Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | TCVN 8010:2009 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | |
Ngày ban hành: | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Áp dụng: | 01/01/2009 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8010:2009
RƯỢU CHƯNG CẤT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG METANOL
Distilled liquors - Determination of methanol content
Lời nói đầu
TCVN 8010:2009 được xây dựng trên cơ sở AOAC 972.11 Methanol in Distilled Liquors. Gas Chromatographic Method;
TCVN 8010:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RƯỢU CHƯNG CẤT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG METANOL
Distilled liquors - Determination of methanol content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định hàm lượng metanol trong rượu chưng cất bằng sắc ký khí và bằng phương pháp so màu.
2. Phương pháp sắc ký khí
2.1. Thuốc thử
Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích, trừ khi có qui định khác.
2.1.1. Etanol, 40%, không chứa metanol.
2.1.2. Dung dịch gốc metanol
Pha loãng 10 ml metanol 99,9 mol % bằng etanol 40% (2.1.1) đến 100 ml.
2.1.3. Dung dịch gốc chuẩn nội n-butanol
Pha loãng 10 ml n-butanol 99,9 mol % bằng etanol 40% (2.1.1) đến 100 ml.
2.1.4. Dung dịch chuẩn metanol
Dung dịch metanol 0,050% với dung dịch chuẩn nội n-butanol 0,030%. Đổ khoảng 99 ml etanol 40% (2.1.1) vào bình định mức 100 ml và dùng xyranh bổ sung vào đó 500 ml dung dịch gốc metanol (2.1.2) và 300 ml dung dịch gốc n-butanol (2.1.3). Trộn và pha loãng bằng etanol 40% (2.1.1) đến 100 ml. Trộn lại.
2.2. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
2.2.1. Máy sắc ký khí, được trang bị bộ detector ion hóa ngọn lửa
2.2.1.1. Cột 23% Carbowax 1500 (khối lượng) trên silica gel sắc kí W (từ 60 mesh đến 80 mesh, đã được rửa bằng axit).
2.2.1.2. Các thông số:
- Nhiệt độ cột 700C (đẳng nhiệt);
- Nhiệt độ detector và ống nối 1500C;
- Tốc độ dòng khí mang heli 150 ml/min.
Các điều kiện vận hành tối ưu thay đổi theo cột và thiết bị và cần được xác định bằng cách sử dụng các dung dịch chuẩn. Chỉnh các thông số để có độ sắc nét tối đa và tách rõ tối ưu của pic. Với chất chuẩn mức cao, thì n-propanol cần phải tách đường nền hoàn toàn khỏi etanol.
2.2.2. Xyranh, dung tích 10 ml.
2.3. Cách tiến hành
Dùng xyranh (2.2.2) bơm 10 ml hỗn hợp dung dịch chuẩn (2.1.4). Chỉnh các thông số vận hành và giảm dần để thu được chiều cao pic có thể đo được (khoảng 1/2 độ uốn của toàn thang đo). Xác định thời gian lưu của metanol và n-butanol (khoảng 3 min và 12 min tương ứng). Bơm 10 ml phần mẫu thử để ước đoán lượng metanol, pha loãng nếu cần và để kiểm tra sự không có mặt của n-butanol. Tùy thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của n-butanol trong phần mẫu thử, xác định hàm lượng metanol từ đường chuẩn đã được chuẩn bị theo 2.3.1 hoặc 2.3.2.
2.3.1. Khi không có mặt n-butanol
Trên cơ sở ước đoán metanol, chuẩn bị một dãy các dung dịch chuẩn (4 hoặc 5) trong đó dải nồng độ bao trùm nồng độ metanol của mẫu thử. Bổ sung chất chuẩn nội vào cả phần mẫu thử lẫn dung dịch chuẩn có nồng độ tương tự với nồng độ metanol của phần mẫu thử.
Tính các tỷ số chiều cao pic của metanol: n-butanol, sử dụng trung bình của các lần bơm lặp lại và dựng đồ thị các tỷ lệ này dựa vào nồng độ metanol.
