Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | 467&468-06/2017 |
Số hiệu: | 41/2017/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | 27/06/2017 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/04/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/05/2017 | Tình trạng hiệu lực: | Không còn phù hợp |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Doanh nghiệp |
BỘ TÀI CHÍNH ------- Số: 41/2017/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017 |
Nơi nhận: - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP QH, VP Chủ tịch nước; - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP; - Viện Kiểm sát NDTC; Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - UBND, Sở TC các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Bộ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT; TCT (VT, TTr). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
PHỤ LỤC I
CÔNG THỨC TÍNH HÀM TỨ PHÂN VỊ, KHOẢNG GIAO DỊCH ĐỘC LẬP CHUẨN VÀ GIÁ TRỊ TRUNG VỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Công thức tính hàm tứ phân vị, khoảng giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị được xác định theo hàm Quartile trong Microsoft Excel như sau:
1.1. Cách tính
- Lập một vùng dữ liệu trong Excel là các ô chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập (có thể là một cột hoặc một dòng).
- Di chuyển con trỏ đến một ô khác ngoài vùng dữ liệu và thực hiện lệnh Quartile để tìm các giá trị tứ phân vị tương ứng, cụ thể:
QUARTILE (Vùng dữ liệu, tham số)
- Vùng dữ liệu: Là vùng chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận.
- Tham số: Nhận các giá trị tương ứng 0, 1, 2, 3, 4.
+ Tứ phân vị thứ nhất là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 1.
+ Tứ phân vị thứ hai (trung vị) là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 2.
+ Tứ phân vị thứ ba là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 3.
+ Khoảng giao dịch độc lập chuẩn là khoảng giá trị từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba.
1.2. Ví dụ minh họa
Trong năm 201x, doanh nghiệp A lựa chọn được các doanh nghiệp độc lập để so sánh có các số liệu về tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản là: 1,0; 1,25; 1,25; 1,5; 1,5; 1,75; 2,0; 2,0; 2,0; 2,25; 2,5; 2,75; 3,0.
Xác định các giá trị tứ phân vị của Hàm Quartile trong excel như sau:
Từ đó xác định được khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn của các giá trị tỷ suất lợi nhuận là khoảng giá trị từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba: [1,5;2,25]; số trung vị: 2,0.
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN MẪU SỐ 01 THÔNG TIN QUAN HỆ LIÊN KẾT VÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Thông tin về các bên liên kết:
- Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết:
+ Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì ghi theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì ghi theo thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định quan hệ liên kết như giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.
- Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.
- Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết:
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ lý do.
- Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai mối quan hệ với từng bên liên kết tương ứng bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
Thông tin tại mục I kê khai đối với các bên liên kết phát sinh giao dịch liên kết với người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
D. Mục II. Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).
Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.1 và E.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.2 và E.
Đ. Mục III. Thông tin xác định giá giao dịch liên kết:
Đ.1. Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và đã kê khai đánh dấu (x) vào cột 3 tại dòng a hoặc dòng c chỉ tiêu miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai mục này như sau:
- Cột (3), (7) và (12): Kê khai như hướng dẫn tại phần Đ.2 Phụ lục này.
- Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10) và (11): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Đối với trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế làm căn cứ xác định điều kiện được miễn trừ được tính bằng (=) tổng giá trị tại Cột (3) cộng (+) Cột (7) của dòng chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”.
Đ.2. Người nộp thuế không thuộc trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh”:
+ Cột (3): Ghi tổng giá trị doanh thu bán ra cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (không bao gồm các khoản thu hộ).
+ Cột (7): Ghi tổng giá trị chi phí phải trả cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Chi phí hàng hóa và dịch vụ mua vào, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác (không bao gồm các khoản chi hộ).
+ Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12) và (13): Để trống không phải kê khai.
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với từng chỉ tiêu Hàng hóa cộng (+) Dịch vụ.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định cộng (+) Hàng hóa không hình thành tài sản cố định.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Hàng hóa không hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển” cộng (+) “Quảng cáo, tiếp thị” cộng (+) “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo” cộng (+) “Hoạt động tài chính” cộng (+) “Dịch vụ khác”.
- Các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển”; “Quảng cáo, tiếp thị”; “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo”; “Hoạt động tài chính và Dịch vụ khác”, và chi tiết theo từng “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được ghi nhận theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và Cột (10).
- Cột (6) và (10): Ghi tương ứng với từng chỉ tiêu theo từng bên liên kết ký hiệu viết tắt tên phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết cấu thành giá trị bán ra cho bên liên kết và giá trị mua vào từ bên liên kết của người nộp thuế xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, cụ thể như sau:
+ P1.1: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập).
+ P1.2: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập của các sản phẩm được niêm yết giá công khai trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế.
+ P2.1: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại).
+ P2.2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi).
+ P2.3: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.
+ P3: Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết.
Ví dụ:
+ Mua máy móc từ bên liên kết A trên cơ sở phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, tại dòng chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định từ bên liên kết A Cột (10): Ghi P1.1.
+ Thu phí dịch vụ quản lý cung cấp cho bên liên kết B trên cơ sở phương pháp giá vốn cộng lãi, tại dòng chỉ tiêu Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo cho bên liên kết B Cột (6): Ghi P2.2.
- Cột (5) và (9): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Cột (11): Ghi lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập.
- Cột (12): Ghi lần lượt tổng giá trị thu hộ, tổng giá trị chi hộ, tổng giá trị doanh thu phân bổ cho cơ sở thường trú, tổng giá trị chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Cột (13): Ghi theo hướng dẫn tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP tương ứng với từng giao dịch thuộc phạm vi APA và để trống các ô tương ứng với các dòng chỉ tiêu ghi số liệu tổng giá trị.
E. Mục IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết:
- Chỉ tiêu “Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)”:
Người nộp thuế đánh dấu “x” vào “Có” nếu đã ký APA đơn phương, song phương hoặc đa phương với Cơ quan thuế Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế không ký APA với Cơ quan thuế thì đánh dấu “x” vào “Không” và để trống không kê khai các chỉ tiêu tại Cột (4) bảng kết quả sản xuất kinh doanh tại mục này.
- Người nộp thuế chỉ phát sinh các khoản thu hoặc doanh thu với các bên độc lập chỉ kê khai tại Cột (6) của bảng kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đối với từng chỉ tiêu tương ứng được hướng dẫn tại Phụ lục này.
1. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ:
a. Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14);
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
- Chỉ tiêu tại dòng (15): Người nộp thuế để trống không kê khai.
b. Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2c miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c...) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư này.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột 6: Người nộp thuế kê khai giá trị tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với lĩnh vực hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế tham gia nhiều hơn một lĩnh vực thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này, thực hiện kê khai riêng theo từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế tham gia nhiều hơn một lĩnh vực thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này, thực hiện kê khai theo lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
c. Trường hợp người nộp thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên liên kết xác định giá theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên độc lập theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Các chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu” và “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Người nộp thuế kê khai tương ứng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
- Chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
- Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên độc lập và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6) có giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.
- Các chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người nộp thuế theo dõi hạch toán và ghi giá trị hạch toán, xác định riêng đối với chi phí từ bên liên kết thuộc phạm vi xác định giá theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; theo APA và giao dịch với các bên độc lập tương ứng với cột (3), (4) và (5). Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị doanh thu hoạt động tài chính.
- Chỉ tiêu “Doanh thu lãi tiền vay”: Ghi giá trị tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tính vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi phí tài chính”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí hoạt động tài chính.
- Chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay”: Ghi giá trị chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào chi phí trong kỳ và được xác định bằng tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” cộng (+) chỉ tiêu “Doanh thu tài chính” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí tài chính”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp” (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính):
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”.
- Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay” chia (:) giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c...) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Ví dụ:
+ Người nộp thuế sử dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần và áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí để xác định lợi nhuận thuần trong kỳ tính thuế, tại Cột (2) chỉ tiêu (15a): Ghi Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí và kê khai mức tỷ suất tương ứng theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Người nộp thuế sử dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần và áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí đối với hoạt động sản xuất theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với hoạt động phân phối theo APA, tại Cột (2) chỉ tiêu (15a) và (15b): Ghi Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí đối với hoạt động sản xuất tại chỉ tiêu (15a) và kê khai tỷ suất tương ứng tại Cột (3); ghi Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với hoạt động phân phối tại chỉ tiêu (15b) và kê khai tỷ suất tương ứng tại Cột (4).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện nhiều chức năng sản xuất, kinh doanh và Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết khác nhau thì kê khai Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết riêng đối với từng chức năng sản xuất, kinh doanh.
2. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng:
- Chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị của thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự từ các bên liên kết không ký APA xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3), theo APA tại Cột (4) và theo giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự thu được từ các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự thu được từ các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Thu nhập lãi thuần”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ (-) chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động dịch vụ”.
- Các chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động khác” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động khác”.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng với thu nhập và các khoản thu có tính chất là doanh thu tại Cột (3), (4) và (5) được trích lập dự phòng.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, người nộp thuế hạch toán, xác định riêng tương ứng với từng khoản thu có tính chất là doanh thu tại các cột (3), (4), (5) và ghi giá trị được hạch toán, xác định riêng. Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế”: Phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trước thuế của tổ chức ngân hàng, tín dụng trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi thuần” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác” cộng (+) chỉ tiêu “Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”.
- Chỉ tiêu: “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế” trừ (-) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác”.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c...) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP:
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
3. Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
a. Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
- Chỉ tiêu tại dòng (15): Người nộp thuế để trống không kê khai.
b. Trường hợp người nộp thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí quản lý danh mục đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho Công ty quản lý quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác” cộng (+) chỉ tiêu “Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
- Chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị từ thu dịch vụ môi giới chứng khoán từ các bên liên kết không ký APA xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3); theo APA tại Cột (4) và theo giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Các chỉ tiêu “Thu phí quản lý danh mục đầu tư”, “Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành, “Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán”, “Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho Công ty quản lý quỹ”, “Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ”, “Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác”, “Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ”, Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu dịch vụ môi giới chứng khoán”.
- Chỉ tiêu “Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán” (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) cộng (+) “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán” (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán) cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị” cộng (+) chỉ tiêu “Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên” cộng (+) chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản” cộng (+) chỉ tiêu “Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
- Chỉ tiêu “Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán” (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán):
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) tương ứng với doanh thu thu được từ các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) tương ứng với doanh thu thu được từ các bên độc lập và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế theo dõi riêng và ghi tổng giá trị chi phí phát sinh từ các bên liên kết xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3); theo APA tại Cột (4); và từ các bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán” (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán):
+ Cột (3), (4), (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị phí niêm yết và đăng ký chứng khoán.
- Chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư tương ứng các khoản thu có tính chất là doanh thu thu được từ các bên liên kết được xác định bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của các chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư tương ứng với các khoản thu có tính chất là doanh thu thu được từ các bên độc lập được xác định bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Các chỉ tiêu “Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư”, “Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị”, “Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh”, “Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư”.
- Chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay”: Phản ánh chi phí lãi vay phải trả tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị-theo giá trị xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản”:
+ Cột (3), (4), (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tại chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định” cộng (+) chỉ tiêu “Chi khác về tài sản”.
- Chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định”: Phản ánh giá trị khấu hao tài sản cố định trong kỳ tính thuế.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị khấu hao đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ tiêu “Chi khác về tài sản”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi khác về tài sản đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ tiêu “Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán”.
- Chỉ tiêu “Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư.
- Chỉ tiêu “Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh”.
- Chỉ tiêu “Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán”.
- Chỉ tiêu “Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư.
- Chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
- Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh người nộp thuế hạch toán, xác định riêng tương ứng với từng loại khoản thu có tính chất là doanh thu tại các cột (3), (4), (5) và ghi giá trị được hạch toán, xác định riêng. Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), Cột (4), (5) và (6): Ghi giá trị bàng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng” (+) chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”.
- Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay” chia (:) giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c...) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP:
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
PHỤ LỤC III
HƯỚNG DẪN MẪU SỐ 04 BÁO CÁO LỢI NHUẬN LIÊN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú:
Các nội dung kê theo đơn vị tiền tệ được quy đổi đơn vị tính là đồng Việt Nam theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Trường hợp các bên liên kết thuộc tập đoàn có năm tài chính khác nhau thì báo cáo lợi nhuận lập theo số liệu, thông tin tại báo cáo của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế.
- Chỉ tiêu “Quốc gia”: Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết là đối tượng cư trú và nơi đặt cơ sở thường trú, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và các bên liên kết thuộc tập đoàn (bao gồm cả trường hợp các bên liên kết này không xác định được là đối tượng cư trú của quốc gia, vùng lãnh thổ nào).
+ Trường hợp công ty mẹ tối cao và bên liên kết cư trú thuế ở nhiều nước thì phải thực hiện xác định nơi cư trú thuế theo hướng dẫn của Hiệp định thuế liên quan.
+ Trường hợp không có Hiệp định thuế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan thì ghi nước hoặc vùng lãnh thổ bên liên kết đăng ký kinh doanh hoặc ghi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết có cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Chỉ tiêu “Doanh thu”: Tổng giá trị các khoản thu có tính chất là doanh thu trong kỳ từ các bên liên kết và các bên độc lập, trừ cổ tức và lợi nhuận được chia từ các bên liên kết, gồm:
+ Bên độc lập: Ghi tổng các khoản thu của các bên liên kết thuộc tập đoàn tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ nơi cư trú thu được từ các bên độc lập.
+ Bên liên kết: Ghi tổng các khoản thu của các bên liên kết thuộc tập đoàn tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ nơi cư trú thu được từ các bên liên kết khác.
+ Chỉ tiêu Tổng doanh thu: Ghi tổng giá trị doanh thu tại cột Bên độc lập cộng (+) giá trị doanh thu tại cột Bên liên kết.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”: Ghi tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của các bên liên kết của tập đoàn đa quốc gia tại quốc gia, vùng lãnh thổ nơi cư trú
- Chỉ tiêu “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp”: Ghi tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc loại thuế có tính chất tương tự) mà các bên liên kết của tập đoàn đa quốc gia phải nộp tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi cư trú và số thuế có tính chất tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp (như thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu) phải nộp tại các nước, vùng lãnh thổ khác nơi cư trú.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định căn cứ chế độ kế toán theo cơ sở tiền mặt hoặc cơ sở dồn tích theo quy định tại nơi cư trú của bên liên kết và ghi chú phương pháp áp dụng nếu xác định theo cơ sở tiền mặt.
- Chỉ tiêu “Thuế thu nhập đã nộp”: Ghi tổng số thuế thu nhập đã nộp của tất cả các bên liên kết thuộc tập đoàn.
Trường hợp các bên liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài (hoặc loại thuế có tính chất tương tự) tại nước, vùng lãnh thổ khác nơi cư trú, số thuế nhà thầu này được tính vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.
- Chỉ tiêu “Vốn đăng ký”: Ghi tổng số vốn cam kết đầu tư đã được giải ngân thực tế của các bên liên kết thuộc tập đoàn đa quốc gia tại nơi cư trú.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận lũy kế”: Ghi tổng cộng dồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tất cả các bên liên kết thuộc tập đoàn tại quốc gia tại thời điểm cuối kỳ.
- Chỉ tiêu “Số lượng nhân viên”: Ghi tổng số người lao động bình quân của các bên liên kết sử dụng.
- Chỉ tiêu “Tài sản hữu hình ngoại trừ tiền và các khoản tương đương tiền mặt”: Ghi tổng giá trị tài sản của các bên liên kết, gồm: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định thuê tài chính, Bất động sản đầu tư, Tài sản dở dang dài hạn.
D. Mục II. Danh mục các công ty con của tập đoàn theo nước, vùng lãnh thổ nơi cư trú
- Chỉ tiêu “Quốc gia”: Ghi tương tự Chỉ tiêu Quốc gia tại Mục I.
- Chỉ tiêu “Các Công ty là đối tượng cư trú ở nước sở tại”: Ghi tên pháp nhân của các bên liên kết của công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc loại thuế có tính chất tương tự) theo quy định của pháp luật tại nước, vùng lãnh thổ nơi cư trú.
+ Trường hợp công ty mẹ tối cao hoặc các bên liên kết có cơ sở thường trú tại bên liên kết khác, ghi cơ sở thường trú tương ứng với dòng kê khai tên quốc gia là nước, vùng lãnh thổ nơi cư trú của bên liên kết.
- Chỉ tiêu “Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đăng ký kinh doanh nếu khác với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cư trú”: Ghi tên của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà các công ty con của tập đoàn đăng ký kinh doanh khác với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cư trú.
- Chỉ tiêu “Các hoạt động kinh doanh”: Công ty mẹ tối cao xác định chức năng hoạt động kinh doanh của các bên liên kết, đánh dấu “x” vào ô tương ứng theo từng chức năng được liệt kê tại chỉ tiêu “Các hoạt động kinh doanh”. Trường hợp bên liên kết thực hiện nhiều hơn một chức năng, Công ty mẹ tối cao đánh dấu “x” vào tất cả các ô tương ứng với từng chức năng.01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản hết hiệu lực |
09 | Văn bản được hướng dẫn |
10 | Văn bản được hướng dẫn |
11 | Văn bản dẫn chiếu |
12 | Văn bản dẫn chiếu |
13 | Văn bản dẫn chiếu |
14 | Văn bản dẫn chiếu |
15 | Văn bản dẫn chiếu |
16 | Văn bản hết hiệu lực một phần |
17 | Văn bản được hợp nhất |
18 | Văn bản hợp nhất |
Thông tư 41/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số hiệu: | 41/2017/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 28/04/2017 |
Hiệu lực: | 01/05/2017 |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Doanh nghiệp |
Ngày công báo: | 27/06/2017 |
Số công báo: | 467&468-06/2017 |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Không còn phù hợp |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!