Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3911/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lưu Đức Huy |
Ngày ban hành: | 30/09/2019 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 30/09/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ------------- Số: 3911/TCT-CS V/v Chính sách thuế và hóa đơn | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ---------------- Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019
|
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2536/CT-TTHT ngày 29/5/2019 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về xuất hoá đơn GTGT, về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định hoá đơn bán hàng hoá cung ứng dịch vụ:
“Điều 15. Lập hoá đơn
1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
……..
6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác. ”
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
….”
2. Căn cứ Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT (hướng dẫn một số trường hợp không phải xuất hóa đơn GTGT).
3. Căn cứ Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thời điểm xác định thuế GTGT.
4. Căn cứ Điểm n, Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính:
“n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh ”.
5. Căn cứ Điều 4 và Điều 7 Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc thanh lý rừng trồng
1. Việc thanh lý rừng trồng không thành rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được thực hiện sau khi có quyết định thanh lý của cấp có thẩm quyền và có phương án sử dụng đất (có dự án đầu tư trồng rừng mới thay thế hoặc chuyển đổi sang mục đích khác phù hợp với quy hoạch sử dụng đất) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với rừng trồng không thành rừng do nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn giá trị sinh thái ảnh hưởng xấu đến môi trường hoặc đến diện tích rừng trồng còn lại thì sau khi có quyết định thanh lý của cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tư tổ chức thực hiện thanh lý ngay mà không phải chờ có phương án sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Giá trị lâm sản tận thu được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng.”
“Điều 7. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng
1. Chi phí thanh lý rừng trồng không thành rừng bao gồm chi phí tổ chức thực hiện thanh lý rừng và tận thu lâm sản; trong đó:
……
2. Số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng để chi phí thanh lý theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được phân chia theo chính sách hưởng lợi theo quy định của pháp luật về đầu tư và phát triển rừng. Đối với phần giá trị thuộc về nhà nước thì được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, cụ thể: nộp vào ngân sách trung ương đối với rừng trồng do Bộ, ngành trung ương quản lý; nộp vào ngân sách địa phương đối với rừng trồng do địa phương quản lý.
7. Trường hợp rừng trồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không có quy định về chính sách hưởng lợi thì số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả các khoản đã ứng để chi phí thanh lý theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”
Căn cứ quy định nêu trên về nguyên tắc số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng để chi phí thanh lý được phân chia theo chính sách hưởng lợi theo quy định của pháp luật về đầu tư và phát triển rừng. Trường hợp rừng trồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không có quy định về chính sách hưởng lợi thì số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả các khoản đã ứng đế chi phí thanh lý được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp MĐrắk đã bán đấu giá thanh lý rừng trồng theo chương trình 661 do nguyên nhân bão số 12-Damrey năm 2017 gây thiệt hại cho toàn bộ rừng phòng hộ liên kết giữa Công ty CP Lâm Nghiệp Trường Thành và Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp MĐrắk và 2 Công ty nêu trên đã thoả thuận phân chia thu nhập về bán gỗ thanh lý thu hồi sau bão theo tỷ lệ 60:40 (Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp MĐrắk 40%; Công ty CP Lâm Nghiệp Trường Thành 60%) thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk xác định việc xử lý số tiền nêu trên có đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không? trên cơ sở nêu trên Cục Thuế có hướng dẫn về việc lập hoá đơn và kê khai nộp thuế theo quy định.
Tổng cục Thuế trả lời Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thế Mạnh (để b/c); - Vụ PC, VP - BTC; - Vụ PC, VP - TCT; - Website TCT; - Lưu: VT, CS(3b). | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG CỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế |
Số hiệu: | 3911/TCT-CS |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 30/09/2019 |
Hiệu lực: | 30/09/2019 |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lưu Đức Huy |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |