hieuluat

Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:35&36-01/2017
    Số hiệu:164/2016/NĐ-CPNgày đăng công báo:12/01/2017
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày ban hành:24/12/2016Hết hiệu lực:15/07/2023
    Áp dụng:01/01/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường
  •  

    CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 164/2016/NĐ-CP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2016
     
     
    NGHỊ ĐỊNH
    VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
    Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
    Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;.
    Căn cứ Luật phí và lphí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng chịu phí

    1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu, phương pháp tính, kê khai, nộp phí và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
    2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

    Điều 3. Tổ chc thu phí

    Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
     

    Chương II. MỨC PHÍ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, KÊ KHAI, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

     

    Điều 4. Mức phí

    1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
    2. Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
    3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.
    4. Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

    Điều 5. Phương pháp tính phí

    1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
    F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
    Trong đó:
    - F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;
    - Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
    - Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
    - f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
    - f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
    - K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
    + Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;
    + Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
    2. Đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017.
    3. Số lượng đất đá bốc xúc thải ra (Q1) trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    Số phí phải nộp đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra phát sinh trong kỳ nộp phí căn cứ vào khối lượng đất đá bốc xúc tính trên khối lượng (tấn hoặc m3) quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ.
    Trường hợp trong tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan không có thông tin về số lượng đất đá bốc xúc thải ra thì việc kê khai, nộp phí căn cứ vào số lượng đất đá bốc xúc thực tế thải ra trong kỳ.
    4. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
    5. Trường hợp trong quá trình khai thác mà thu được thêm loại khoáng sản khác thuộc loại khoáng sản được cấp phép thì người nộp phí phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với quặng khoáng sản (Q2) theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.
    6. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 2 Mục II Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
    7. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó và trường hợp đất, đá khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.
    Điều 6. Kê khai, nộp phí
    1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, người nộp phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản. Thời hạn kê khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
    2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là loại khai theo tháng và quyết toán năm. Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
    3. Đối với trường hợp người nộp phí thuộc diện bị ấn định số phí phải nộp, thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
    4. Địa điểm kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than là Cục thuế địa phương nơi người nộp phí đặt văn phòng điều hành chính.
    5. Đồng tiền nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là đồng Việt Nam.
    6. Ngoài các quy định trên, việc khai phí, nộp phí, quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế.
    Điều 7. Các trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu
    1. Các trường hợp sau đây được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
    a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ;
    b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản.
    c) Các trường hợp khác không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này thì không được áp dụng theo mức phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
    2. Cách tính phí đối với khai thác khoáng sản tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    Điều 8. Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây:
    a) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
    b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
    c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
    d) Nơi có hoạt động khai thác khoáng sản quy định tại khoản này là nơi thực tế diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản theo địa bàn quản lý của cấp xã và cấp huyện.
    2. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
    4. Chậm nhất là trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông tin công khai: Số lượng khoáng sản khai thác, số lượng đất đá bốc xúc thải ra, số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà doanh nghiệp đã nộp của năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, đài phát thanh địa phương, đài truyền hình địa phương, trang thông tin điện tử của cơ quan thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân được biết.
     

    Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     
    Điều 9. Hiệu lực thi hành
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
    2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới thì thu theo mức phí đang thực hiện tại địa phương.
    Điều 10. Tổ chc thực hiện
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
    a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2017 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương.
    b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp phí theo quy định tại Nghị định này.
    c) Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan thuế công khai tình hình thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn.
    2. Cơ quan Thuế địa phương có trách nhiệm:
    a) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí theo quy định.
    b) Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Ấn định số phí bảo vệ môi trường phải nộp theo quy định trong trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán.
    c) Xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
    d) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo quy định.
    đ) Phối hợp với cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở địa phương tổ chức quản thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định của Luật quản lý thuế.
    Điều 11. Trách nhiệm thi hành
    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
     

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: VT, KTTH (3b).XH 225
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG



     


    Nguyễn Xuân Phúc
     
     
     
    BIỂU KHUNG MỨC PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
    (Kèm theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ)
     

     

    STT
    Loại khoáng sản
    Đơn vị tính
    Mc thu tối thiểu (đồng)
    Mức thu tối đa (đồng)
    I
    QUẶNG KHOÁNG SẢN KIM LOẠI
     
     
     
    1
    Quặng sắt
    Tấn
    40.000
    60.000
    2
    Quặng măng-gan
    Tấn
    30.000
    50.000
    3
    Quặng ti-tan (titan)
    Tấn
    50.000
    70.000
    4
    Quặng vàng
    Tấn
    180.000
    270.000
    5
    Quặng đất hiếm
    Tấn
    40.000
    60.000
    6
    Quặng bạch kim
    Tấn
    180.000
    270.000
    7
    Quặng bạc, Quặng thiếc
    Tấn
    180.000
    270.000
    8
    Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan (antimoan)
    Tấn
    30.000
    50.000
    9
    Quặng chì, Quặng kẽm
    Tấn
    180.000
    270.000
    10
    Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bouxite)
    Tấn
    10.000
    30.000
    11
    Quặng đồng, Quặng ni-ken (niken)
    Tấn
    35.000
    60.000
    12
    Quặng cromit
    Tấn
    40.000
    60.000
    13
    Quặng cô-ban (coban), Quặng mô-lip-đen (molipden), Quặng thủy ngân, Quặng ma-nhê (magie), Quặng va-na-đi (vanadi)
    Tấn
    180.000
    270.000
    14
    Quặng khoáng sản kim loại khác
    Tấn
    20.000
    30.000
    II
    KHOÁNG SN KHÔNG KIM LOI
     
     
     
    1
    Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan)
    m3
    50.000
    70.000
    2
    Đá Block
    m3
    60.000
    90.000
    3
    Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi), Sa-phia (sapphire), E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen, A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)
    Tấn
    50.000
    70.000
    4
    Sỏi, cuội, sạn
    m3
    4.000
    6.000
    5
    Đá làm vật liệu xây dựng thông thường
    m3
    1.000
    5.000
    6
    Đá vôi, đá sét làm xi măng, các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan), khoáng chất công nghiệp (barit, fluorit, bentônít và các loại khoáng chất khác)
    Tấn
    1.000
    3.000
    7
    Cát vàng
    m3
    3.000
    5.000
    8
    Cát trắng
    m3
    5.000
    7.000
    9
    Các loại cát khác
    m3
    2.000
    4.000
    10
    Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình
    m3
    1.000
    2.000
    11
    Đất sét, đất làm gạch, ngói
    m3
    1.500
    2.000
    12
    Đất làm thạch cao
    m3
    2.000
    3.000
    13
    Cao lanh, phen-sờ-phát (fenspat)
    m3
    5.000
    7.000
    14
    Các loại đất khác
    m3
    1.000
    2.000
    15
    Sét chịu lửa
    Tấn
    20.000
    30.000
    16
    Đôlômít (dolomite), quắc-zít (quartzite), talc, diatomit
    Tấn
    20.000
    30.000
    17
    Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật
    Tấn
    20.000
    30.000
    18
    Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)
    Tấn
    20.000
    30.000
    19
    Nước khoáng thiên nhiên
    m3
    2.000
    3.000
    20
    A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin), graphit, sericit
    Tấn
    3.000
    5.000
    21
    Than các loại
    Tấn
    6.000
    10.000
    22
    Khoáng sản không kim loại khác
    Tấn
    20.000
    30.000
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Khoáng sản của Quốc hội, số 60/2010/QH12
    Ban hành: 17/11/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội, số 55/2014/QH13
    Ban hành: 23/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Phí và lệ phí của Quốc hội, số 97/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 12/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Ban hành: 19/02/2016 Hiệu lực: 01/05/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Thông tư 66/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Ban hành: 29/04/2016 Hiệu lực: 13/06/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    07
    Nghị định 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Ban hành: 31/05/2023 Hiệu lực: 15/07/2023 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    08
    Luật Khoáng sản của Quốc hội, số 60/2010/QH12
    Ban hành: 17/11/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    09
    Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội, số 55/2014/QH13
    Ban hành: 23/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    10
    Luật Phí và lệ phí của Quốc hội, số 97/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    11
    Quyết định 2840/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 30/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Công văn 978/TCT-CS của Tổng cục Thuế về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
    Ban hành: 20/03/2017 Hiệu lực: 20/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông báo 301/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai
    Ban hành: 21/08/2019 Hiệu lực: 21/08/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:164/2016/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:24/12/2016
    Hiệu lực:01/01/2017
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:12/01/2017
    Số công báo:35&36-01/2017
    Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày hết hiệu lực:15/07/2023
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X