2.3.2. Khi có mặt n-butanol
Chuẩn bị một dãy chất chuẩn metanol như trong 2.3.1, nhưng không bổ sung n-butanol vào phần mẫu thử và các dung dịch chuẩn. Dựng đồ thị chiều cao pic thực tế dựa theo nồng độ metanol.
Từ đồ thị suy ra nồng độ metanol trong mẫu thử.
3. Phương pháp so màu
3.1. Nguyên tắc
Cho phần mẫu thử tác dụng với thuốc thử fucsin sulfit sau khi đã oxi hóa metanol thành aldehyd focmic. So màu của dung dịch thu được với màu của dung dịch chuẩn.
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Kali pemanganat, dung dịch 1%
Bảo quản dung dịch này trong chai màu nâu, giữ lạnh. Sử dụng sau khi chuẩn bị 24 h và loại bỏ sau 4 ngày. Dung dịch phải trong và có màu hồng.
3.2.2. Axit sulfuric đậm đặc, d = 1,84.
3.2.3. Axit sulfuric, được pha loãng 1:1.
3.2.4. Axit oxalic bão hòa.
3.2.5. Dung dịch chuẩn metanol, ví dụ 0,06%
Rót etanol 450 không có rượu tạp và aldehyd vào bình định mức 1000 ml (3.3.2) đến hai phần ba thể tích và giữ ở 200C. Dùng microburet (3.3.3) lấy 0,27 ml metanol cho vào bình định mức và lắc đều. Thêm tiếp etanol 450 (có nhiệt độ 200C) không chứa rượu tạp và aldehyd đến vạch và lắc đều. Dung dịch thu được chứa 0,06% metanol.
3.2.6. Dung dịch fucsin sulfit
Hòa tan 0,1 g fucsin bazơ hoặc parafucsin trong 70 ml nước cất ở 700C đến 800C. Rót dung dịch này vào bình định mức dung tích 100 ml (3.3.2), để nguội đến 200C rồi thêm nước cất ở 200C đến vạch và lắc đều. Rót hết 100 ml fucsin vừa pha vào bình thủy tinh có nút mài 200 ml (3.3.2), thêm 2,5 ml dung dịch natri hydrosulfit (3.2.7) mới pha, lắc đều. Sau khoảng từ 3 h đến 4h thêm tiếp vào bình 0,48 ml axit sulfuric đậm đặc (3.2.2).
Dung dịch này được giữ trong bình thủy tinh màu nâu và được bảo quản lạnh. Khi sử dụng, dung dịch phải trong và có màu đặc trưng của lưu huỳnh dioxit. Khi trộn với một thể tích etanol 450 không có rượu tạp và aldehyd thì không được hiện màu.
3.2.7. Natri hydrosulfit, d = 1,262
3.3. Dụng cụ
3.3.1. Ống nghiệm so màu, dung tích 25 ml, đáy bằng.
3.3.2. Bình định mức, dung tích 100 ml, 200 ml và 1000 ml có nút mài.
3.3.3. Microburet.
3.4. Cách tiến hành
Cho lần lượt vào hai ống nghiệm so màu (3.3.1). Ống thứ nhất 0,2 ml mẫu thử nghiệm và ống thứ hai 0,2 ml dung dịch metanol chuẩn. Thêm vào mỗi ống 5 ml dung dịch kali pemaganat (3.2.1) và 0,4 ml axit sulfuric đã pha loãng (3.2.3). Đậy nút các ống nghiệm và lắc đều.
Sau 3 min thêm vào mỗi ống 1 ml axit oxalic bão hòa (3.2.4). Khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt thì cho thêm 1 ml axit sulfuric đậm đặc (3.2.2) để dung dịch mất màu hoàn toàn. Thêm 5 ml thuốc thử fucsin sulfit (3.2.6) và lắc đều. Để yên hai ống nghiệm 35 min, sau đó so màu của hai dung dịch. Màu của rượu thử không được đậm hơn màu của dung dịch rượu chuẩn.
4. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
- mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
- phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
- mọi chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
- các kết quả thử nghiệm thu được.
Không có văn bản liên quan. |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu: | TCVN 8010:2009 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Năm ban hành: | 0 |
Hiệu lực: | 01/01/2009 |
Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
Người ký: | |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản tiếng Việt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!