Cơ quan ban hành: | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Số hiệu: | TCVN 5716-2:2008 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | |
Ngày ban hành: | 01/01/2008 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/01/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5716-2:2008
GẠO - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMYLOZA -
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG XUYÊN
Rice - Determination of amylose content -
Part 2: Routine methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hai phương pháp đơn giản thông thường để xác định hàm lượng amyloza của gạo xát, không đồ. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai phương pháp là quy trình phân tán mẫu: phương pháp A quy định phân tán trong môi trường nóng còn phương pháp B quy định phân tán trong môi trường lạnh.
Cả hai phương pháp đều có thể áp dụng cho gạo có hàm lượng amyloza lớn hơn 5 %.
Chú thích: Các phương pháp này mô tả các quy trình đơn giản để chuẩn bị mẫu, thường được sử dụng trong các phòng thử nghiệm. Các phương pháp này sử dụng cùng loại thuốc thử như trong phương pháp chuẩn (xem TCVN 5716-1:2008 [ISO 6647-1:2008]), nhưng bỏ qua bước khử chất béo. Các mẫu gạo có hàm lượng amyloza đã được xác định bằng phương pháp chuẩn được sử dụng làm mẫu chuẩn.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6661-1 (ISO 8466-1), Chất lượng nước - Hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích và ước lượng các đặc trưng thống kê - Phần 1: Đánh giá thống kê các hàm chuẩn tuyến tính.
TCVN 57161:2008 (ISO 6647-1:2007), Gạo - Xác định hàm lượng amyloza - Phần 1: Phương pháp chuẩn.
ISO 712, Cereals and cereal products - Determination of moisture content - Routine reference method. (Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm - Phương pháp đối chứng thường xuyên).
ISO 7301 , Rice - Specif cation (Gạo - yêu cầu kỹ thuật).
3. Thuật ngừ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007) và ISO 7301.
4. Nguyên tắc
Gạo được nghiền thành bột mịn để phá vỡ cấu trúc nội nhũ nhằm hỗ trợ sự phân tán và gelatin hoá hoàn toàn. Phần mẫu thử được hòa vào dung dịch natri hydroxit, sau đó lấy một phần của dung dịch chiết này và cho thêm dung dịch iôt. Sử dụng máy đo quang phổ để đo độ hấp thụ của phức màu tạo thành ở bước sóng 720 nm.
Cũng có thể đo độ hấp thụ ở bước sóng 620 nm hoặc 680 nm.
Hàm lượng amyloza của mẫu được xác định dựa vào đường chuẩn, đường chuẩn này được xây dựng sử dụng các mẫu gạo đã biết hàm lượng amyloza, xác định được bằng phương pháp chuẩn trong TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007).
Các mẫu gạo chuẩn được dùng để loại trừ ảnh hưởng của chất béo đến phản ứng màu, mà không khử chất béo của mẫu thử và các mẫu chuẩn. Cả mẫu thử và mẫu chuẩn phải được nghiền nhỏ để giảm thiểu ảnh hưởng của chất béo.
5. Thuốc thử
Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải thuộc loại phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác.
5.1 Etanol, dung dịch 95 % thể tích.
5.2 Natri hydroxit
5.2.1 Dung dịch 1 mol/l, đối với phương pháp A.
5.2.2 Dung dịch 2 mol/l, đối với phương pháp B.
5.3 Natri hydroxit
5.3.1 Dung dịch 0,09 mol/l, đối với phương pháp A.
5.3.2 Dung dịch 0,18 mol/l, đối với phương pháp B.
5.4 Axit axetic, dung dịch 1 mol/l.
5.5 Dung dịch iôt
Dùng cân (6.8), cân 2,000 g ka li iodua, chính xác đến 5 mg, trong bình có nắp đậy kín. Thêm nước vừa đủ để tạo thành dung dịch bão hòa. Thêm 0,200 g iôt, cân chính xác đến 1 mg. Khi tất cả lượng iôt đã tan hết, chuyển toàn bộ dung dịch sang bình đ nh mức 100 ml (6.4), thêm nước đến vạch và trộn.
Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng và bảo quản tránh ánh sáng.
6. Thiết bị và dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1 Máy nghiền, có khả năng nghiền gạo thành bột lọt qua được rây có kích thước lỗ từ 150 mm đến 80 mm (100 mesh đến 80 mesh). Nên sử dụng máy nghiền xyclon cỡ lỗ 0,5 mm.
6.2 Rây, kích thước lỗ từ 150 mm đến 180 mm (1 00 mesh đến 80 mesh).
6.3 Máy đo quang phổ, có cuvet thích hợp, với chiều dài tường quang 1 cm, có khả năng đo độ hấp thụ ở bước sóng 720 nm (hoặc 620 nm hoặc 680 nm).
6.4 Bình định mức, dung tích 100 ml.
6.5 Nồi cách thủy, dùng cho phương pháp A.
6.6 Máy khuấy từ, có tốc độ khuấy từ 950 vòng/min đến 1000 vòng/min, dùng cho phương pháp B.
6.7 Binh nón, dung tích 100 ml.
6.8 Cân phân tích, có khả năng cân chính xác đến 0,000 1 g.
6.9 Pipet, dung tích 1 ml, 2 ml, 5 ml và 10 ml.
7. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị suy giảm chất lượng hoặc bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5451 (ISO 13690) [3].
8. Cách tiến hành
8.1 Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm của phần mẫu thử và các mẫu chuẩn, theo ISO 712.
8.2 Chuẩn bị mẫu thử
Tiến hành nghiền ít nhất 10 g gạo xát trong máy nghiền (6.1) thành bột rất mịn để lọt qua rây (6.2).
8.3 Phần mẫu thử và chuẩn bị dung dịch thử
8.3.1 Dùng cân (6.8), cân 100 mg ± 0,5 mg mẫu thử (8.2) vào bình nón 100 ml (6.7). Dùng pipet thêm cẩn thận 1 ml etanol (5.1) vào phần mẫu thử này để làm trôi những phần mẫu còn bám trên thành bình. Lắc nhẹ để làm ướt hoàn toàn mẫu.
8.3.2 Phương pháp A
Dùng pipet (6.9) lấy 9,0 ml dung dịch natri hydroxit (5.2.1) cho bình nón và trộn đều. Gia nhiệt hỗn hợp trên nồi cách thủy (6.5) trong 10 min để phân tán tinh bột. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi chuyển toàn bộ vào bình định mức 100 ml (6.4). Thêm nước đến vạch và trộn mạnh.
8.3.3 Phương pháp B
Dùng pipet (6.9) lấy 9,0 ml dung dịch natri hydroxit (5.2.2) cho bình nón và trộn. Dùng máy khuấy từ (6.6) khuấy hỗn hợp trong 10 min để thu được dịch phân tán. Lấy viên khuấy từ ra rồi chuyển toàn bộ vào bình định mức 100 ml (6.4). Thêm nước đến vạch và trộn mạnh.
Nên xoay bình đựng chất lỏng trước khi thêm nước và sau khi thêm nước đến vạch.
8.4 Chuẩn bị dung dịch trắng
Chuẩn bị dung dịch trắng theo cách tiến hành như trên, với cùng lượng thuốc thử, nhưng dùng 5,0 ml dung dịch natri hydroxit (5.3.1 đối với phương pháp A và 5.3.2 đối với phương pháp B) thay cho dung dịch thử.
8.5 Chuẩn bị đường chuẩn
8.5.1 Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn
Chọn ít nhất bốn mẫu gạo có hàm lượng amyloza nằm trong dải đo. Với mỗi mẫu, đảm bảo rằng hàm lượng amyloza được xác định theo phương pháp chuẩn trong TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1 : 2007) tất cả 20 lần.
Có thể sử dụng mẫu chuẩn đã được chứng nhận.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn theo 8.2 và 8.3.
B.5.2 Hiện màu và đo quang phổ
Dùng pipet (6.9) lấy mỗi dung dịch chuẩn (8.4.1) 5,0 ml cho vào dãy năm bình định mức (6.4), mỗi bình có chứa khoảng 50 ml nước. Dùng pipet (6.9) thêm 1,0 ml axit axetic (5.4) đối với phương pháp A hoặc 2,0 ml đối với phương pháp B và trộn. Sau đó dùng pipet (6.9) thêm 2,0 ml dung dịch iôt (5.5), thêm nước đến vạch và trộn. Giữ yên 10 min.
Dùng máy quang phổ (6.3) để có độ hấp thụ ở bước sóng 720 nm dựa vào dung dịch trắng (8.4).
Có thể đo tại bước sóng 620 nm hoặc 680 nm (xem Phụ lục A).
8.5.3 Dựng đường chuẩn
Dựng đường chuẩn dựa vào độ hấp thụ thu được và hàm lượng amyloza tương ứng theo phần trăm khối lượng, tính theo chất khô trong gạo xát.
Có thể dùng máy phân tích tự động, ví dụ: máy phân tích bơm theo dòng [xem Phụ lục B trong TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007)], thay cho các phép đo phổ thủ công.
