    c) Điều kiện về con người

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 42

    Nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm là do yếu tố nào?

     

    a) Hóa học

    o

    b) Sinh học

    o

    c) Vật lý

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 43

    Biện pháp nào sau đây được sử dụng để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường?

    a) Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi ít nhất 3 phút)

    R

    b) Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0 đến 5 độ C)

    o

    Câu 44

    Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?

     

    a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm

    o

    b) Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh

    o

    c) Từ nguyên liệu bị ô nhiễm

    o

    d) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh

    o

    e) Cả 4 trường hợp trên

    R

    Câu 45

    Khi có tranh chấp, người khởi kiện, khiếu nại phải tự chi trả kinh phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm, trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nào sẽ phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại

    a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    R

    b) Người khởi kiện, khiếu nại

    o

    c) Đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm

    o

    Câu 46

    Bảo quản thực phẩm không đúng quy định của nhà sản xuất có thể gây nên những tác hại gì ?

    a) Ô nhiễm thực phẩm

    o

    b) Giảm chất lượng thực phẩm

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 47

    Nhãn thực phẩm bao gói sẵn gồm có các nội dung nào?

     

    a) Tên sản phẩm

    o

    b) Định lượng sản phẩm

    o

    c) Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

    o

    d) Số Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP

    o

    e) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm thực phẩm

    o

    f) Tất cả các trường hợp trên

    R

    Câu 48

    Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm có phải mặc trang phục bảo hộ riêng không?

    a) Có

    R

    b) Không

    o

    Câu 49

    Khi bị ngộ độc thực phẩm, ông /bà báo tin cho ai?

    a) Cơ sở y tế gần nhất

    R

    b) Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    o

    c) Chính quyền hoặc Công an nơi gần nhất

    o

    Câu 50

    Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được áp dụng:

    a) Đối với từng cơ sở sản xuất thực phẩm.

    o

    b) Đối với từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 51

    Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?

    a) Nước giải khát, bánh kẹo

    o

    b) Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên

    o

    c) Ngũ cốc, sữa tươi nguyên liệu, thịt và các sản phẩm thịt

    R

    Câu 52

    Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và bánh kẹo thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào?

    a) Bộ Y tế

    R

    b) Bộ Công thương

    o

    c) Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

    o

    Câu 53

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, bánh kẹo, rượu, nước khoáng đóng chai thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nào?

    a) Bộ Y tế

    o

    b) Bộ Công thương

    R

    c) Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

    o

    Câu 54

    Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/xác nhận bằng văn bản đối với những sản phẩm nào sau đây?

    a) Sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

    o

    b) Sản phẩm nhập khẩu chỉ nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ khách sạn bốn sao trở lên

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 55

    Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm đã có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương) phải lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ với tần suất?

    a) 01 (một) lần/năm

    R

    b) 02 (hai) lần/năm

    o

    c) 02 (hai) năm/lần

    o

    Câu 56

    Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những co sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào?

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm trừ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

    R

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa chế biến

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    o

    Câu 57

    Những hành vi bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

    a) Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm

    o

    b) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật

    o

    c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất

    o

    d) Tất cả các hành vi trên

    R

    Câu 58

    Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?

    a) Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường

    o

    b) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 59

    Thực phẩm không bảo đảm an toàn phải xử lý theo hình thức nào ?

    a) Tái xuất

    o

    b) Tiêu hủy

    o

    c) Chuyển mục đích sử dụng

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 60

    Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở nào?

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai đóng trên địa bàn

    o

    b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    II. Câu hỏi và đáp án kiểm tra kiến thức chuyên ngành

    TT

    Nội dung câu hỏi

    Đáp án đúng

    Câu 61

    Vắt sữa bằng phương pháp thủ công cần đảm bảo yêu cầu sau:

    a) Vệ sinh thiết bị vắt, làm lạnh, đường ống, bồn chứa

    o

    b) Vệ sinh bầu vú, các núm vú, xung quanh bầu vú bằng nước ấm

    o

    c) Người vắt sữa không mắc các bệnh truyền nhiễm

    o

    d) Tất cả các yêu cầu trên

    R

    Câu 62

    Để đảm bảo an toàn chất lượng, sữa tươi nguyên liệu trước khi vận chuyển đến có sở chế biến cần:

    a) Đun sôi kỹ trước khi chuyển đến cơ sở chế biến

    o

    b) Bảo quản từ 4 - 6°C và chuyển từ trạm thu mua đến cơ sở chế biến trong vòng 24h.

    R

    Câu 63

    Sữa tươi nguyên liệu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Màu đặc trưng của sản phẩm

    o

    b) Có mùi vị tự nhiên, đặc trưng của sản phẩm, không có mùi vị lạ

    o

    c) Dịch thể đồng nhất

    o

    đ) Tất cả các yêu cầu trên.

    R

    Câu 64

    Sữa và các sản phẩm từ sữa có thế bị biến đổi chất lượng hoặc bị hỏng là do:

    a) Sự phát triển của vi sinh vật nhiễm trong quá trình chế biến

    o

    b) Bổ sung các chất từ bên ngoài vào sữa

    o

    c) Ảnh hưởng của bao bì chứa

    o

    đ) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 65

    Trong quá trình bảo quản sữa tươi thanh trùng, bao bì chứa đựng sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Kín, sạch, không làm thay đổi chất lượng sữa

    R

    b) Có thể sử dụng loại bao bì thông dụng nhưng phải rửa sạch và tráng kỹ bằng nước, sôi

    o

    Câu 66

    Sản phẩm sữa chua không qua xử lý bằng nhiệt cần bảo quản điều kiện nhiệt độ nào?

    a) Duy trì ở nhiệt độ dưới 10 ºC

    o

    b) Nhiệt độ thường

    o

    c) Theo yêu cầu của nhà sản xuất

    R

    Câu 67

    Khu vực chứa sữa tươi nguyên liệu phải được ngăn cách với khu chế biến.

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 68

    Trước khi chế biến và đóng gói sữa thành phẩm, tất cả các thiết bị chế biến phải được làm sạch và khử trùng.

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 69

    Khi vận chuyển chung các sản phẩm sữa, sữa chế biến có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ lạnh với các loại thực phẩm khác:

    a) Có thể sử dụng chung thiết bị lạnh và không cần phải ngăn cách với khu vực chứa thực phẩm tươi sống

    o

    b) Phải có thiết bị làm lạnh phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất và ngăn cách với các loại thực phẩm khác

    R

    Câu 70

    Những hành vi nào bị cấm khi Quảng cáo sản phẩm sữa

    a) Kết quả kiểm tra sản phẩm đã phát hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định

    o

    b) Nội dung quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng

    o

    c) Không đúng với nội dung trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

    o

    d) Tất cả các trường hợp trên

    R

    Câu 71

    Ngoài những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, nhãn sản phẩm rượu phải có thông tin về:

    a) Hạn sử dụng

    o

    b) Hàm lượng etanol

    R

    c) Thành phần

    o

    Câu 72

    Nguồn nước sử dụng trong pha chế rượu phải đạt:

     

    a) Quy chuẩn kỹ thuật số 01:2009/BYT đối với nước ăn uống

    R

    b) Quy chuẩn kỹ thuật số 02:2009/BYT đối với nước sinh hoạt

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    o

    Câu 73

    Sàn nhà khu vực lên men trong sản xuất bia phải làm bằng vật liệu:

    a) Không thấm nước

    o

    b) Dễ làm vệ sinh

    o

    c) Có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 74

    Các thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với nước giải khát phải là:

    a) Loại chuyên dùng cho thực phẩm

    o

    b) Được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn

    o

    c) Không thôi nhiễm các chất độc hại và khuyếch tán mùi lạ vào sản phẩm

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 75

    Rượu thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh có điều kiện ?

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 76

    Sản phẩm rượu có độ cồn bao nhiêu thì không được phép quảng cáo

    a) Độ cồn từ 15 độ trở lên

    o

    b) Độ cồn từ 30 độ trở lên

    o

    c) Độ cồn trên 40 độ

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 77

    Phụ gia thực phẩm sử dụng để sản xuất nước giải khát phải đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Trong danh mục được phép sử dụng

    o

    b) Trong giới hạn cho phép

    o

    c) Đúng loại thực phẩm

    o

    d) Cả 3 trường hợp trên

    R

    Câu 78

    Nhà hàng kinh doanh bia hơi phải đảm bảo các điều kiện nào?

    a) Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, động nước và dính bám các chất bẩn

    o

    b) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên

    o

    c) Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm

    o

    d) Tất cả các trường hợp trên

    R

    Câu 79

    Nhân viên xuất bán bia hơi phải:

    a) Có trang phục bảo hộ

    o

    b) Có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 80

    Sản phẩm bia hơi được bán và sử dụng trong ngày phải công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường?

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 81

    Cơ sở sản xuất dầu thực vật có công suất thiết kế từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên do cơ quan có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP?

    a) Bộ Công Thương

    R

    b) Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    o

    c) UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    o

    Câu 82

    Dầu thực vật nào thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương?

    a) Dầu hạt vừng (mè), đầu cám gạo, dầu đậu tương, dầu lạc, dầu ô liu, dầu cọ

    o

    b) Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông, dầu dừa, dầu hạt cọ, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu thầu dầu

    o

    c) Cả 2 trường hợp trên

    R

    Câu 83

    Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm dầu ăn có thể làm biến đổi chất lượng hoặc hỏng sản phẩm.

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 84

    Có thể sử dụng dầu thực vật đã chiên (rán) nhiều lần để chế biến thực phẩm.

    a) Đúng

    o

    b) Sai

    R

    Câu 85

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu:

    a) Không bị ngập nước

    o

    b) Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm

    o

    c) Có hệ thống thoát nước thải khép kín

    o

    d) Tất cả các yêu cầu trên

    R

    Câu 86

    Cơ quan có thẩm quyền của ngành Công Thương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng là cơ quan cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 87

    Trong quá trình sản xuất dầu thực vật, việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hạt nguyên liệu

    a) Là cần thiết

    R

    b) Không cần thiết

    o

    Câu 88

    Bao bì (chai, can, túi nhựa, phuy) chứa đựng dầu thực vật được phép tái sử dụng nhiều lần để chứa đựng dầu thực vật thành phẩm.

    a) Đúng

    o

    b) Sai

    R

    Câu 89

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo:

    a) Có phòng thay đồ bảo hộ riêng

    R

    b) Phòng thay đồ bảo hộ có thể sử dụng chung với nhà vệ sinh

    o

    c) Phòng thay đồ bảo hộ có thể sử dụng chung với kho chứa sản phẩm

    o

    Câu 90

    Thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở kinh doanh thực phẩm phải:

    a) Được thay mới thường xuyên

    o

    b) Bảo đảm độ chính xác và được kiểm định định kỳ theo quy định

    R

    Câu 91

    Cần phải lắp đặt các hệ thống thu hồi bụi, quạt thông gió tại khu vực nhào bột trong quá trình sản xuất bánh quy:

    a) Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 92

    Bánh Bích quy sản phẩm cần được bao gói:

     

    a) Trong các bao bì bằng giấy chống ẩm hoặc trong các túi chống ẩm nhằm giữ cho bánh không bị ỉu, mất độ giòn, giảm giá trị cảm quan của bánh

    o

    b) Trong các bao bì được thiết kế đẹp mắt, tiện lợi nhằm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm

    o

    c) Các ý trên đều đúng

    R

    Câu 93

    Yếu tố nào sau đây có thể làm biến đổi chất lượng hoặc làm hỏng sản phẩm Bánh, kẹo trong quá trình chế biến?

    a) Tác nhân sinh học

    o

    b) Tác nhân vật lý

    o

    c) Tác nhân hóa học

    o

    d) Tất cả các trường hợp trên

    R

    Câu 94

    Khu vực vệ sinh của cơ sở kinh doanh thực phẩm:

    a) Có thể đặt chung tại khu vực kinh doanh thực phẩm

    o

    b) Phải ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm và có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn thấy

    R

    c) Có thể đặt chung tại khu vực vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm

    o

    Câu 95

    Nước thải trong quá trình chế biến tinh bột:

     

    a) Phải được thu gom và xử lý

    R

    b) Không phải xử lý

    o

    c) Cần xử lý hay không tùy vào loại tinh bột sản xuất ra

    o

    Câu 96

    Bánh kem có thể vận chuyển và bày bán ở điều kiện:

     

    a) Nhiệt độ, ánh sáng bình thường

    o

    b) Duy trì ở nhiệt độ thấp dưới 10°C

    R

    Câu 97

    Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

     

    a) Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm

    o

    b) Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh

    o

    c) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên

    o

    d) Tất cả các trường hợp trên

    R

    Câu 98

    Văn bản chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm trong quá trình kinh doanh gồm:

    a) Hợp đồng trách nhiệm cung cấp hàng hóa hoặc Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm

    R

    b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất đã ghi trên nhãn sản phẩm

    o

    c) Giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh sản phẩm

    o

    Câu 99

    Khi sản xuất và kinh doanh các loại bánh tươi (có thời gian bảo quản ngắn), các nhân viên bán hàng cần phải đội mũ bảo hộ và đeo gang tay.

    a)Đúng

    R

    b) Sai

    o

    Câu 100

    Kho bảo quản bánh kẹo bao gói sẵn phục vụ kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu nào?

    a) Có hệ thống chống gián, chuột và các động vật gây hại khác

    R

    b) Không cần phải có hệ thống chống gián, chuột và các động vật gây hại khác vì sản phẩm đã được bao gói sẵn

    o

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật An toàn thực phẩm của Quốc hội, số 55/2010/QH12
    Ban hành: 17/06/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
    Ban hành: 25/04/2012 Hiệu lực: 11/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 12/11/2012 Hiệu lực: 26/12/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
    Ban hành: 09/04/2014 Hiệu lực: 26/05/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 1390/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương
    Ban hành: 26/05/2020 Hiệu lực: 26/05/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 6409/QĐ-BCT chỉ định cơ quan cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:6409/QĐ-BCT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/07/2014
    Hiệu lực:21/07/2014
    Lĩnh vực:Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Đỗ Thắng Hải
    Ngày hết hiệu lực:26/05/2020
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X