Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8116/TCHQ-TXNK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Bằng Toàn |
Ngày ban hành: | 28/12/2020 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 28/12/2020 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8116/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế Nghĩa Dũng.
(Số 44, LK5A, Làng Việt Kiều Châu Âu, Khu Đô thị mới Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời công văn số 2020/1021/CV ngày 21/10/2020 của Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế Nghĩa Dũng về việc áp dụng mức thuế nhập khẩu và VAT cho hàng y tế nhập khẩu. Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về câu hỏi cùng một mã số hàng hóa có thể có nhiều mức thuế nhập khẩu và VAT không?
a) Về thuế suất thuế NK:
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
“3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường...”
Cơ quan hải quan thực hiện phân loại theo nguyên tắc “một mặt hàng một mã số”. Tuy nhiên cùng một mã số hàng hóa có thể có nhiều mức thuế xuất nhập khẩu khác nhau như:
- Thuế suất ưu đãi (theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt (theo các biểu thuế tại các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên như: ATIGA, ACFTA, EVFTA...
- Thuế suất thông thường.
b) Về thuế suất thuế GTGT:
Căn cứ Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 31/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT;
Căn cứ khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính, quy định:
“Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”
Căn cứ các quy định trên, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT đối với các mặt hàng là thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế, được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Y tế.
2. Về câu hỏi: Hàng hóa nhập khẩu có mã hàng hóa 39269039, 90183910, 90183990, 90189090 thì áp thuế nhập khẩu và VAT là bao nhiêu.
a) Về thuế nhập khẩu:
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
Đề nghị Đề nghị Công ty đối chiếu thông tin của hàng hóa với Biểu thuế nhập khẩu và điều kiện áp dụng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc Biểu thuế nhập khẩu theo mức thuế suất thông thường để xác định mức thuế suất của từng mặt hàng có mã số hàng hóa nêu trên.
b) Về thuế GTGT:
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính.
Căn cứ công văn số 743/BTC-TCHQ ngày 17/1/2017 của Bộ Tài chính về việc xác nhận thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế:
“Thiết bị dụng cụ chuyên dùng trong y tế nhập khẩu không được nêu tên cụ thể tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính, các mặt hàng không thuộc Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế thì phải có xác nhận của Bộ Y tế để được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.
Các thiết bị, dụng cụ y tế khác (không có tên cụ thể nêu tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC không thuộc Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BYT) nhưng là mặt hàng có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất GTGT 5% theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Trường hợp không có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.”
Đề nghị công ty căn cứ các quy định nêu trên để áp dụng mức thuế GTGT.
3. Về câu hỏi: Trong trường hợp cùng một mặt hàng nhưng do cơ quan hải quan cửa khẩu áp các mã hàng hóa khác nhau 39269039, 90183910, 90183990, 90189090 thì chúng tôi có cần sửa lại cho thống nhất không và thời gian tờ khai cần sửa lại từ khi nào?:
Căn cứ Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ:
“Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
1. Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan của hàng hóa thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.
Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa, chịu chi phí giám định theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định theo quy định của pháp luật, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.
2. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại điểm b.2 khoản 1, điểm b.2 khoản 2 Điều 24 Thông 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:
“b.2) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm giũa nội dung khai hải quan và thực tế kiểm tra để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật và cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.”
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định trên và quy định về trường hợp khai bổ sung, thủ tục khai bổ sung tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện việc khai bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu đúng quy định.
4. Về câu hỏi: Trong trường hợp cùng một mặt hàng, cùng một mã hàng hóa nhưng cơ quan hải quan cửa khẩu áp các mức thuế nhập khẩu và VAT khác nhau thì chúng tôi có cần sửa lại cho thống nhất không và thời gian tờ khai cần sửa lại từ khi nào?
Theo nội dung trả lời tại điểm 3, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định lại mức thuế NK, thuế GTGT do doanh nghiệp khai báo, đề nghị Công ty căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Điều 24 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và quy định về trường hợp khai bổ sung, thủ tục khai bổ sung tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện việc khai bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu đúng quy định.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế Nghĩa Dũng biết và thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp có vướng mắc đề nghị liên hệ với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục mở tờ khai để được hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
08 | Văn bản dẫn chiếu |
09 | Văn bản dẫn chiếu |
10 | Văn bản dẫn chiếu |
Công văn 8116/TCHQ-TXNK áp dụng mức thuế nhập khẩu và VAT cho hàng y tế nhập khẩu
In lược đồCơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu: | 8116/TCHQ-TXNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 28/12/2020 |
Hiệu lực: | 28/12/2020 |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Trần Bằng Toàn |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |