hieuluat

Quyết định 2811/2009/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp GPXD

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên HuếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2811/2009/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Cao
    Ngày ban hành:22/12/2009Hết hiệu lực:20/09/2017
    Áp dụng:01/01/2010Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Xây dựng
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
    -------
    Số: 2811/2009/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2009
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
    ---------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
    Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
    Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
    Căn cứ Thông tư số 97/2006/BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    Căn cứ Nghị quyết số 12c/2009/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp thứ 12 về lệ phí cấp giấy phép xây dựng và lệ phí cấp biển số nhà;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng như sau:
    I. ĐỐI TƯỢNG NỘP LỆ PHÍ:
    Các chủ đầu tư khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đều phải nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng, ngoại trừ các loại công trình không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng sau đây:
    1. Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
    2. Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    3. Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    4. Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
    5. Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
    6. Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
    II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN NỘP LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG:
    Những người được cấp giấy phép xây dựng làm nhà ở để ở là bố, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    III. MỨC THU LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG:
    1. Nhà ở riêng lẻ của Nhân dân: 50.000đ /giấy phép;
    2 Công trình khác: 100.000 đ/giấy phép;
    3. Gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 đ/lần gia hạn.
    IV. TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG:
    1. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng: là các cơ quan được UBND các cấp giao nhiệm vụ cấp giấy phép xây dựng.
    2. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
    a) Thông báo (hoặc niêm yết công khai) mức thu phí, lệ phí tại trụ sở và địa điểm tổ chức thu. Khi thu phải cấp biên lai thu lệ phí do Cục Thuế tỉnh phát hành cho người nộp tiền;
    b) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí tại Kho bạc nhà nước theo quy định;
    c) Mở sổ kế toán theo dõi số thu, nộp lệ phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành;
    d) Đăng ký, kê khai, nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư số 63/ 2002/TT- BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về phí và lệ phí;
    đ) Thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu lệ phí và quyết toán thu, nộp lệ phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo chế độ quản lý biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính;
    e) Hàng năm phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan Chủ quản, cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
    3. Quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng như sau:
    a) Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước và phần để lại cho cơ quan thu: Toàn bộ số lệ phí thu được được phân chia như sau:
    - Nộp ngân sách nhà nước 90%;
    - Để lại cho cơ quan thu lệ phí 10%.
    b) Phần phải nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định sau đây:
    - Cơ quan thu lệ phí thực hiện kê khai tiền lệ phí thu được từng tháng theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 05 ngày đầu của tháng tiếp theo;
    - Thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo (theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng); cơ quan thu lệ phí thuộc cấp nào quản lý thì nộp vào ngân sách cấp đó;
    - Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số biên lai thu đã phát hành và đã sử dụng để xác định chính xác số lệ phí đã thu, số phải nộp và thông báo cho đơn vị thu lệ phí;
    - Cơ quan thu lệ phí thực hiện thanh toán số phải nộp ngân sách theo thông báo của cơ quan Thuế, nếu nộp chưa đủ thì phải nộp tiếp số còn thiếu vào ngân sách theo thời hạn ghi trong thông báo, nếu nộp thừa thì được trừ vào số nộp của kỳ tiếp sau.
    c) Quản lý và sử dụng phần lệ phí được để lại cho cơ quan thu:
    - Phần lệ phí để lại cho cơ quan thu được sử dụng để chi cho các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện các công việc có thu lệ phí được quy định tại điểm 1, phần I của Quyết định này. Cụ thể như sau:
    + Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện các công việc thu lệ phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
    + Chi bổ sung chênh lệch lương tăng thêm theo quy định hàng năm của Chính phủ và của Bộ Tài chính;
    + Chi mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
    + Chi cho hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ;
    + Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ trực tiếp phục vụ công tác thu lệ phí;
    + Chi cho các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí.
    - Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc về thu lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại tiết 3.3.1 điểm này. Hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, lệ phí được để lại chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
    Trường hợp cơ quan lệ phí là đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 hoặc Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, phần lệ phí để lại cho đơn vị sau khi đã đảm bảo các chi phí quy định được bổ sung vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị.
    Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như điều 3;
    - Bộ Tài chính;
    - Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL);
    - TV và các Ban của Tỉnh ủy;
    - TT và các Ban của HĐND tỉnh;
    - Đoàn ĐBQH tỉnh;
    - CT và các PCT UBND tỉnh;
    - Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh;
    - UBMT TQVN tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
    - VKSND, Tòa án Nhân dân tỉnh;
    - Website Chính phủ; Cổng TTĐT tỉnh; Báo Thừa Thiên Huế;
    - Lưu VT, TC (02), TH.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT.CHỦ TỊCH
    PHÓ CHU TỊCH




    Nguyễn Văn Cao
     
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X