hieuluat

Quyết định 103/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quanSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:103/QĐ-TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Việt Cường
    Ngày ban hành:24/01/2011Hết hiệu lực:15/08/2015
    Áp dụng:29/01/2011Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Hải quan, Hành chính
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC HẢI QUAN
    --------------------
    Số: 103/QĐ-TCHQ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ----------------------
    Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2011
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, THAM VẤN VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
    ---------------------------
    TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
     
     
    Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
    Căn cứ Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
    Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
    Căn cứ Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2011 và thay thế Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày 17/8/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Phụ lục I của Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày 9/12/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
    Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, cán bộ, công chức hải quan trong quá trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Lãnh đạo Bộ (để b/c);
    - Lãnh đạo TCHQ;
    - Vụ CST; Vụ PC (BTC);
    - Website Hải quan;
    - Lưu: VT, TXNK (30b)
    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




    Hoàng Việt Cường
     
     
    QUY TRÌNH
    KIỂM TRA, THAM VẤN VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
     
    Phần 1.
    QUY ĐỊNH CHUNG
     
    1. Quy trình này hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan; áp dụng đối với những lô hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa và được thực hiện cùng với Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử; Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan; Quy trình kiểm tra thuế và ấn định thuế.
    2. Mục đích kiểm tra việc khai báo trị giá tính thuế là nhằm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong khai báo và xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan để đảm bảo khai báo đúng trị giá và các phương pháp xác định trị giá; thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách nhà nước.
    3. Nguyên tắc, nội dung kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế: Tuân thủ các quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 205/2010/TT-BTC) và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn về trị giá tính thuế.
    4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện tình trạng khai báo không đúng hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về việc khai báo, xác định trị giá tính thuế thì Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định hiện hành.
    5. Trường hợp Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế không tự động nhận dữ liệu từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc Hệ thống số liệu xuất nhập khẩu đã được cập nhật trước đó thì việc cập nhật các thông tin do doanh nghiệp khai báo trên tờ khai trị giá được thực hiện ngay sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    6. Việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng dữ liệu giá phục vụ cho quá trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá được thực hiện theo Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ Tài chính ban hành.
     
    Phần 2.
    QUY ĐỊNH CỤ THỂ
     
    I. QUY TRÌNH KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
    Bước 1: Kiểm tra hồ sơ
    1. Đối với hàng nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử:
    1.1. Trường hợp việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử và các chứng từ đi kèm ở dạng điện tử (nếu có):
    1.1.1. Kiểm tra nội dung khai báo:
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Đánh giá được mức độ đầy đủ, chính xác, chi tiết các tiêu chí do người khai hải quan khai báo trên tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết a điểm 1.3.1.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Phụ lục III Quy trình này.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu người khai hải quan khai báo đầy đủ, chính xác các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử, đồng thời đáp ứng được mức độ chi tiết của tên hàng, đơn vị tính, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.1.2 khoản này;
    c.2) Nếu người khai hải quan khai báo chưa đáp ứng được mức độ chi tiết của tên hàng, đơn vị tính, công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan bổ sung thông tin để đáp ứng được yêu cầu;
    Nếu người khai hải quan không khai thêm thông tin tên hàng, đơn vị tính hoặc khai thêm nhưng không đáp ứng được yêu cầu về mức độ chi tiết của tên hàng, đơn vị tính hoặc quá trình kiểm tra phát hiện người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá, áp dụng không đúng trình tự, phương pháp xác định trị giá, không đủ các điều kiện xác định trị giá theo hướng dẫn tại tiết a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, đồng thời đề xuất chuyển mức độ kiểm tra hải quan sang mức độ kiểm tra trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy;
    c.3) Nếu nghi vấn người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá, áp dụng không đúng trình tự, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá, không đủ các điều kiện xác định giá theo hướng dẫn tại tiết a.4. a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra hướng dẫn tại điểm 1.1.2 khoản nay2.
    1.1.2. Kiểm tra mức giá khai báo.
    a) Yêu cầu kiểm tra: Đánh giá mức độ chính xác, trung thực của mức giá khai báo.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b điểm 1.3.1.1. khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu không có nghi vấn về mức giá, công chức hải quan chấp nhận mức giá khai báo, ghi nhận trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này;
    c.2) Nếu không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấn người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá, áp dụng không đúng trình tự, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá, không đủ các điều kiện xác định trị giá theo hướng dẫn tại tiết a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn mâu thuẫn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy trình này. Công chức hải quan ghi nhận đầy đủ các nghi vấn trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này;
    c.3) Nếu có nghi vấn về mức giá, công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, đồng thời đề xuất chuyển mức độ kiểm tra hải quan sang mức độ kiểm tra trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.
    d. Nghi vấn về mức giá: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    1.2. Trường hợp việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm khai ở dạng văn bản giấy.
    1.2.1. Kiểm tra nội dung khai báo:
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Theo hướng dẫn tại tiết a điểm 1.1.1 bước 1 mục I Phần II Quy trình này.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết a điểm 1.3.2.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và phụ lục III quy trình này.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu người khai hải quan khai báo đầy đủ, chính xác các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in, đồng thời đáp ứng được mức độ chi tiết của tên hàng, đơn vị tính, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.2 khoản này.
    c.2) Nếu người khai hải quan khai báo chưa đáp ứng được mức độ chi tiết của tên hàng, đơn vị tính, công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan bổ sung thông tin để đáp ứng được yêu cầu;
    c.3) Nếu người khai hải quan không bổ sung thông tin tên hàng, đơn vị tính hoặc bổ sung không đầy đủ, tên hàng, đơn vị tính không đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra xác định trị giá:
    - Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy: Công chức hải quan ghi nhận vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, đồng thời đề xuất chuyển hình thức, mức độ kiểm tra hải quan sang kiểm tra tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in, các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy và hàng hóa, trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt.
    - Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in, các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy và hàng hóa: Công chức hải quan ghi nhận vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử thông tin cần xác định để làm cơ sở xử lý ở bước sau:
    1.2.2. Kiểm tra tính chính xác; sự trung thực, phù hợp về nội dung của hồ sơ; tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
    a. Yêu cầu kiểm tra:
    Đánh giá tính hợp pháp của các chứng từ, sự phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và các chứng từ có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế như hợp đồng mua bán hàng hóa, đơn đặt hàng, nội dung khai báo trên tờ khai trị giá, chứng từ thanh toán và các chứng từ khác.
    b. Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b và tiết c điểm 1.3.2.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trong đó lưu ý các nội dung sau:
    - Kiểm tra các điều khoản trên hợp đồng mua bán hàng hóa như: Điều khoản giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán, …. Sự phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá (hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, các chứng từ khác).
    - Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ kèm theo.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử có ghi nhận về việc người khai hải quan không khai thêm thông tin tên hàng, đơn vị tính hoặc khai thêm nhưng không đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra xác định trị giá, công chức hải quan trình Chi cục trưởng bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục III Phần II Quy trình này, ra quyết định ấn định thuế và thông báo để người khai hải quan biết và nộp thuế theo quy định, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.2) Nếu không có các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.3 khoản này.
    c.3) Nếu phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan trình Chi cục trưởng bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục III Phần II Quy trình này, ra quyết định ấn định thuế và thông báo để người khai hải quan biết, nộp thuế theo quy định, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.4) Nếu có một trong những nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.3 khoản này.
    1.2.3. Kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và phương pháp xác định trị giá tính thuế.
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ; hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết d điểm 1.3.2.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Phụ lục I Quy trình này.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu người khai hải quan áp dụng đúng nguyên tắc, điều kiện, trình tự và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.4 khoản này.
    c.2) Nếu phát hiện có một trong những mâu thuẫn về nguyên tắc, điều kiện, trình tự và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại tiết a.5, a.6, điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan trình Chi cục trưởng bác bỏ trị giá khai báo, thực hiện xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục III Phần II Quy trình này, ra quyết định ấn định thuế và thông báo để người khai hải quan biết, nộp thuế theo quy định, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.3) Nếu có một trong các nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC nhưng chưa đủ cơ sở kết luận, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.4 khoản này.
    1.2.4. Kiểm tra mức giá khai báo:
    a) Yêu cầu kiểm tra: Đánh giá mức độ trung thực, chính xác của mức giá khai báo.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết e điểm 1.3.2.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu không có nghi vấn về mức giá, không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ, thì thực hiện theo hướng dẫn tại tiết c điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chấp thuận trị giá khai báo và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.2) Nếu không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ, thì thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.1 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ theo Mẫu số 1 ban hành kèm Quy trình này và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.3) Nếu có nghi vấn về mức giá trừ nghi vấn nêu tại tiết b.4.7 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.2 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan xử lý như sau:
    c.3.1) Nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 1.2.5 khoản này.
    c.3.2) Nếu mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục, công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy trình này và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    c.4) Nếu có nghi vấn về mức giá tại tiết b.4.7 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ thì thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.3 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ theo Mẫu số 1 ban hành kèm Quy trình này và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    d) Các trường hợp mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; nghi vấn về mức giá; nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ:
    d.1) Mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC
    d.2) Nghi vấn về mức giá: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    d.3) Nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ: Là những nghi vấn theo hướng dẫn tại tiết a.2, a.3, a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC nhưng chưa đủ cơ sở kết luận.
    1.2.5. Xử lý các mặt hàng có nghi vấn về mức giá thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục:
    a) Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra trị giá tính thuế lập Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông báo nghi vấn theo Mẫu số 1), trình Chi cục trưởng ký duyệt. Trường hợp cần thêm thông tin kiểm tra thực tế hàng hóa để phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá thì được kéo dài thời gian trình, ký Thông báo nhưng không quá thời gian quy định tại Điều 19 Luật Hải quan.
    b) Sau khi Chi cục trưởng ký duyệt Thông báo nghi vấn theo Mẫu số 1, công chức hải quan có trách nhiệm thông báo ngay trong ngày ký Thông báo để người khai hải quan biết cơ sở nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định và xử lý như sau:
    b.1) Nếu người khai hải quan thống nhất với mức giá và phương pháp xác định trị giá do cơ quan hải quan xác định thì ra Thông báo về việc trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông báo trị giá theo Mẫu số 4), ra quyết định ấn định thuế theo quy định và ghi rõ trên tờ khai nhập khẩu phương pháp xác định trị giá, mức giá xác định trước khi thông quan hàng hóa và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản này.
    b.2) Nếu người khai hải quan không thống nhất với mức giá và phương pháp xác định trị giá do cơ quan hải quan xác định, đồng thời đề nghị thực hiện tham vấn để giải trình, chứng minh tính trung thực, chính xác của mức giá khai báo, công chức hải quan lập Thông báo về việc xác định khoản bảo đảm theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, đồng thời thực hiện các bước chuẩn bị tham vấn, tổ chức tham vấn và xử lý kết quả tham vấn theo hướng dẫn tại mục II phần II Quy trình này.
    1.2.6. Cập nhật dữ liệu:
    a) Yêu cầu cập nhật: Đảm bảo tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra mức giá khai báo, xác định mức độ tin cậy của mức giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá tính thuế phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời đúng hướng dẫn vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế.
    b) Nội dung cập nhật:
    Việc cập nhật các dữ liệu về kiểm tra mức giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn tại Phụ lục II Quy trình này.
    2. Đối với hàng nhập khẩu chưa áp dụng thủ tục hải quan điện tử:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, cụ thể:
    2.1. Kiểm tra nội dung khai báo: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.1, khoản 1 mục II Phần II Quy trình này, nhưng tại tiết c.3, công chức hải quan xử lý như sau:
    - Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ: Ghi nhận vào “Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan”, đồng thời đề xuất chuyển hình thức, mức độ kiểm tra hải quan sang kiểm tra thực tế hàng hóa, trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt.
    - Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra thực tế hàng hóa: Ghi nhận vào “Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan” để làm cơ sở xử lý ở bước sau:
    2.2. Kiểm tra tính chính xác; sự trung thực, phù hợp về nội dung của hồ sơ; tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.2 khoản 1 mục I phần II Quy trình này, nhưng tại tiết c.1, thay thế nếu “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử có ghi nhận …” bằng hồ sơ có ghi nhận tại “Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan” …
    2.3. Kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và phương pháp xác định trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.3 khoản 1 mục I phần II Quy trình này.
    2.4. Kiểm tra mức giá khai báo: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.4 khoản 1 mục I phần II Quy trình này.
    2.5. Xử lý các mặt hàng có nghi vấn về mức giá thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.5 khoản 1 mục I phần II Quy trình này, nhưng thời gian lập Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trình Chi cục trưởng ký duyệt ngay trong ngày đăng ký tờ khai hoặc ngày làm việc liền kề. Trường hợp cần thêm thông tin kiểm tra thực tế hàng hóa để phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá thì được kéo dài thời gian trình, ký Thông báo nhưng không quá thời gian quy định tại Điều 19 Luật Hải quan.
    2.6. Cập nhật dữ liệu: Theo hướng dẫn tại điểm 1.2.6 khoản 1 mục I phần II Quy trình này.
    3. Đối với hàng xuất khẩu:
    3.1. Kiểm tra mức giá khai báo:
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Đánh giá mức độ trung thực, chính xác của mức giá khai báo đối với hàng hóa thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu cấp Cục.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.1 điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu không có nghi vấn về mức giá khai báo: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.2.1 điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, Công chức hải quan chấp nhận mức giá khai báo và chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 3.3 khoản này.
    c.2) Nếu có nghi vấn về mức giá khai báo: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.2.2 điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, công chức hải quan chuyển sang thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại điểm 3.2 khoản này.
    3.2. Kiểm tra thủ tục, hồ sơ:
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không hợp pháp hoặc nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử có mâu thuẫn, công chức hải quan xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục III Phần II Quy trình này, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 3.3 khoản này.
    c.2) Nếu nghi vấn hồ sơ không hợp pháp hoặc nghi vấn mức giá khai báo, công chức hải quan chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan, chuyển Chi cục kiểm tra sau thông quan theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy trình này, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 3.3 khoản này.
    c.3) Nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại tiết c.1, c.2 điểm này, công chức hải quan chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan, đồng thời chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu theo hướng dẫn tại điểm 3.3 khoản này.
    d) Nghi vấn về mức giá: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    3.3. Cập nhật dữ liệu:
    a) Yêu cầu cập nhật:
    Đảm bảo tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế.
    b) Nội dung cập nhật:
    Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể.
    Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa
    1. Xác định tên gọi của hàng hóa trong kiểm tra thực tế hàng hóa.
    a) Yêu cầu kiểm tra:
    Xác định đúng, đủ tên hàng và các đặc trưng cơ bản của hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại tiết a điểm 1.3.1.1 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Phụ lục III Quy trình này.
    b) Nội dung kiểm tra:
    Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa đối chiếu tên gọi của hàng hóa trên tờ khai với hàng hóa nhập khẩu thực tế để xác định thông tin nào thiếu cần bổ sung, thông tin nào sai cần sửa chữa hay loại bỏ. Trong quá trình kiểm tra, công chức hải quan cần làm rõ những đặc trưng cơ bản của hàng hóa có ảnh hưởng đến việc xác định trị giá nhưng chưa được thể hiện trên hồ sơ, khai báo của người nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục III Quy trình này.
    c) Xử lý kết quả kiểm tra:
    c.1) Ghi chép phản ánh đầy đủ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan để đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, xác định trị giá.
    c.2) Xác định rõ các sai phạm của doanh nghiệp trong việc khai báo không đúng với thực tế hàng hóa như: Khai sai tên hàng, sai chủng loại, xuất xứ, … có ảnh hưởng đến việc xác định trị giá tính thuế, trình Lãnh đạo Chi cục để xem xét chuyển hồ sơ cho công chức kiểm tra giá, thuế thực hiện các công việc kiểm tra trị giá theo Quy trình này.
    2. Nhập dữ liệu.
    a) Yêu cầu cập nhật:
    Đảm bảo cập nhật đầy đủ, chi tiết và chính xác các thông tin về hàng hóa vào cơ sở dữ liệu giá, phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tại các khâu sau.
    b) Nội dung cập nhật: Theo hướng dẫn tại khoản 3 phần II Phụ lục II Quy trình này
    c) Một số trường hợp đặc biệt:
    Đối với những tờ khai đăng ký tại một Chi cục Hải quan, nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa lại do Chi cục Hải quan khác thực hiện (nhờ kiểm hóa hộ), nhiệm vụ các khâu nghiệp vụ cơ bản như đã nêu ở phần trên, tuy nhiên công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ cần lưu ý thêm một số điểm sau:
    c.1) Đối với tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Khi tiếp nhận tờ khai, căn cứ nhiệm vụ được phân công trao đổi với người khai hải quan những vướng mắc, yêu cầu qua thư điện tử, lưu các dữ liệu cùng hồ sơ điện tử và bổ sung cùng hồ sơ giấy khi doanh nghiệp nộp hồ sơ để có cơ sở cho các khâu sau làm tiếp thủ tục.
    c.2.) Đối với những tờ khai nhờ kiểm hóa hộ, nội dung khai báo phải đảm bảo đầy đủ, cần lưu ý thực hiện chặt chẽ yêu cầu nghiệp vụ về kiểm tra việc khai báo, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng quy định và cam kết về thời gian luân chuyển, hoàn trả hồ sơ để các khâu tiếp theo thực hiện tiếp các nghiệp vụ theo đúng trình tự, thời gian quy định.
    c.3) Khi kiểm tra hồ sơ lượt đi (trước khi chuyển đi nhờ nơi khác kiểm hóa hộ) cần kiểm tra kỹ hồ sơ, nếu có nghi vấn ghi rõ yêu cầu đề nghị kiểm hóa làm rõ. Khi hồ sơ chuyển về, đối chiếu kết quả kiểm hóa với hồ sơ để giải quyết lô hàng theo quy định.
    Bước 3: Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác giá.
    Lập và gửi các báo cáo về công tác quản lý giá theo yêu cầu của cấp Cục, cấp Tổng cục.
    II. Quy trình tham vấn:
    Ngay sau khi nhận được yêu cầu đề nghị tham vấn của người khai hải quan theo hướng dẫn tại tiết b.2 điểm 1.2.5 Bước 1 mục I Phần II Quy trình này hoặc cơ quan hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch, cơ quan hải quan thực hiện các bước sau:
    Bước 1: Phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn
    Công chức hải quan ở cấp Chi cục thực hiện phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn hướng dẫn tại khoản 1 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và xử lý như sau:
    1. Nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền tham vấn của cấp Cục: Công chức hải quan báo cáo Lãnh đạo Chi cục chuyển toàn bộ hồ sơ hải quan (bản sao) và các cơ sở, dữ liệu nghi vấn về Cục. Cụ thể:
    1.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử chuyển ngay trong ngày người khai hải quan ký đề nghị tham vấn tại Thông báo nghi vấn theo Mẫu số 1.
    1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa áp dụng thủ tục hải quan điện tử chuyển ngay trong ngày đăng ký tờ khai hải quan hoặc ngày làm việc liền kề.
    Trên cơ sở hồ sơ tham vấn do Chi cục chuyển, công chức hải quan ở cấp Cục chuyển sang thực hiện các công việc hướng dẫn tại Bước 2  mục II Phần II Quy trình này.
    2. Nếu hồ sơ được phân cấp tham vấn ở cấp Chi cục: Công chức hải quan ở cấp Chi cục thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn tại Bước 2 mục II Phần II Quy trình này.
    Bước 2: Gửi giấy mời tham vấn đến người khai hải quan
    1. Công chức hải quan được phân công tham vấn nghiên cứu hồ sơ của lô hàng, kiểm tra đối chiếu với hướng dẫn tại khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trình Lãnh đạo Cục (đối với trường hợp tham vấn tại Cục), hoặc Lãnh đạo Chi cục (đối với trường hợp tham vấn tại Chi cục) ký Giấy mời tham vấn theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC và gửi ngay cho người khai hải quan bằng thư đảm bảo, cụ thể:
    1.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người khai hải quan ký đề nghị tham vấn tại Thông báo nghi vấn theo Mẫu số 1.
    1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa áp dụng thủ tục hải quan điện tử: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
    2. Thời gian tham vấn cụ thể tùy theo từng trường hợp Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Chi cục quyết định cho phù hợp với thời gian tham vấn và xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại điểm 4.3 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và phù hợp với việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu cho việc tham vấn.
    Bước 3: Thu thập thông tin, dữ liệu
    Thu thập, chuẩn bị các tài liệu, số liệu có liên quan đến lô hàng dự kiến tham vấn. Cụ thể:
    1. Tra cứu các thông tin về doanh nghiệp, về ngành hàng kinh doanh, về tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có sẵn trên các hệ thống thông tin của cơ quan hải quan.
    2. Tra cứu mức giá tính thuế đã áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự có sẵn trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế trong phạm vi 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang dự kiến tham vấn. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang dự kiến tham vấn.
    Nếu kết quả tra cứu không có giá hàng hóa giống hệt, tương tự có sẵn trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế thì mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự theo hướng dẫn tại tiết b.4.6 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    3. Thu thập giá của mặt hàng dự kiến tham vấn từ các nguồn thông tin khác như: Thông tin giá chào bán xuất khẩu trên Internet, trên tạp chí, sách báo; giá bán tại thị trường Việt Nam, giá do các Hiệp hội ngành hàng cung cấp, …
    4. Quy đổi các thông tin thu thập được về cùng điều kiện, thời gian với lô hàng chuẩn bị tham vấn theo hướng dẫn tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liêu giá do Bộ Tài chính ban hành.
    5. Tổng hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được để đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin và loại bỏ các thông tin không phù hợp.
    Các thông tin dữ liệu nêu trên sau khi tra cứu, thu thập phải được công chức hải quan in ra, ghi rõ thời gian tra cứu, thu thập ký tên, trình lãnh đạo Phòng phê duyệt nếu tham vấn ở cấp Cục hoặc trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt nếu tham vấn ở cấp Chi cục và lưu trữ cùng hồ sơ tham vấn.
    Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị câu hỏi
    Việc nghiên cứu hồ sơ cần tập trung làm rõ tính hợp pháp phù hợp giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; giữa kết quả kiểm hóa thực tế và khai báo của người khai hải quan.
    So sánh đối chiếu giữa mức giá khai báo và các thông tin dữ liệu thu thập được tại bước 3 mục II Phần II Quy trình này.
    Trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ do người khai hải quan khai báo, các thông tin dữ liệu thu thập được tại bước 3 mục II Phần II Quy trình này để dự kiến các câu hỏi trong quá trình tham vấn.
    Các câu hỏi dự kiến cần tập trung làm rõ các nghi vấn, tránh hỏi tràn lan, chiếu lệ, không trọng tâm vào những nghi vấn. Tùy từng trường hợp tham vấn cụ thể, các nội dung câu hỏi cần làm rõ, bao gồm:
    - Về mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh;
    - Về đối tác của doanh nghiệp;
    - Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;
    - Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả;
    - Các vấn đề về thanh toán;
    - Các thông tin chi tiết về hàng hóa;
    - Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu …
    - Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
    Bước 5: Tổ chức tham vấn
    1. Công chức được phân công thực hiện tham vấn đề nghị đại diện doanh nghiệp đến thực hiện tham vấn xuất trình chứng minh thư nhân dân và giấy ủy quyền đối với trường hợp được ủy quyền trước khi thực hiện tham vấn. Trường hợp người đến tham vấn không đúng thẩm quyền theo giấy mời nhưng không có giấy ủy quyền thì không tổ chức tham vấn.
    2. Công chức thực hiện tham vấn cần giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc tham vấn để có sự cộng tác thật sự với cơ quan hải quan trong việc làm minh bạch trị giá khai báo. Việc giải thích này cần nêu rõ ích lợi của việc tham vấn nhằm chống gian lận qua giá như chống thất thu cho ngân sách, tạo bình đẳng cho doanh nghiệp; thông báo cho doanh nghiệp biết trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan khi thực hiện tham vấn, đồng thời thông báo xử lý theo pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp cố tình gian lận trốn thuế (thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, sự phối hợp điều tra của Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước liên quan hoặc bị các lực lượng chức năng khác điều tra phát hiện …).
    3. Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của doanh nghiệp, không nên áp đặt cho doanh nghiệp, chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của doanh nghiệp (câu trả lời, hồ sơ nhập khẩu và với các thông tin có sẵn của cơ quan hải quan đã được kiểm chứng). Cần chỉ ra các bất hợp lý trong mức giá khai báo của lô hàng so với các lô hàng giống hệt, tương tự khác hoặc với các thông tin thị trường về giá cả trong và ngoài nước. Chỉ ra các bất hợp lý trong mức giá khai báo nhập khẩu so với các chi phí nguyên vật liệu cơ bản nhập khẩu cấu thành nên sản phẩm …
    Lưu ý: Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp.
    4. Lập biên bản tham vấn ghi chép đầy đủ, trung thực việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn, các nội dung tham vấn, kết thúc biên bản tham vấn căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” mức giá khai báo, trích dẫn các văn bản pháp quy, căn cứ cơ sở bác bỏ hay chấp nhận mức giá khai báo, mức giá dự kiến. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn. Trong trường hợp sau khi tham vấn mà người khai hải quan không đồng ý ký vào biên bản tham vấn thì yêu cầu người khai hải quan phải ghi rõ lý do không ký vào biên bản. Các trường hợp “bác bỏ” hoặc “chấp nhận” mức giá khai báo phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 4.4 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    5. Báo cáo Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Chi cục (đối với trường hợp tham vấn tại Chi cục) kết quả tham vấn và đề xuất phương án xử lý sau tham vấn.
    Bước 6: Xử lý kết quả tham vấn
    1. Các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo: Thực hiện xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Mục III Phần II Quy trình này, ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 và quyết định ấn định thuế theo quy định.
    2. Các trường hợp chấp nhận trị giá khai báo:
    2.1. Công chức hải quan lập Thông báo trị giá theo Mẫu số 4, trình Lãnh đạo Cục (hoặc Lãnh đạo Chi cục) phê duyệt.
    2.2. Sau khi có phê duyệt của Lãnh đạo Cục (hoặc Lãnh đạo Chi cục) thì gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho người khai hải quan biết việc chấp nhận trị giá khai báo.
    3. Thời hạn ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4: Tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
    4. Thời hạn, cách thức gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4: Theo hướng dẫn tại Bước 5 mục III phần II Quy trình này.
    Bước 7: Lưu trữ hồ sơ tham vấn
    1. Trường hợp tham vấn tại Chi cục: Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan của chính lô hàng đó.
    2. Trường hợp tham vấn tại cấp Cục:
    2.1. Chuyển bản sao biên bản tham vấn cùng 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho Chi cục để lưu cùng bộ hồ sơ của lô hàng nhập khẩu. Lưu bản chính biên bản tham vấn và 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 tại nơi tham vấn.
    2.2. Các chứng từ hồ sơ khác liên quan đến việc tham vấn lưu tại Cục.
    III. Quy trình xác định trị giá tính thuế:
    Bước 1: Kiểm tra căn cứ, cơ sở xác định trị giá tính thuế
    Công chức hải quan chỉ thực hiện xác định trị giá đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu xác định trị giá tính thuế
    Công chức hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu giá có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hoặc các thông tin có liên quan về giá do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp để thu thập các thông tin làm căn cứ, cơ sở xác định trị giá. Cụ thể:
    1. Đối với xác định trị giá hàng xuất khẩu:
    1.1. Thông tin về giá FOB, giá DAF của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự;
    1.2. Thông tin về giá bán tại thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, tương tự;
    1.3. Các thông tin khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu đang cần xác định trị giá.
    2. Đối với hàng nhập khẩu:
    2.1. Thông tin về giá tính thuế của các lô hàng trước đó đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế, trừ các lô hàng nghi vấn trị giá;
    2.2. Thông tin về giá tính thuế của các lô hàng trước đó đã được cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế;
    2.3. Thông tin về giá chào bán công khai trên mạng Internet, tạp chí sách báo;
    2.4. Thông tin về giá bán lẻ trên thị trường nội địa;
    2.5. Thông tin từ các tổ chức, Hiệp hội ngành hàng;
    2.6. Thông tin từ các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp;
    2.7. Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được.
    Các thông tin thu thập phải được in ra, thể hiện rõ nguồn thông tin, người thu thập thông tin và thời điểm thu thập thông tin và lưu cùng bộ hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
    Bước 3: Phân tích, tổng hợp các thông tin thu thập được
    1. Đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin thu thập được để loại bỏ các thông tin có độ tin cậy thấp.
    2. Quy đổi các thông tin thu thập được về cùng điều kiện, thời gian với lô hàng đang xác định trị giá theo hướng dẫn tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá của Bộ Tài chính.
    Bước 4: Lập tờ trình xác định trị giá tính thuế
    Công chức hải quan lập tờ trình xác định trị giá trình Lãnh đạo Cục (đối với trường hợp xác định trị giá tại Cục) hoặc Lãnh đạo Chi cục (đối với trường hợp xác định trị giá tại Chi cục). Nội dung tờ trình bao gồm:
    1. Lý do xác định trị giá (do tham vấn bác bỏ; do người khai hải quan có sai phạm trong quá trình kiểm tra hồ sơ, trình tự, phương pháp xác định trị giá; do các lý do khác).
    2. Nguồn thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá sau khi đã được quy đổi và đánh giá độ tin cậy.
    3. Căn cứ và phương pháp xác định trị giá trong đó nêu rõ căn cứ sử dụng phương pháp xác định trị giá, nguồn thông tin sử dụng xác định trị giá.
    4. Căn cứ phân tích, tính toán khi sử dụng các nguồn thông tin để xác định trị giá.
    5. Mức giá xác định cụ thể.
    Bước 5: Ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4
    1. Lập Thông báo trị giá theo Mẫu số 4: Khi Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Chi cục duyệt tờ trình xác định trị giá, công chức hải quan lập Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 trình Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Chi cục phê duyệt.
    2. Gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 bằng thư bảo đảm ngay trong ngày ký Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 hoặc ngày làm việc liền kề:
    2.1. Chi cục Hải quan gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho người khai hải quan biết để thực hiện, đồng thời gửi Cục Hải quan để báo cáo kết quả đối với trường hợp cấp Chi cục tham vấn hoặc xác định trị giá tính thuế.
    2.2. Cục Hải quan gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho Chi cục Hải quan và người khai hải quan biết để thực hiện đối với trường hợp cấp Cục tham vấn.
    3. Thời hạn xác định trị giá:
    3.1. Đối với trường hợp tham vấn: Tối đa là 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
    3.2. Đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo trong quá trình làm thủ tục hải quan: Trong thời gian làm thủ tục hải quan theo quy định.
    3.3. Đối với các trường hợp khác: Tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan phải xác định trị giá tính thuế.
    Bước 6: Ra quyết định ấn định thuế
    1. Đối với trường hợp tham vấn: Chi cục trưởng ra quyết định ấn định thuế cùng ngày với ngày ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 hoặc ngày nhận được Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 do cấp Cục gửi hoặc chậm nhất là ngày làm việc liền kề.
    2. Đơn vị các trường hợp khác: Chi cục trưởng ra quyết định ấn định thuế cùng ngày với ngày ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 hoặc chậm nhất là ngày làm việc liền kề.
    Bước 7: Lưu trữ hồ sơ xác định giá
    1. Trường hợp xác định trị giá tại Chi cục: Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ, tài liệu thu thập thông tin liên quan đến việc xác định trị giá phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan của chính lô hàng đó.
    2. Trường hợp xác định trị giá tại Cục:
    2.1. Chuyển 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho Chi cục để lưu cùng bộ hồ sơ của lô hàng nhập khẩu và lưu 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 tại nơi xác định trị giá.
    2.2. Các chứng từ hồ sơ khác liên quan đến việc xác định trị giá lưu tại Cục.
     
    Phần 3.
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    1. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo triển khai các nội dung trên.
    2. Căn cứ các hướng dẫn trên đây, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tùy theo đặc điểm tình hình đơn vị để có hướng dẫn chi tiết các thao tác nghiệp vụ và thời gian báo cáo trong nội bộ đơn vị phù hợp với hướng dẫn của Tổng cục.
    3. Trong quá trình thực hiện văn bản này, nếu có vướng mắc đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục để xem xét xử lý./.
     
    Mẫu số 1

    Cục Hải quan ………
    Chi cục ……………..
    -------
    Số: ……….
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------
    …………., ngày     tháng    năm
     
    PHIẾU CHUYỂN NGHIỆP VỤ
    Kính gửi: Chi cục Kiểm tra sau thông quan
    1. Tóm tắt vụ việc:
    Tên đơn vị nhập khẩu/xuất khẩu:
    Tờ khai nhập khẩu/xuất khẩu:
    Tên hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu:
    2. Các nghi vấn, căn cứ, cơ sở nghi vấn:
    3. Các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan liên quan đến hồ sơ nhập khẩu/xuất khẩu: 
    4. Đề nghị nghiên cứu làm rõ các vấn đề đã nêu trên và thông báo kết quả kiểm tra, xử lý về trị giá sau khi hàng hóa đã được thông quan cho lực lượng kiểm tra trị giá trong vòng 05 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế:
     5. Kiến nghị đối với việc kiểm tra trị giá trong thông quan khi có kết quả kiểm tra trị giá sau thông qua đối với hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu (nếu có):
     

    Nơi gửi:
    - Như trên;
    - Phòng Thuế XNK của Cục;
    - Lưu ….
    Chi cục trưởng
    (Ký tên và đóng dấu)
     
    PHỤ LỤC I
    NỘI DUNG KIỂM TRA TÍNH TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ DO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KHAI BÁO
     
    I. Trường hợp người khai hải quan sử dụng phương pháp trị giá giao dịch, cần chú trọng kiểm tra kỹ các nội dung sau:
    1. Kiểm tra 04 điều kiện để áp dụng trị giá giao dịch, lưu ý:
    a) Điều kiện 1: Quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu đối với trường hợp nhập ủy thác.
    b) Điều kiện 2: Giá cả hoặc việc bán hàng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định dẫn đến không xác định được trị giá của hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu có điều kiện, nhập khẩu kèm hàng hóa khác, …
    c) Điều kiện 3: Mỗi quan hệ đặc biệt đối với trường hợp công ty mẹ, công ty con, góp vốn …
    2. Kiểm tra các khoản thanh toán nhưng tính vào giá ghi trên hóa đơn như: Khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước, thanh toán bù trừ để xác định đầy đủ hồ sơ đi kèm thủ tục khai báo theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    3. Kiểm tra các khoản điều chỉnh cộng, trong đó lưu ý đến các khoản phải cộng như: Phí bản quyền, giấy phép; phí vận tải quốc tế; phí bảo hiểm quốc tế; …
    4. Kiểm tra các khoản điều chỉnh trừ trong đó lưu ý đến khoản giảm giá.
    5. Trong quá trình kiểm tra khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ cần kiểm tra kỹ các điều kiện áp dụng.
    6. Kiểm tra tính thống nhất giữa hóa đơn, các khoản phải trả và các chứng từ khác có liên quan.
    7. Kiểm tra tính thống nhất, tính hợp lý đối với các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ so với các chứng từ có liên quan.
    8. Kiểm tra tính hợp lý đối với khoản chiết khấu, giảm giá.
    9. Kiểm tra tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.
    II. Trường hợp người khai hải quan sử dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, tương tự, cần chú trọng kiểm tra kỹ các nội dung sau:
    1. Kiểm tra để khẳng định trị giá tính thuế đã được xác định theo đúng trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
    2. Đối chiếu số, ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự do người nhập khẩu khai báo với cơ sở dữ liệu có sẵn của cơ quan hải quan để:
    2.1. Kiểm tra tính chính xác của tờ khai nhập khẩu do doanh nghiệp dùng làm tờ khai hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự.
    2.2. Kiểm tra tên hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự có đáp ứng đủ điều kiện là hàng hóa giống hệt, tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC không.
    2.3. Trị giá tính thuế của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.
    3. Kiểm tra điều kiện về thời gian xuất khẩu, cấp độ thương mại, số lượng, quãng đường và phương thức vận tải bảo hiểm … của hàng hóa được lựa chọn làm hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự so với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
    III. Trường hợp người khai hải quan sử dụng phương pháp khác:
    1. Kiểm tra để khẳng định trị giá tính thuế đã được xác định theo đúng trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
    2. Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định trị giá với các nguyên tắc, trình tự, điều kiện quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
    3. Kiểm tra tính chính xác, khách quan của các chứng từ, số liệu được sử dụng để xác định trị giá.
     
    PHỤ LỤC II
    CẬP NHẬT, TRA CỨU, KẾT XUẤT VÀ TRUYỀN, NHẬN DỮ LIỆU GIÁ
     
    I. Cập nhật dữ liệu đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra sơ bộ hồ sơ:
    Công chức hải quan sau khi cập nhật các nội dung theo hướng dẫn tại Quy trình này thì cập nhật ngay kết quả xác định trị giá tại mục “Nhập thông tin xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế với lựa chọn “Chấp nhận trị giá khai báo” và xác định độ tin cậy là “Bình thường”.
    II. Cập nhật dữ liệu đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ:
    1. Cập nhật thông tin khai báo:
    1.1. Nội dung cập nhật:
    - Đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Cập nhật bổ sung các thông tin khai báo bổ sung trên tờ khai nhập khẩu (nếu có) vào chương trình Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
    - Đối với trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Cập nhật bổ sung các thông tin khai báo bổ sung trên tờ khai nhập khẩu (nếu có) vào chương trình số liệu xuất nhập khẩu;
    Đồng thời cập nhật các thông tin khai báo trên tờ khai trị giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế. Khi cập nhật, cần cập nhật đầy đủ, chi tiết tên hàng theo đúng khai báo vào chương trình, không cập nhật chung chung, chiếu lệ, không rõ ràng.
    1.2. Xử lý kết quả cập nhật:
    a) Nếu cập nhật sai dữ liệu so với hồ sơ nhưng chưa xác định trị giá tính thuế, thực hiện sửa lại dữ liệu đã cập nhật sai theo nguyên tắc: Dữ liệu cập nhật ban đầu tại chương trình nào thì sửa tại chương trình đó. Riêng khi sửa dữ liệu tại chương trình số liệu xuất nhập khẩu đối với trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan điện tử; tại chương trình Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đối với thủ tục hải quan điện tử thì sau đó phải thực hiện ngay chức năng “Đồng bộ dữ liệu …” tại Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế để đảm bảo dữ liệu được đồng nhất giữa hai chương trình.
    b) Nếu cập nhật sai dữ liệu so với hồ sơ và đã được xác định trị giá tính thuế nhưng chưa truyền lên hải quan cấp trên, công chức hải quan lập phiếu trình Chi cục trưởng cho xóa kết quả xác định trị giá và thực hiện sửa như hướng dẫn nêu trên.
    c) Nếu việc cập nhật sai dữ liệu so với hồ sơ và đã được xác định trị giá đồng thời dữ liệu đã được truyền lên hải quan cấp trên thì xử lý như sau:
    c.1) Nếu sai về mức giá khai báo hoặc mức giá do cơ quan Hải quan xác định thì cập nhật mức giá tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá ….” trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh do cập nhật sai dữ liệu so với hồ sơ tại chức năng “Nhập kết quả kiểm tra giá cấp Chi cục”.
    c.2) Nếu sai về tên hàng so với khai báo thì cập nhật tại chức năng “Nhập kết quả kiểm tra giá tại Chi cục” với tên hàng đúng và ghi rõ thay thế tên hàng đã cập nhật trước đó.
    2. Cập nhật kết quả kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá:
    2.1. Nội dung cập nhật:
    a) Cập nhật kết quả kiểm tra mức giá:
    a.1) Đối với các trường hợp chấp nhận mức giá khai báo và không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hoặc mức giá khai báo, công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả kiểm tra mức giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế tại chức năng nhập kết quả xác định trị giá với lựa chọn “Chấp nhận trị giá khai báo” và đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là “Bình thường - dòng đen”.
    a.2) Đối với các trường hợp chấp nhận mức giá khai báo nhưng nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hoặc nghi vấn mức giá khai báo nhưng không thuộc đối tượng tham vấn theo quy định, công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả kiểm tra mức giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế tại chức năng nhập kết quả xác định trị giá với lựa chọn “Chấp nhận trị giá khai báo” và đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là “Nghi ngờ- dòng đỏ” đồng thời cập nhật tại chức năng nhập kết quả kiểm tra giá tại Chi cục với nội dung” Đã chuyển nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan”.
    a.3) Đối với các trường hợp nghi vấn mức giá khai báo thuộc đối tượng tham vấn và phải tổ chức tham vấn, công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả kiểm tra mức giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế tại chức năng nhập kết quả kiểm tra trị giá với lựa chọn “chấp nhận trị giá khai báo” và đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là “Nghi ngờ - dòng đỏ”, đồng thời nếu hồ sơ tham vấn ở cấp Cục thì cập nhật tại chức năng kết quả kiểm tra giá tại Chi cục với nội dung “Chuyển hồ sơ để Cục tham vấn”.
    Riêng đối với các lô hàng phải kiểm hóa, sau khi có kết quả kiểm hóa, công chức hải quan cấp Chi cục mới cập nhật kết quả kiểm tra trị giá theo hướng dẫn nêu trên.
    b) Cập nhật kết quả tham vấn:
    b.1) Đối với các trường hợp tham vấn ở cấp Chi Cục:
    Cập nhật kết quả tham vấn tại chức năng “Nhập kết quả kiểm tra giá” tại Chi cục với nội dung “Chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo theo Thông báo số: …” ngay sau khi kết thúc tham vấn.
    b.2) Đối với các trường hợp tham vấn ở cấp Cục:
    Cập nhật kết quả tham vấn tại chức năng nhập kết quả kiểm tra giá tại cấp Cục với nội dung “Chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo theo Thông tư số: …” ngay sau khi kết thúc tham vấn.
    c) Cập nhật kết quả xác định giá của cơ quan hải quan:
    c.1) Đối với trường hợp xác định giá do bác bỏ mức giá khai báo trong quá trình làm thủ tục hải quan như: Do mâu thuẫn thủ tục, hồ sơ, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá; bác bỏ do nghi vấn mức giá khai báo nhưng doanh nghiệp chấp nhận nộp thuế theo phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định; … công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả xác định mức giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế tại chức năng “Nhập kết quả xác định trị giá” với lựa chọn “Xác định trị giá theo phương pháp khác” và cập nhật phương pháp xác định trị giá tương ứng vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo đúng hướng dẫn.
    c.2) Đối với các trường hợp xác định giá do bác bỏ mức giá khai báo sau tham vấn (tại cấp Cục và cấp Chi cục), công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả điều chỉnh mức giá tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá” và cập nhật phương pháp xác định trị giá tương ứng vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế ngay sau khi ra quyết định ấn định thuế đồng thời cập nhật rõ lý do điều chỉnh do bác bỏ mức giá khai báo sau tham vấn.
    c.3) Đối với các trường hợp xác định giá do các lý do khác như: Xử lý khiếu nại: thực hiện chỉ đạo của cấp trên; kết quả kiểm tra sau thông quan; … công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật kết quả điều chỉnh trị giá tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá” và cập nhật phương pháp xác định trị giá tương ứng vào trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế ngay sau khi ra quyết định ấn định thuế đồng thời cập nhật rõ lý do điều chỉnh do giải quyết khiếu nại, do chỉ đạo của cấp trên, do kiểm tra sau thông quan, …
    2.2. Cập nhật kết quả kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá trong một số trường hợp cụ thể:
    2.2.1. Tờ khai phải chờ kết quả kiểm tra chất lượng, giám định:
    Thực hiện cập nhật theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục II Phụ lục này vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo dữ liệu khai báo, hồ sơ ban đầu. Trường hợp kết quả kiểm tra chất lượng, giám định khác với dữ liệu khai báo, hồ sơ ban đầu thì xử lý như sau:
    a) Nếu kết quả có liên quan đến mức giá do cơ quan hải quan xác định, công chức hải quan cấp Chi cục cập nhật lại mức giá xác định theo kết quả kiểm tra chất lượng, giám định tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá …” và cập nhật phương pháp xác định trị giá tương ứng vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế ngay sau khi ra Quyết định ấn định thuế, đồng thời nêu rõ lý do điều chỉnh do dữ liệu khai báo, hồ sơ ban đầu không đúng với kết quả kiểm tra chất lượng, giám định.
    b) Nếu kết quả có sai khác về tên hàng so với khai báo, hồ sơ ban đầu, cập nhật tại chức năng “Nhập kết quả kiểm tra giá cấp Chi Cục” với tên hàng đúng và ghi rõ thay thế tên hàng cập nhật trước đó.
    2.2.2. Tờ khai có khoản giảm giá được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế:
    a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai: Thực hiện cập nhật bình thường vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo dữ liệu khai báo, hồ sơ ban đầu, trong đó:
    a.1) Đơn giá khai báo: Cập nhật tại chức năng “Nhập kết quả xác định trị giá” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo mức giá khai báo của người khai hải quan trên tờ khai trị giá đã trừ khoản giảm giá.
    a.2) Đơn giá điều chỉnh: Cập nhật tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo mức giá chưa trừ khoản giảm giá.
    b) Sau khi khoản giảm giá được chấp nhận khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế thì điều chỉnh lại mức giá tại chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo mức khai báo sau khi đã trừ khoản giảm giá phù hợp với hồ sơ, chứng từ có liên quan của toàn bộ lô hàng.
    3. Cập nhật kết quả kiểm hóa:
    Cập nhật bổ sung các thông tin về hàng hóa theo kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa tại chức năng “Nhập thông tin chi tiết hàng hóa” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế”
    4. Cập nhật kết quả phúc tập:
    Bộ phận phúc tập hồ sơ thực hiện phúc tập hồ sơ nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành: Kiểm tra mức giá khai báo theo đúng quy định tại Thông tư số 205/TT-BTC và cập nhật kết quả kiểm tra tại mục “Nhập thông tin phúc tập giá” trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế như sau:
    4.1. “Có nghi vấn chuyển kiểm tra sau thông quan”: Đối với trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc nghi vấn về mức giá khai báo nhưng chưa đủ căn cứ kết luận hành vi gian lận;
    4.2. “Điều chỉnh giá do mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ”: Đối với trường hợp xác định lại trị giá do có mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ, đồng thời vào chức năng “Nhập kết quả điều chỉnh giá” để sửa lại mức giá và cập nhật phương pháp xác định trị giá tương ứng vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo đúng hướng dẫn.
    5. Cập nhật các nguồn thông tin khác: Cập nhật các nguồn thông tin khác ngoài hồ sơ nhập khẩu đã được sử dụng trong quá trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế theo hướng dẫn tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ Tài chính ban hành.
    III. Kết xuất và truyền, nhận dữ liệu:
    1. Quy định chung:
    1.1. Thực hiện kết xuất và truyền/nhận dữ liệu hàng ngày theo đúng quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ Tài chính ban hành:
    a) Cán bộ kết xuất và truyền/nhận dữ liệu phải thực hiện chụp màn hình, in, ký xác nhận và lưu trữ kết quả cập nhật, kết xuất dữ liệu để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu.
    b) Cấp Cục thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc cập nhật, kết xuất và truyền/nhận dữ liệu vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế.
    1.2. Xây dựng quy chế thu thập, cập nhật dữ liệu giữa cấp Cục và Chi cục trực thuộc nhằm phân định rõ nhiệm vụ của từng cấp (Cục, Chi cục), trách nhiệm mỗi cá nhân trong việc cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
    1.3. Cấp Cục chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp cập nhật, kết xuất và truyền, nhận dữ liệu không đầy đủ kịp thời để làm rõ trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về mọi trường hợp thiếu, mất dữ liệu.
    Trường hợp việc thiếu, mất dữ liệu do lỗi của hệ thống yêu cầu chụp màn hình có hiển thị lỗi và thông báo cho Trung tâm dữ liệu thuộc Cục ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc liền kề. Trường hợp trong vòng 03 ngày làm việc không khắc phục được thì báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu) để được xem xét, xử lý.
    2. Quy trình cập nhật, kết xuất và truyền/ nhận dữ liệu:
    2.1. Cập nhật dữ liệu về từ hải quan các cấp:
    Bước 1: Chạy chương trình GTT22 admin, truy cập menu “Truyền nhận dữ liệu”
    Bước 2: Chụp và in ra màn hình “Truyền nhận dữ liệu” để ghi nhận số file dữ liệu nhận về.
    Cách chụp như sau: Tại màn hình “Truyền nhận dữ liệu” nhấn nút trên bàn phím để copy màn hình hiện thời của chương trình, sau đó chạy chương trình Winword và dán (Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V) màn hình vừa chụp lên nội dung file Winword.
    Tiếp tục kéo thanh cuộn dọc để chụp tiếp các đơn vị và số file cập nhật (nếu danh sách vẫn còn).
    Bước 3: Nhấnnút để cập nhật toàn bộ dữ liệu nhận được.
    Bước 4: Sau khi kết thúc quá trình import, chụp màn hình kết quả cuối cùng.
    Bước 5: Mở file nhật ký cập nhật dữ liệu (File import Filexxx.tlt tại thư mục C:\temp trên máy tính cài đặt chương trình GTT22 admin theo nguyên tắc import Filexxx.tlt, trong đó xxxx thể hiện năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây cập nhật dữ liệu) để kiểm tra chi tiết quá trình import.
    Nếu quá trình import thành công (Không có thông báo lỗi về 01 file dữ liệu nào, ghi tên file, kết quả cập nhật và ký nhận vào trang chụp màn hình tại bước 2 và bước 4 nêu trên.
    Trường hợp file Nhật ký cập nhật dữ liệu có thông báo lỗi cập nhật, in nội dung này báo cáo đơn vị cấp trên để được xử lý kịp thời.
    Các đơn vị có trách nhiệm sao lưu an toàn các thư mục đã chứa các file nhật ký cập nhật dữ liệu để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu.
    2.2. Kết xuất, truyền dữ liệu:
    a) Đối với cấp Cục:
    a.1) Thực hiện kết xuất dữ liệu lên hải quan cấp trên:
    Bước 1: Đánh dấu chọn tất cả các ô trong phần “Thông tin kết xuất” và nhấn nút “Kết xuất dữ liệu” để kết xuất toàn bộ dữ liệu mới, truyền lên cấp trên.
    Lưu ý: Mục chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của Hải quan cấp trên.
    Bước 2: Khi chương trình thông báo “Kết xuất dữ liệu thành công” thì chụp và in lại màn hình để ghi nhận số file được kết xuất thành công, ghi rõ thời gian. Cán bộ kết xuất ký dữ liệu ký vào trang màn hình chụp và lưu theo dõi.
    a.2) Thực hiện “Kết xuất dữ liệu chia sẻ cho hải quan cấp dưới”
    Bước 1: Chọn mục “Kết xuất dữ liệu tự động” để kết xuất toàn bộ dữ liệu mới và chia sẻ cho hải quan cấp dưới.
    Lưu ý: Mục chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của Hải quan cấp dưới.
    Bước 2: Khi xuất hiện màn hình “Chia sẻ thông tin” nhấn nút “Chọn cả” để đánh dấu tất cả các Chi cục có trong danh sách, sau đó nhấn nút “Chấp nhận” để thực hiện kết xuất dữ liệu hằng ngày.
    Bước 3: Chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại xác nhận việc chia sẻ dữ liệu. Cán bộ kết xuất dữ liệu chụp lại và in màn hình hiển thị số lượng file dữ liệu chia sẻ. Nhấn nút “Có” để tiếp tục việc kết xuất dữ liệu.
    Bước 4: Cán bộ kết xuất dữ liệu chụp lại và in màn hình kết xuất, ghi rõ thời gian và ký nhận vào trang in chụp màn hình và lưu theo dõi.
    Bước 5: Khi chương trình đưa ra thông báo “Hệ thống hoàn thành việc kết xuất dữ liệu”, nhấn nút “Đồng ý” để hoàn thành việc kết xuất.
    b) Đối với cấp Chi cục Hải quan:
    - Thực hiện “Kết xuất truyền thông tin dữ liệu lên hải quan cấp trên”:
    Bước 1: Đánh dấu chọn tất cả các ô trong phần “Thông tin kết xuất” và nhấn nút” Kết xuất dữ liệu”, chức năng này sẽ kết xuất toàn bộ dữ liệu mới để truyền lên cấp trên.
    Bước 2: Khi chương trình đưa ra thông báo “Kết xuất dữ liệu cho hải quan cấp trên thành công”, cán bộ kết xuất dữ liệu chụp lại và in màn hình ghi nhận số lượng file được kết xuất truyền lên hải quan cấp trên, đồng thời ghi rõ thời gian kết xuất, truyền nhận và ký nhận vào trang in chụp màn hình để lưu theo dõi.
    3. Kiểm tra, giám sát việc cập nhật, kết xuất và truyền nhận dữ liệu của Chi cục:
    3.1. Tại Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế: Hàng ngày, cán bộ ở cấp Cục thực hiện việc kiểm tra trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế để biết thông tin về toàn bộ các tờ khai đã đăng ký theo từng loại hình đã đăng ký nhưng chưa cập nhật thông tin tờ khai trị giá trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế. (Lưu ý: Tại ngày tra cứu nên cách Điều kiện tra cứu khoảng 03 ngày).
    a) Các thao tác cụ thể như sau:
    Bước 1: Vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế, chọn mục “Tổng hợp số liệu” chọn “Báo cáo thống kê”. Trên màn hình “Báo cáo phục vụ quản lý” chọn loại báo cáo quản lý “Danh sách các Tờ khai còn thiếu trong GTT22”. Nhập các điều kiện từ ngày đến ngày, mã đơn vị hải quan.
    Bước 2: Chụp điều kiện tra cứu bằng cách: Nhấn nút trên bàn phím để copy màn hình tra cứu của chương trình, sau đó chạy chương trình Winword và dán (nhấn tổ hợp phím Ctrl + V) màn hình vừa chụp lên nội dung file Winword.
    Bước 3: Sau khi nhấn phím “Xem báo cáo” chương trình sẽ cho kết quả các tờ khai còn thiếu chưa cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế. Kéo thanh cuộn dọc để chụp các đơn vị thiếu dữ liệu bằng cách nhấn nút trên bàn phím để copy màn hình hiện thời của chương trình, sau đó chạy chương trình Winword và dán (nhấn tổ hợp phím Ctrl + V) màn hình vừa chụp lên nội dung file Winword, đồng thời kết xuất dữ liệu ra Excel để lưu nội dung các tờ khai thiếu.
    Bước 4: Báo cáo Lãnh đạo Phòng các nội dung nêu trên và có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc các nội dung sau:
    b) Xử lý kết quả kiểm tra:
    b.1) Trường hợp do nguyên nhân khách quan như: Lỗi do Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế thì chụp màn hình có hiển thị báo lỗi và thực hiện thông báo ngay trong ngày hoặc ngày làm việc liền kề về Trung tâm dữ liệu thuộc Cục. Trường hợp trong vòng 30 ngày không khắc phục được thì báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu) để được xem xét, xử lý kèm màn hình báo lỗi.
    b.2) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan: Cán bộ cập nhật, kết xuất, truyền/nhận dữ liệu không đúng theo quy định thì làm rõ trách nhiệm cá nhân để bình xét thi đua hàng tháng.
    b.3) Tổ chức cập nhật dữ liệu còn thiếu vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được chỉ đạo của các cấp.
    b.4) Đối với các trường hợp liên tục tái phạm thì có biện pháp kiểm điểm nghiêm khắc.
    3.2. Tại chương trình Giám sát (OCS): Theo dõi các nội dung sau:
    a) Theo dõi các thao tác kết xuất dữ liệu giá tính thuế giữa 3 cấp.
    b) Theo dõi việc truyền dữ liệu giá tính thuế giữa 3 cấp.
    c) Theo dõi việc nhận dữ liệu giá tính thuế giữa 3 cấp.
    Hàng ngày, cán bộ được cấp quyền truy cập chương trình tại các cấp thực hiện việc kiểm tra trên chương trình Giám sát (OCS) để có các xử lý kịp thời, đảm bảo tính đầy đủ, không thất thoát của dữ liệu.
    Các thông tin cần theo dõi: Đơn vị kết xuất, ngày kết xuất, thời gian kết xuất, số lần kết xuất tự động, số lần kết xuất theo điều kiện, tổng file được kết xuất, tổng dung lượng các file được kết xuất, đơn vị nhận, thời gian nhận file, tổng số file nhận, thời gian cập nhật, tổng file cập nhật, tổng dung lượng cập nhật, lỗi khi cập nhật.
    d) Các thao tác sử dụng như sau:
    d.1) Sử dụng chương trình Internet Explore truy cập vào địa chỉ: http://10.224.33.122 với tên đăng nhập và mật khẩu được phân quyền.
    Bước 1: Người sử dụng kích hoạt chức năng từ menu 1.Giám sát/5.Giám sát giá chọn nội dung cần tìm: Chiều Tổng cục -> Cục, chiều từ Cục -> Tổng cục, chiều Chi cục -> Cục, chiều Cục -> Chi cục. Chọn điều kiện tìm kiếm với lưu ý tìm kiếm thông tin hiện tại thì chọn điều kiện “Giám sát”; tra cứu thông tin lịch sử chọn điều kiện “tra cứu”. Sau đó nhấn nút tìm kiếm.
    Bước 2: Sau khi tra cứu kết quả thông tin nếu: Muốn xem chi tiết người sử dụng nhấn chuột vào liên kết ở cột “Đơn vị nhận” để xem chi tiết dòng hàng, thông tin được hiển thị ở cuối trang. Tại danh sách kết quả tìm kiếm chọn “Kết xuất ra excel” hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+E rồi nhấn Enter để kết xuất danh sách vừa tìm ra excel.
    d.2) Xử lý kết quả:
    d.2.1) Nếu phát hiện đơn vị hải quan cấp dưới thực hiện “Kết xuất dữ liệu theo điều kiện” khi không có sự chỉ đạo của hải quan cấp trên thì phải chụp màn hình bằng cách nhấn nút trên bàn phím để copy màn hình hiện thời của chương trình, sau đó chạy chương trình Winword và dán (Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V) màn hình vừa chụp lên nội dung file Winword. Sau đó đơn vị hải quan cấp trên có công văn chấn chỉnh. Trường hợp vẫn tiếp tục vi phạm thì làm rõ trách nhiệm cá nhân để bình xét thi đua hàng tháng.
    d.2.2) Nếu phát hiện thấy các trường hợp:
    Tổng file kết xuất, tổng file cập nhật, tổng file nhận không thống nhất số file; tổng dung lượng kết xuất, tổng dung lượng nhận, tổng dung lượng cập nhật không thống nhất số dung lượng hoặc có lỗi cập nhật: Chụp màn hình bằng cách nhấn nút trên bàn phím để copy màn hình hiện thời của chương trình, sau đó chạy chương trình Winword và dán (nhấn tổ hợp phím Ctrl+V) màn hình vừa chụp lên nội dung file Winword. Sau đó thông báo ngay về Trung tâm dữ liệu thuộc Cục. Trường hợp trong vòng 03 ngày không khắc phục được, báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu) kèm màn hình chụp để được xem xét, xử lý.
    IV. TRA CỨU DỮ LIỆU:
    Thực hiện tra cứu đối với các dữ liệu > 06 tháng (Kho lưu trữ) đối với cấp Cục và Chi cục.
    Bước 1: Sử dụng chương trình Internet Explore truy cập vào địa chỉ: http://10.224.33.10/gtt22
    Bước 2: Sử dụng thông tin sau để đăng nhập trang Web:
    - Tài khoản: gtt22
    - Mật khẩu: gtt22
    Bước 3: Sau khi đăng nhận hệ thống thành công. Nhấn nút {Tra cứu giá history} để truy cập màn hình tra cứu. Các thao tác tra cứu thực hiện như đối với chương trình tra cứu Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tại kho dữ liệu hiện thời.
     
    PHỤ LỤC III
    CÁC TIÊU CHÍ MÔ TẢ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA TRỊ GIÁ, CẬP NHẬT DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIÁ TÍNH THUẾ (CỘT TÊN HÀNG)
     
    1. Mặt hàng ôtô:
    - Xe ôtô Du lịch dưới 9 chỗ ngồi: Tên hàng; Nhãn hiệu, kiểu xe (SEDAN, HATCH BACK, SUV, MPV, Pikup …); Dung tích xi lanh; Số chỗ ngồi; Số cửa; Số cầu; Kiểu số (số sàn hay tự động); Sử dụng xăng hay dầu; Mới hay đã qua sử dụng; Model năm; Các ký mã hiệu model khác nếu có (như Limited, Primium, XLE, LE, …); Năm sản xuất; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng).
    - Xe ôtô chở người từ 9 chỗ trở lên: Tên hàng; Nhãn hiệu; Số chỗ ngồi, Số sàn hay tự động; Sử dụng xăng hay dầu; Mới hay đã qua sử dụng; Model năm; Các ký mã hiệu model khác nếu có; Năm sản xuất.
    - Xe tải: Tên hàng; Nhãn hiệu; Sử dụng xăng hay dầu; Model năm; Các ký mã hiệu model khác (nếu có); Dung tích động cơ; Tổng trọng lượng có tải tối đa; Tải trọng chở hàng; Kiểu xe (Thùng, satxi, ben, chở nhiên liệu, tải van …); Mới hay đã qua sử dụng; Năm sản xuất; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng); Các thông số khác như: Dung tích bồn …
    - Xe chở khách, xe bus: Tên hàng; Nhãn hiệu; Model năm; Các ký mã hiệu Model khác (nếu có); Số chỗ ngồi; Sử dụng xăng hay dầu; Mới hay Đã qua sử dụng; Năm sản xuất; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng).
    2. Mặt hàng xe máy:
    Tên xe, Nhãn hiệu, Kiểu dáng xe (nam, nữ); Xe số hay Xe ga; Dung tích xi lanh; Các ký mã hiệu Model khác (nếu có).
    3. Mặt hàng máy điều hòa nhiệt độ:
    Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu máy (treo tường, trần, kiểu tủ, trung tâm …); Số cục (Cục nóng, Cục lạnh); Một chiều hay 2 chiều (nóng, lạnh); Công suất (BTU); Model.
    4. Mặt hàng máy giặt:
    Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu máy (cửa trên hay cửa ngang); Công suất giặt (số kg); Số hộc; Lồng giặt Inox hay nhựa; Tốc độ vắt (vòng/phút); Có đường nước nóng hay không; Có sấy hay không sấy; Điều khiển điện tử hay điều khiển cơ; Model.
    5. Mặt hàng tủ lạnh:
    Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu tủ (nếu là side thì ghi side); Dung tích; Số cánh cửa tủ; Làm đá tự động hay không; Có vòi nước lạnh hay không; Model.
    6. Mặt hàng động cơ, máy nổ:
    Tên hàng; Nhãn hiệu; Công dụng; Công suất; Chạy xăng hay dầu; Model.
    7. Mặt hàng bếp ga:
    Tên hàng; Nhãn hiệu; Model; Số bếp nấu; Có lò nướng hay không; Có chống dính, chống khét, ngắt ga tự động hay không; Kiểu bếp (bếp âm hay bếp dương); Kiểu đánh lửa Pin hay Magneto (nút bấm hay nút vặn); Cấu tạo mặt kính, inox, hay sắt phủ sơn.
    8. Mặt hàng sắt thép:
    Tên hàng; Công dụng; Thép thanh que tròn hay thép hình; Quy cách.
    9. Mặt hàng kính xây dựng:
    Tên hàng; Loại kính (trắng, màu, phản quang hay không); Công dụng; Quy cách.
    10. Mặt hàng vải:
    Tên hàng; Thành phần chất liệu; Quy cách; Công nghệ dệt (dệt thoi, dệt kim hay không dệt); Công dụng; Mật độ sợi dệt hoặc định lượng;
    11. Mặt hàng rượu, bia:
    - Rượu: Tên hàng; Loại rượu (vang trắng hay đỏ, Vogka; Whisky …) tuổi rượu (nếu có); Loại bao bì; Dung tích; Độ cồn.
    - Bia: Tên hàng; Loại bao bì; Dung tích; Độ cồn (Acl).
    12. Mặt hàng điện thoại di động:
    Tên hàng, Nhãn hiệu; Kiểu máy (thanh hay gập); Model.
    13. Mặt hàng tổ máy phát điện
    Nhãn hiệu; Công suất; Số pha; Một chiều hay xoay chiều; Điện áp; Có tự động chuyển nguồn hay không; Chạy xăng hay dầu; Model.
    Ngoài các tiêu chí trên, tùy từng mặt hàng nhập khẩu nếu có tiêu chí khác ngoài các tiêu chí trên có ảnh hưởng đến trị giá thì bổ sung thêm.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 1636/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 17/08/2009 Hiệu lực: 01/09/2009 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    02
    Quyết định 1966/QÐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 10/07/2015 Hiệu lực: 15/08/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản thay thế
    03
    Công văn 3945/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về giá tính thuế gạch nhập khẩu
    Ban hành: 01/08/2012 Hiệu lực: 01/08/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Công văn 5486/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung mức giá kiểm tra Danh mục RR hàng hóa nhập khẩu Tổng cục
    Ban hành: 10/10/2012 Hiệu lực: 10/10/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Công văn 5608/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
    Ban hành: 24/09/2013 Hiệu lực: 24/09/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Công văn 6127/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc điều chỉnh mức giá xe tải Trung Quốc trong danh mục quản lý rủi ro
    Ban hành: 18/10/2013 Hiệu lực: 18/10/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 6292/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc xác định trị giá tính thuế, sửa đổi mức giá kiểm tra
    Ban hành: 25/10/2013 Hiệu lực: 25/10/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Công văn 6737/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi Danh mục rủi ro về giá và mức giá kiểm tra
    Ban hành: 11/11/2013 Hiệu lực: 11/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Công văn 3844/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư 29/2014/TT-BTC
    Ban hành: 11/04/2014 Hiệu lực: 11/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Công văn 6536/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc giá tính thuế hàng nhập khẩu
    Ban hành: 20/11/2012 Hiệu lực: 20/11/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    11
    Công văn 6973/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về giá tính thuế hàng nhập khẩu
    Ban hành: 11/12/2012 Hiệu lực: 11/12/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 103/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quan
    Số hiệu:103/QĐ-TCHQ
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:24/01/2011
    Hiệu lực:29/01/2011
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Hải quan, Hành chính
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Hoàng Việt Cường
    Ngày hết hiệu lực:15/08/2015
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X