hieuluat

Công văn 5260/TCHQ-TXNK vướng mắc khi thực hiện thủ tục xét hoàn thuế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quanSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:5260/TCHQ-TXNKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hoàng Việt Cường
    Ngày ban hành:02/10/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:02/10/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC HẢI QUAN
    ----------------------
    Số: 5260/TCHQ-TXNK
    V/v: Vướng mắc xét hoàn thuế
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2012
     
     

    Kính gửi:
    - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;
    - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị.
     
    Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 2280/HQBD-TXNK ngày 04/09/2012 của Cục Hải quan Bình Dương và công văn số 1067/HQQT-NV ngày 12/09/2012 của Cục Hải quan Quảng Trị trình bày về vướng mắc khi thực hiện thủ tục xét hoàn thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
    Tại điểm a khoản 7 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam là:
    “a.1) Hàng hóa được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu;
    a.2) …
    a.3) Hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó.
    Trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm a.1, điểm a.3 khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu sau theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 128 Thông tư này”.
    Tại điểm a khoản 8 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba là:
    “a.1) Hàng hóa được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan trong thời hạn tối đa ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu;
    a.2) …
    a.3) Hàng hóa làm thủ tục xuất trả tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó;
    a.4) …”
    Đồng thời tại khoản này cũng quy định: “Trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm a.1, điểm a.3 khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu sau theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 128 Thông tư này”.
    Do đó đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam có hồ sơ hoàn thuế vi phạm điểm a.1 khoản 7 Điều 113 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và trường hợp hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất có hồ sơ hoàn thuế vi phạm điểm a.1 khoản 8 Điều 113 Thông tư số 194/2010/TT-BTC thì được cơ quan hải quan chuyển sang đối tượng kiểm tra trước hoàn thuế xuất khẩu/nhập khẩu sau và thực hiện các bước kiểm tra theo quy định tại khoản 5 Điều 128 Thông tư 194/2010/TT-BTC, nếu kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu đã thực tái nhập vào Việt Nam/tái xuất ra nước ngoài thì thực hiện hoàn thuế cho số hàng hóa đã thực nhập/thực xuất theo quy định.
    Công văn này thay thế công văn số 46/TCHQ-TXNK ngày 04/01/2012 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị về việc hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu.
    Tổng cục Hải quan thông báo để Cục hải quan tỉnh Bình Dương và Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị biết và thực hiện./.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Lưu: VT, TXNK (03 bản).
    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




    Hoàng Việt Cường
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X