hieuluat

Thông tư 05/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động trạm thu phí sử dụng đường bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:103 & 104 - 02/2010
    Số hiệu:05/2010/TT-BGTVTNgày đăng công báo:25/02/2010
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hồ Nghĩa Dũng
    Ngày ban hành:09/02/2010Hết hiệu lực:01/03/2017
    Áp dụng:26/03/2010Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Cơ cấu tổ chức, Giao thông
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 05/2010/TT-BGTVT

    NGÀY 09 THÁNG 02 NĂM 2010

    QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM THU PHÍ

    SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

     

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

    Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ như sau:

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, tổ chức thu phí trên các quốc lộ; đường tỉnh, đường đô thị (sau đây gọi chung là đường địa phương).

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức và hoạt động thu phí sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí sử dụng đường bộ.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Trạm thu phí sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là trạm thu phí) là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Đơn vị thực hiện thu phí sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là đơn vị thu phí) là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu phí sử dụng đường bộ.

    3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân được nhận chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ có thời hạn hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được thực hiện thu phí để thu hồi vốn.

    4. Tài sản của trạm thu phí bao gồm: nhà điều hành, nhà bán vé, cổng trạm kiểm soát vé, thiết bị kiểm soát và quản lý thu phí, hệ thống điện chiếu sáng, xe chở tiền và các công trình phụ trợ, các trang thiết bị khác phục vụ việc thu phí sử dụng đường bộ.

    Điều 4. Quy mô xây dựng của trạm thu phí

    1. Trạm thu phí phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt về quy mô và tiêu chuẩn thiết kế, trong đó có những nội dung chủ yếu sau: địa điểm, lý trình đặt trạm thu phí, số làn và chiều rộng của mỗi làn xe, chiều cao tĩnh không, công nghệ thu phí, phương án bảo đảm an toàn giao thông, phương án giải phóng mặt bằng (nếu có).

    2. Trạm thu phí được xây dựng phải tuân theo các quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng chấp thuận thì mới được áp dụng.

     

    Chương II

    TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM THU PHÍ

     

    Điều 5. Nhiệm vụ của đơn vị thu phí

    1. Thực hiện việc thành lập trạm thu phí theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    2. Tổ chức hoạt động của trạm thu phí theo đúng quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và quy định của hợp đồng đã ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    3. Căn cứ quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xây dựng quy định nội bộ về kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ thu phí; phối hợp với chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự trị an trong quá trình thu phí, bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm không xảy ra những hiện tượng tiêu cực, cản trở, gây phiền hà trong hoạt động thu phí.

    4. Bảo đảm thực hiện đúng các quy định trong quản lý thu, chi và báo cáo kế toán, quyết toán phí.

    5. Trang bị tài sản, cơ sở vật chất cần thiết theo quy đinh và hiện đại hoá trạm thu phí theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giải quyết tiền lương, tiền thưởng, chế độ khác cho người lao động thu phí theo quy định và đúng thẩm quyền.

    6. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vướng mắc về cơ chế quản lý thu phí, chế độ quyền lợi của người lao động, điều kiện làm việc và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của trạm thu phí.

    Điều 6. Nhiệm vụ của trạm thu phí

    1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trong mọi trường hợp; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và an toàn giao thông tại khu vực trạm thu phí; xử lý, giải quyết những tình huống xảy ra theo đúng quy định, đúng thẩm quyền.

    2. Bảo đảm vệ sinh môi trường, trong đó không được để rác thải, chất thải, đọng nước; bảo đảm trật tự trị an trong khu vực trạm thu phí.

    3. Trên cơ sở quy định nội bộ của đơn vị thu phí, trạm thu phí phải thường xuyên thực hiện các hình thức, biện pháp kiểm tra cần thiết đối với từng bộ phận, từng tổ, từng ca trong hoạt động thu phí. Thực hiện việc khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời những bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đình chỉ ngay bộ phận, cá nhân vi phạm và báo cáo đề nghị đơn vị thu phí xử lý theo quy định.

    4. Thực hiện thông báo công khai (kể cả hình thức niêm yết tại nơi bán vé) về đối tượng thuộc diện trả tiền phí, mức thu và đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ.

    5. Tổ chức các điểm bán vé thuận tiện theo quy định

    a) Tổ chức các điểm bán vé tại trạm thu phí thuận tiện cho người điều khiển phương tiện giao thông và tránh ùn tắc giao thông. Trạm thu phí cần triển khai mở rộng mạng lưới và hình thức bán vé, vừa thuận tiện cho người mua vé, vừa bảo đảm sự quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tiền phí;

    b) Bán kịp thời, đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua, không hạn chế đối tượng và số lượng vé bán ra.

    6. Thực hiện quản lý lao động, quản lý vé, quản lý tiền thu phí, quản lý các tài sản của trạm thu phí theo đúng chế độ và quy định hiện hành.

    7. Phối hợp với lực lượng công an, Thanh tra đường bộ và lực lượng chức năng khác phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi gian lận (không mua vé, sử dụng hoặc thông đồng sử dụng vé giả, vé đã qua sử dụng, vé không đúng với loại xe, tải trọng xe, vé hết hạn...) trong quá trình thu phí.

    Điều 7. Tổ chức của trạm thu phí.

    1. Các chức danh của trạm thu phí bao gồm:

    a) Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng, Ca trưởng, Tổ trưởng;

    b) Các nhân viên khác.

    2. Việc bổ nhiệm các chức danh quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

    a) Đối với các trạm thu phí trên quốc lộ do Nhà nước quản lý: Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải (được ủy thác quản lý trạm thu phí trên quốc lộ) bổ nhiệm các chức danh Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị thu phí. Các chức danh còn lại do đơn vị thu phí tự bổ nhiệm;

    b) Đối với các trạm thu phí trên các tuyến đường địa phương do Nhà nước quản lý: Giám đốc Sở Giao thông vận tải bổ nhiệm chức danh Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng, các chức danh còn lại do đơn vị thu phí tự bổ nhiệm;

    c) Đối với các trạm thu phí thuộc quyền quản lý của nhà đầu tư thì thực hiện theo thẩm quyền của nhà đầu tư.

    3. Biên chế của lực lượng trực tiếp làm việc tại trạm thu phí:

    a) Đối với các trạm thu phí trên các quốc lộ của Nhà nước quản lý (trừ các trạm thu phí được chuyển giao cho nhà đầu tư) do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt biên chế theo đề nghị của Khu Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được ủy thác quản lý;

    b) Đối với các trạm thu phí trên các tuyến đường địa phương (trừ các trạm thu phí được chuyển giao cho nhà đầu tư) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của địa phương phê duyệt theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải;

    c) Đối với các trạm thu phí của nhà đầu tư quản lý do nhà đầu tư quyết định theo yêu cầu thực tế.

    Điều 8. Trách nhiệm của Trạm trưởng, Phó trạm trưởng, Ca trưởng, Tổ trưởng của trạm thu phí

    1. Trạm trưởng trạm thu phí là người được giao trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của trạm thu phí. Trạm trưởng có trách nhiệm:

    a) Tổ chức, sắp xếp, phối hợp giữa các bộ phận, các ca làm việc để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu phí, không để xảy ra ùn tắc giao thông, giải quyết mọi công việc theo đúng quy định, đúng thẩm quyền;

    b) Thường xuyên tổ chức và thực hiện việc kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận, từng tổ, từng ca trong hoạt động thu phí. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm, thực hiện ngay việc đình chỉ bộ phận, cá nhân vi phạm, đồng thời báo cáo và đề nghị đơn vị thu phí xử lý theo quy định;

    c) Trạm trưởng chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị thu phí về trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động của trạm thu phí, chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về vi phạm xảy ra tại trạm thu phí được giao phụ trách.

    2. Các Phó Trạm trưởng, Ca trưởng, Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng về nhiệm vụ được phân công.

    Điều 9. Trang phục, phù hiệu của người lao động tại trạm thu phí

    Trang phục, phù hiệu của người làm việc tại trạm thu phí thực hiện thống nhất trên địa bàn cả nước theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    Điều 10. Thời gian hoạt động của Trạm thu phí

    1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.

    2. Trường hợp có sự cố kỹ thuật hoặc các nguyên nhân khác mà trạm thu phí phải ngừng hoạt động thì phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí, đồng thời phải báo cáo ngay lên cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

    Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Gian lận phí sử dụng đường bộ, biển thủ tiền phí hoặc thông đồng gian lận trong hoạt động thu phí, gây thất thoát tiền phí.

    2. Tổ chức bán vé, soát vé không hợp lý, không kịp thời, gây phiền hà, sách nhiễu đối với người mua vé; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu phí; thu phí không đúng quy định.

    3. Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông mà không giao vé; cho phương tiện giao thông (thuộc đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm.

    4. Tự ý di chuyển trạm thu phí; mở rộng, sắp xếp, thay đổi hoặc bổ sung số làn thu phí không đúng với thiết kế đã được phê duyệt; đào lòng, lề đường, vỉa hè khu vực trạm thu phí, kể cả đào hố để chôn cột biển báo, cột lắp đặt tín hiệu; làm thêm vệt sơn giảm tốc hoặc tạo gờ giảm tốc ảnh hưởng đến độ bằng phẳng, êm thuận của các phương tiện đi qua khu vực trạm khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 12. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

    1. Đơn vị thu phí phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu phí để bảo đảm hoạt động thu phí đúng quy định.

    2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của trạm thu phí theo quy định của pháp luật và theo quy định của hợp đồng. Việc thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản và đề xuất kiến nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

    3. Cá nhân, tập thể vi phạm các quy định tại Điều 11 của Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định và pháp luật hiện hành.

    Điều 13. Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của trạm thu phí:

    1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động trạm thu phí.

    2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

     

    Chương III

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. 

    2. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

    BỘ TRƯỞNG

    Hồ Nghĩa Dũng

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 51/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
    Ban hành: 22/04/2008 Hiệu lực: 30/05/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/07/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 49/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    04
    Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/07/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Quyết định 1291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải đến hết ngày 31/01/2014
    Ban hành: 11/04/2014 Hiệu lực: 11/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 1945/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2017
    Ban hành: 03/07/2017 Hiệu lực: 03/07/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 380/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
    Ban hành: 28/02/2019 Hiệu lực: 28/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 380/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
    Ban hành: 28/02/2019 Hiệu lực: 28/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 05/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động trạm thu phí sử dụng đường bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:05/2010/TT-BGTVT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:09/02/2010
    Hiệu lực:26/03/2010
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí, Cơ cấu tổ chức, Giao thông
    Ngày công báo:25/02/2010
    Số công báo:103 & 104 - 02/2010
    Người ký:Hồ Nghĩa Dũng
    Ngày hết hiệu lực:01/03/2017
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X