Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 122/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 10/01/2011 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 10/01/2011 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
BỘ TÀI CHÍNH Số: 122/TCT-CS | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
Kính gửi: Tập đoàn Viễn thông quân đội.
(Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4587/VTQĐ-TCKT ngày 17/12/2010 của Tập đoàn Viễn thông quân đội về vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về đề nghị thêm 3 ký tự thể hiện mã chi nhánh vào ký hiệu hóa đơn:
Tại Điểm 1.3 Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư số 153/2010/TT-BTC quy định: “1.3. Ký hiệu hoá đơn: ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.
...
Ví dụ:
...
AA/13P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 13: hóa đơn phát hành năm 2013; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.”
Đối với các tiêu thức quy định về ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn là các tiêu thức bắt buộc và phải đúng quy định. Đề nghị Tập đoàn đặt in hóa đơn đảm bảo in đúng các tiêu thức này trên hóa đơn. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tập đoàn có thể in thêm mã chi nhánh thành dòng riêng trên hóa đơn.
2. Về dấu trên hóa đơn:
- Đối với hóa đơn dịch vụ viễn thông:
Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc: “3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
Căn cứ theo hướng dẫn nêu trên, hóa đơn dịch vụ viễn thông không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán.
- Đối với hóa đơn bán các hàng hóa, dịch vụ khác (sim, thẻ điện thoại, điện thoại…):
Tại điểm 4 công văn số 17716/BTC-TCT ngày 27/12/2010 về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 153, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về tiêu thức “dấu” trên hóa đơn: “Bộ Tài chính giao Cục thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế thì Cục thuế có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.”
Để thống nhất thực hiện trong Tập đoàn, Tổng cục Thuế chấp thuận đề nghị của Tập đoàn, trường hợp Tập đoàn, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc bán sim, thẻ điện thoại, điện thoại… trên hóa đơn không nhất thiết phải có dấu của người bán.
3. Về mẫu hóa đơn GTGT cước viễn thông:
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010/TT-BTC.
Ngày 24/12/2010, Bộ Tài chính đã có công văn số 17684/BTC-TCT, theo đó hướng dẫn: “trường hợp Tập đoàn Viễn thông Quân đội có thực hiện kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại nhiều địa phương cấp tỉnh khác nơi đóng trụ sở chính thì doanh thu dịch vụ cước trả sau phát sinh tại địa phương nào do chi nhánh tại địa phương đó thực hiện khai, nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, mẫu hóa đơn GTGT thu cước các dịch vụ viễn thông của Tập đoàn phải có các tiêu thức bắt buộc theo đúng quy định: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn. Đối với cước viễn thông trả sau, các Chi nhánh của Tập đoàn tại các địa phương thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp Chi nhánh. Do đó, trên mẫu hóa đơn thu cước phải thể hiện được tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán (là các Chi nhánh) và các tiêu thức bắt buộc khác theo quy định.
Tập đoàn có thể bổ sung các tiêu thức và nội dung tạo thêm khác trên mẫu hóa đơn GTGT cước viễn thông phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: cước phải thu (nợ trước, phát sinh trong kỳ), hình thức thanh toán (thanh toán trả trước, thanh toán trả sau), còn phải thu…
Các Chi nhánh của Tập đoàn phải gửi thông báo phát hành và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc Tập đoàn tại Hà Nội, Tập đoàn thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc tại Hà Nội.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Viễn thông quân đội được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế |
Số hiệu: | 122/TCT-CS |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 10/01/2011 |
Hiệu lực: | 10/01/2011 |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!