hieuluat

Công văn 387/TCT-HTQT áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam và Singapore từ chuyển nhượng vốn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục ThuếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:387/TCT-HTQTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Hồng Hải
    Ngày ban hành:28/01/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:28/01/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Tư pháp-Hộ tịch
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC THUẾ
    -----------------------
    Số: 387/TCT-HTQT
    V/v: áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam và Singapore đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ------------------------
    Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011
     
     
    Kính gửi: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Olympus Việt Nam
     
     
    Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2912/OVN ngày 29/12/2010 của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Olympus Việt Nam (sau đây gọi là OVN) đề nghị hướng dẫn việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn tại OVN của Công ty Olympus Singapore (OSP) cho OCAP (là một Công ty thành lập và hoạt động tại Hồng Kông).
    Đối với vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
    1. Về việc áp dụng nội luật
    Theo quy định tại khoản 2, Phần E, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 25%.
    2. Về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore    
    Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản, Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore quy định:
    1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Điều 6 và bất động sản đó nằm tại Nước ký kết kia có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
    2. Những khoản lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của Nước ký kết này có tại Nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ xí nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
    3. Lợi tức do xí nghiệp của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế hay từ chuyển nhượng động sản gắn liền với hoạt động của tàu thủy hay máy bay đó, sẽ chỉ phải chịu thuế tại Nước đó.
    4. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại khoản 1, 2 và 3 sẽ chỉ chịu thuế tại Nước nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú”.
    Theo nội dung công văn số 2912/OVN của OVN, nếu OSP (là đối tượng cư trú của Singapore) chuyển nhượng phần vốn của OSP tại OVN (là một công ty của Việt Nam) cho OCAP (là một công ty của Hồng Kông) thì phần vốn chuyển nhượng không thuộc bất kỳ tài sản nào nêu tại khoản 1, 2 và 3, Điều 13 – Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore nêu trên. Do đó, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn này sẽ chỉ chịu thuế tại Singapore, không phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam.
    Để được miễn thuế theo Hiệp định, OSP có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định theo hướng dẫn tại điểm 1.1, mục II, phần D, Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính.
    Tổng cục Thuế thông báo OVN biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Vụ Pháp chế (2b);
    - Lưu: VT, HTQT (2b).
    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




    Lê Hồng Hải
     
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X