8.6 Xác định
Dùng pipet (6.9) lấy 5,0 ml dung dịch thử (8.3) cho vào bình định mức (6.4) có chứa khoảng 50 ml nước và tiến hành theo 8.5.2, bắt đầu với việc thêm axit axetic (5.4).
Dùng máy quang phổ (6.3) để đo độ hấp thụ ở bước sóng 720 nm (hoặc ở 620 nm hoặc 680 nm, xem Phụ lục A) với dung dịch trắng (8.4).
Có thể dùng máy phân tích tự động, ví dụ: máy phân tích bơm theo dòng [xem Phụ lục B trong TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007)], thay cho phép đo phổ thủ công.
Tiến hành hai phép xác định trên các phần mẫu thử riêng rẽ được lấy từ cùng một mẫu thử nghiệm.
Nếu tiến hành hai phép xác định lặp lại, dựa trên hai mẫu được chuẩn bị độc lập (8.2) thì cần ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
9. Biểu thị kết quả
Hàm lượng amyloza, tính theo phần trăm chất khô, thu được theo độ hấp thụ (8.6) trên đường chuẩn (8.5.3) phù hợp với TCVN 6661-1 (ISO 8466-1).
Lấy kết quả cuối là trung bình cộng của hai phép xác định.
Kết quả thu được phải ghi rõ phương pháp sử dụng [nghĩa là, việc hiệu chuẩn dung dịch amyloza hoặc mẫu gạo được phân tích theo TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007)].
10. Độ chụm
10.1 Phép thử liên phòng thử nghiệm
Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm quốc tế về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và chất nền khác với các dải nồng độ và chất nền đã nêu.
10.2 Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thí nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, rr20 được biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
10.3 Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ, thu được với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập, R720 biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:
11. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng (A hoặc B), viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) tất cả các điều kiện thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tuỳ ý, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.
e) kết quả thử nghiệm thu được hoặc nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại thì ghi kết quả cuối cùng thu được.
PHỤ LỤC A
(THAM KHẢO)
CÁC KẾT QUẢ CỦA PHÉP THỬ NGHIỆM LIÊN PHÒNG
Một phép thử nghiệm liên phòng quốc tế do FOSS Analytical AB (Thụy Điển) tổ chức năm 2004, với sự tham gia của 23 phòng thử nghiệm của 11 quốc gia, bao gồm hai tổ chức quốc tế, đã được thực hiện trên 6 mẫu gạo chứa amyloza với các hàm lượng khác nhau, các mẫu này do Thai lndustrial Standards lnstitute (Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan) cung cấp.
Các kết quả thu được đã được phân tích thống kê, do Hungarian Standards lnstitution (Viện Tiêu chuẩn Hungary) thực hiện, phù hợp với TCVN 6910-1 (ISO 5725-1)[1] và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) [2]. Dữ liệu độ chụm được nêu trong các Bảng A.1 đến Bảng A.6.
A.1 Các kết quả thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 720 nm
Bảng A.1 - Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 21 | 22 | 22 | 22 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 10,79 | 23,73 | 12,84 | 25,74 | 2,28 | 27,77 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,52 | 0,67 | 0,51 | 0,81 | 0,30 | 0,60 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,82 | 2,84 | 3,98 | 3,14 | 13,06 | 2,16 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,46 | 1,89 | 1,43 | 2,27 | 0,84 | 1,68 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,07 | 1,54 | 1,15 | 1,48 | 0,66 | 1,33 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,95 | 6,47 | 8,93 | 5,75 | 28,86 | 4,80 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,01 | 4,30 | 3,21 | 4,14 | 1,85 | 3,73 |
Bảng A.2- Các kết quả uớc lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 21 | 22 | 22 | 22 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 10,79 | 23,73 | 12,84 | 25,74 | 2,28 | 27,77 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,52 | 0,67 | 0,51 | 0,81 | 0,30 | 0,60 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,82 | 2,84 | 3,98 | 3,14 | 13,06 | 2,16 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,46 | 1,89 | 1,43 | 2,27 | 0,84 | 1,68 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,07 | 1,54 | 1,15 | 1,48 | 0,66 | 1,33 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,95 | 6,47 | 8,93 | 5,75 | 28,86 | 4,80 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,01 | 4,30 | 3,21 | 4,14 | 1,85 | 3,73 |
A.2 Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 680nm
Bảng A.3- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 20 | 21 | 20 | 22 | 18 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,31 | 23,71 | 13,28 | 25,83 | 2,38 | 27,69 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,60 | 0,68 | 0,49 | 0,75 | 0,29 | 0,59 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 5,31 | 2,86 | 3,70 | 2,89 | 12,19 | 2,13 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,68 | 1,90 | 1,38 | 2,09 | 0,81 | 1,65 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,12 | 1,32 | 1,17 | 1,35 | 0,81 | 1,25 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,94 | 5,58 | 8,78 | 5,22 | 34,11 | 4,53 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,15 | 3,70 | 3,26 | 3,77 | 2,27 | 3,51 |
