hieuluat

Công văn 1033-TC/TCT quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh của các nhà khách, nhà nghỉ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1033-TC/TCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phan Văn Dĩnh
    Ngày ban hành:06/08/1991Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/07/1991Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
  • Công văn

    CÔNG VĂN

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1033-TC/TCT NGÀY 06 THÁNG 08 NĂM 1991
    VỀ VIỆC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    CỦA CÁC NHÀ KHÁCH, NHÀ NGHỈ

     

    Kính gửi:

    - Các Bộ, các ngành, các đoàn thể và các cơ quan trực thuộc HĐBT,

    - UBND các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.

     

    Điểm 3 Điều 1 Quyết định số 75/CT ngày 27-3-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xử lý các công trình không trực tiếp sản xuất thuộc khu vực Nhà nước quy định: "các nhà khách, nhà nghỉ thuộc các Bộ, các ngành, các đoàn thể Trung ương, địa phương và cơ sở đang quản lý cần có biện pháp sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao, chuyển sang hạch toán kinh doanh và nộp thuế theo quy định của Nhà nước".

    Căn cứ vào Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế lợi tức, các Pháp lệnh về thuế của Hội động Nhà nước, Nghị định số 315/HĐBT ngày 2-10-1990, Nghị định số 353/HĐBT ngày 2-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết các Luật thuế nói trên và Quyết định số 268/CT ngày 30-7-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đăng ký hoạt động của các tổ chức làm kinh tế co các cơ quan tài chính và các đoàn thể thành lập. Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với hoạt động kinh doanh của các nhà khách, nhà nghỉ thuộc các Bộ, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trong cả nước như sau:

    1. Tất cả các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể của Trung ương và địa phương có hoạt động kinh doanh, dịch vụ (bao gồm các hoạt động cho thuê nhà ở, phòng ngủ, dịch vụ du lịch, dịch vụ mát-xa, tham quan, nghỉ mát, ăn uống, thương nghiệp...) đều phải kê khai đăng ký kinh doanh và kê khai đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương theo Quyết định số 268/CT ngày 30-7-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn số 39-TC/CTN ngày 27-8-1990 của Bộ Tài chính.

    2. Các cơ sở kinh doanh nói ở điểm 1 phải nộp các loại thuế như sau:

    - Nộp thuế môn bài mỗi năm một lần theo mức thuế quy định tại Quyết định số 421/HĐBT ngày 10-12-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh các mức bằng tiền về thuế môn bài;

    - Nộp thuế doanh thu với thuế suất 10% trên doanh thu chịu thuế đối với các hoạt động cho thuê phòng ngủ, phục vụ ăn uống, dịch vụ du lịch (kể cả dịch vụ mát-xa), tham quan; nếu có kinh doanh các ngành nghề và mặt hàng khác thì nộp thuế doanh thu đối với từng ngành nghề, mặt hàng theo biểu thuế ban hành kèm theo Luật Thuế doanh thu.

    Riêng hoạt động phục vụ bữa ăn hàng ngày hạch toán theo giá nội bộ đối với cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, đơn vị có nhà khách, nhà nghỉ và đối với khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị thì tạm thời chưa thu thuế doanh thu.

    - Nộp thuế lợi tức với thuế suất 50% trên tổng số lợi tức chịu thuế trong từng thời kỳ.

    - Nộp các loại thuế và thu khác (nếu có) như thu trên vốn, khấu hao, thuế thu nhập và các loại phí, lệ phí, thuế nhà đất.

    3. Việc giảm thuế, miễn thuế:

    Các nhà khách, nhà nghỉ của các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể được xem xét giảm, miễn thuế theo quy định tại các Luật Thuế doanh thu và Luật Thuế lợi tức.

    Ngoài ra, đối với phần hoạt động phục vụ nội bộ của các cơ quan, đơn vị có nhà khách, nhà nghỉ có thể được xem xét giảm thuế như sau:

    - Về thuế doanh thu:

    Nếu phần thu về cho thuê phòng ngủ phục vụ nội bộ chỉ bù đắp đủ các khoản chi phí thì được xét giảm thuế doanh thu. Mức giảm tối đa không quá 50% thuế suất theo Luật định.

    - Về thuế lợi tức:

    Nếu hoạt động phục vụ nội bộ có lãi ít (lợi tức chịu thuế không quá 55% so với doanh thu về hoạt động này) thì được xem xét giảm thuế lợi tức. Mức giảm tối đa không quá 50% thuế suất theo Luật định.

    Doanh thu phục vụ nội bộ là:

    + Đối với nhà khách là phần thu về phục vụ hội nghị ngành. Hội nghị cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan, đơn vị có nhà khách; phần phục vụ ăn nghỉ của khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị.

    + Đối với nhà nghỉ là phần thu về phục vụ cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan, đơn vị có nhà nghỉ được hưởng tiêu chuẩn của cơ quan cho đi nghỉ mát, tham quan, điều dưỡng.

    4. Nguyên tắc, thủ tục xét giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức:

    a) Đơn vị xin giảm thuế phải có đơn gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế (chi cục thuế sở tại), thuyết minh đầy đủ tình hình và lý do xin giảm thuế theo các nội dung nói ở điểm 3 trên đây.

    b) Việc xét giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức thực hiện theo nguyên tắc: xét tạm giảm từng kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng và được giảm chính thức khi quyết toán năm.

    c) Cơ quan thuế địa phương xem xét đơn xin giảm thuế của từng cơ sở có nhà khách, nhà nghỉ thuộc cấp mình quản lý thu thuế, theo trình tự sau đây:

    - Cán bộ thuế trực tiếp quản lý cơ sở xem xét hồ sơ xin giảm thuế, kiểm tra đối chiếu với sổ sách kế toán và có nhận xét báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo cơ quan thuế trực tiếp.

    - Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý xem xét và kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên về mức giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức cho từng trường hợp cụ thể.

    - Căn cứ vào đơn xin giảm thuế của cơ sở, kiến nghị của cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế, Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định tạm giảm thuế cho đơn vị được phân cấp.

    5. Các nhà khách, nhà nghỉ phải hạch toán rõ ràng về hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình trong từng thời kỳ, tổ chức hạch toán riêng, có sổ sách theo dõi riêng phần doanh thu phục vụ nội bộ để làm cơ sở tính thuế. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ như các phiếu nghỉ, phiếu đặt ăn, các hợp đồng (nếu có) và các chứng từ thanh quyết toán có liên quan.

    Đề nghị các Bộ, các ngành, các đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các nhà khách, nhà nghỉ thuộc cơ quan mình và các cơ quan khác đóng tại địa phương thực hiện đúng quyết đinh số 75/CT ngày 27-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo Luật định.

    Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của tất cả các nhà khách, nhà nghỉ của các ngành, các cơ quan, đơn vị đóng tại địa phương để thực hiện đúng chính sách thuế.

    6. Công văn này được thi hành từ ngày 1-7-1991.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

     

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X