Bảng A.4- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp B (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 18 | 16 | 18 | 18 | 19 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,48 | 23,66 | 13,65 | 26,39 | 1,97 | 27,87 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,47 | 0,52 | 0,56 | 0,68 | 0,37 | 0,80 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,08 | 2,22 | 4,08 | 2,58 | 18,95 | 2,86 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,31 | 1,47 | 1,56 | 1,91 | 1,05 | 2,23 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 0,92 | 1,12 | 0,86 | 1,44 | 1,00 | 1,42 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 8,01 | 4,72 | 6,32 | 5,44 | 50,69 | 5,10 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 2,57 | 3,13 | 2,42 | 4,02 | 2,80 | 3,98 |
A.2.1 Độ lặp lại của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt qúa giới hạn lặp lại, r68O biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
A.2.2 Độ tái lập của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập, R680 biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:
A.2.2 Độ tái lập của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập, R680 biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:
A.2.2 Độ tái lập của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập, R680 biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:
A.3 Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 620 nm
Bảng A.5- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 23 | 22 | 21 | 22 | 21 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,30 | 23,43 | 13,20 | 25,43 | 2,18 | 27,65 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,55 | 0,76 | 0,46 | 0,78 | 0,42 | 0,96 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,68 | 3,23 | 3,39 | 3,08 | 19,38 | 3,55 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,55 | 2,13 | 1,30 | 2,20 | 1,18 | 2,70 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,05 | 1,56 | 1,30 | 1,47 | 1,06 | 1,45 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 8,87 | 6,61 | 9,53 | 5,76 | 48,45 | 5,36 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 2,94 | 4,35 | 3,65 | 4,11 | 2,96 | 4,07 |
Bảng A.6- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp B (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 18 | 20 | 17 | 18 | 19 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 12,45 | 24,08 | 14,09 | 26,35 | 1,79 | 27,92 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,51 | 1,02 | 0,47 | 0,56 | 0,47 | 0,72 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,06 | 4,22 | 3,31 | 2,11 | 26,42 | 2,57 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,42 | 2,85 | 1,31 | 1,56 | 1,32 | 2,01 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,22 | 1,97 | 0,90 | 1,66 | 1,29 | 1,76 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,76 | 8,17 | 6,37 | 6,30 | 72,29 | 6,29 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,40 | 5,51 | 2,51 | 4,65 | 3,62 | 4,92 |
A.3.1 Độ lặp lại của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, r620, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
A.3 Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 620 nm
Bảng A.5- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 23 | 22 | 21 | 22 | 21 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,30 | 23,43 | 13,20 | 25,43 | 2,18 | 27,65 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,55 | 0,76 | 0,46 | 0,78 | 0,42 | 0,96 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,68 | 3,23 | 3,39 | 3,08 | 19,38 | 3,55 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,55 | 2,13 | 1,30 | 2,20 | 1,18 | 2,70 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,05 | 1,56 | 1,30 | 1,47 | 1,06 | 1,45 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 8,87 | 6,61 | 9,53 | 5,76 | 48,45 | 5,36 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 2,94 | 4,35 | 3,65 | 4,11 | 2,96 | 4,07 |
Bảng A.6- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp B (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 18 | 20 | 17 | 18 | 19 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 12,45 | 24,08 | 14,09 | 26,35 | 1,79 | 27,92 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,51 | 1,02 | 0,47 | 0,56 | 0,47 | 0,72 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,06 | 4,22 | 3,31 | 2,11 | 26,42 | 2,57 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,42 | 2,85 | 1,31 | 1,56 | 1,32 | 2,01 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,22 | 1,97 | 0,90 | 1,66 | 1,29 | 1,76 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,76 | 8,17 | 6,37 | 6,30 | 72,29 | 6,29 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,40 | 5,51 | 2,51 | 4,65 | 3,62 | 4,92 |
A.3.1 Độ lặp lại của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, r620, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
A.3 Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 620 nm
Bảng A.5- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 23 | 22 | 21 | 22 | 21 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,30 | 23,43 | 13,20 | 25,43 | 2,18 | 27,65 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,55 | 0,76 | 0,46 | 0,78 | 0,42 | 0,96 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,68 | 3,23 | 3,39 | 3,08 | 19,38 | 3,55 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,55 | 2,13 | 1,30 | 2,20 | 1,18 | 2,70 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,05 | 1,56 | 1,30 | 1,47 | 1,06 | 1,45 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 8,87 | 6,61 | 9,53 | 5,76 | 48,45 | 5,36 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 2,94 | 4,35 | 3,65 | 4,11 | 2,96 | 4,07 |
Bảng A.6- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp B (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 18 | 20 | 17 | 18 | 19 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 12,45 | 24,08 | 14,09 | 26,35 | 1,79 | 27,92 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,51 | 1,02 | 0,47 | 0,56 | 0,47 | 0,72 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,06 | 4,22 | 3,31 | 2,11 | 26,42 | 2,57 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,42 | 2,85 | 1,31 | 1,56 | 1,32 | 2,01 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,22 | 1,97 | 0,90 | 1,66 | 1,29 | 1,76 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,76 | 8,17 | 6,37 | 6,30 | 72,29 | 6,29 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,40 | 5,51 | 2,51 | 4,65 | 3,62 | 4,92 |
A.3.1 Độ lặp lại của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, r620, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
A.3 Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng ở bước sóng 620 nm
Bảng A.5- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp A (phân tán trong môi trường nóng)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 21 | 23 | 22 | 21 | 22 | 21 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 11,30 | 23,43 | 13,20 | 25,43 | 2,18 | 27,65 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,55 | 0,76 | 0,46 | 0,78 | 0,42 | 0,96 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,68 | 3,23 | 3,39 | 3,08 | 19,38 | 3,55 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,55 | 2,13 | 1,30 | 2,20 | 1,18 | 2,70 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,05 | 1,56 | 1,30 | 1,47 | 1,06 | 1,45 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 8,87 | 6,61 | 9,53 | 5,76 | 48,45 | 5,36 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 2,94 | 4,35 | 3,65 | 4,11 | 2,96 | 4,07 |
Bảng A.6- Các kết quả ước lượng thống kê theo phương pháp B (phân tán trong môi trường lạnh)
Mẫu gạo | ||||||
A | B | C | D | E | F | |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 18 | 20 | 17 | 18 | 19 | 19 |
Hàm lượng trung bình, g/100g | 12,45 | 24,08 | 14,09 | 26,35 | 1,79 | 27,92 |
Độ lệch chuẩn lặp lại Sr, g/100g | 0,51 | 1,02 | 0,47 | 0,56 | 0,47 | 0,72 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % | 4,06 | 4,22 | 3,31 | 2,11 | 26,42 | 2,57 |
Giới hạn lặp lại, r=2,8 Sr, g/100g | 1,42 | 2,85 | 1,31 | 1,56 | 1,32 | 2,01 |
Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/100g | 1,22 | 1,97 | 0,90 | 1,66 | 1,29 | 1,76 |
Hệ số biến thiên tái lập, % | 9,76 | 8,17 | 6,37 | 6,30 | 72,29 | 6,29 |
Giới hạn tái lập, R=2,8SR, g/100g | 3,40 | 5,51 | 2,51 | 4,65 | 3,62 | 4,92 |
A.3.1 Độ lặp lại của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, phân tích trên cùng nguyên liệu, do cùng một người tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, dùng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại, r620, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo các công thức sau:
A.3.2 Độ tái lập của các phương pháp
Chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được của hai lần thử nghiệm riêng rẽ, với cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau không lớn hơn 5% trong trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập. R620, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung;
[2] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn;
[3] ISO 13690:1999, Cereals, pulses and milled products - Sampling of static batches;
[4] AACC method 61 - 03 (re-approved 1999; this method is equivalent to the withdrawn ISO 6647: 1987);
[5] European Commission Report EUR 16612 EN, 1995: The certircation of the amylose con tent (mass fraction) of three rice reference materials as measured according to method ISO 6647. CRM's 465, 466 and 467;
[6] Juliano B.O. A simplified assay for milled rice amylose, Cereal Sci. Today, 1971, 16, pp. 334-40 . 360.
TCVN 5716-2:2008 ISO 6647-2:2007 Xác định hàm lượng amyloza-Phần 2: Phương pháp thường xuyên
In lược đồCơ quan ban hành: | |
Số hiệu: | TCVN 5716-2:2008 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Ngày ban hành: | 01/01/2008 |
Hiệu lực: | 01/01/2008 |
Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Người ký: | |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |