Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | 421-422 |
Số hiệu: | 16/VBHN-BTC | Ngày đăng công báo: | 07/06/2017 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 24/05/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo |
BỘ TÀI CHÍNH Số: 16/VBHN-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2017 |
THÔNG TƯ[1]
HƯỚNG DẪN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN
Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 153/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.[2]
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá (bao gồm vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá), thẩm quyền phạt tiền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá quy định tại Điều 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Báo cáo phục vụ công tác bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các báo cáo phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để phục vụ công tác bình ổn giá về:
a) Kết quả sản xuất, kinh doanh;
b) Số lượng, khối lượng hàng hóa tồn kho, hàng hóa hiện có;
c) Các yếu tố hình thành giá;
d) Giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
đ)[3] Việc trích lập, sử dụng, kết chuyển số dư hoặc hạch toán quỹ bình ổn giá (đối với các loại hàng hóa được lập quỹ bình ổn giá).
e) Các thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác bình ổn giá.
2.[4] Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá để bình ổn giá được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
3.[5] Khoản lãi tính trên số dư quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được tính theo mức lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi quỹ bình ổn giá trong cùng thời kỳ.
Điều 4. Hướng dẫn khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP[6]
Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định hoặc Thông báo; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quy định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.
Điều 5. Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng hướng dẫn quy định tại Điều 9 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi lập phương án giá như sau:
1. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các căn cứ, nguyên tắc định giá.
2. Sử dụng không đúng, không đủ các số liệu, định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng các mức giá.
3. Không tính toán đúng các khoản mục chi phí, yếu tố hình thành giá theo quy định.
4. Phân bổ chi phí không theo hướng dẫn hiện hành (nếu có) đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.
5. Sử dụng các mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự để so sánh mà không bảo đảm các yếu tố so sánh theo quy định của phương pháp so sánh.
Điều 6. Hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP[7]
1. Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP là hành vi không gửi văn bản thông báo mức giá kê khai đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá theo quy định.
2. Hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP là hành vi không lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi Biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không gửi văn bản giải trình đăng ký giá theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận (nếu có) trước khi định giá, điều chỉnh giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá theo quy định.
Điều 7. Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1a.[8] Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
1. Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:
a) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;
b) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.
2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ áp dụng mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính bằng mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.
3. Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính như sau:
a) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
b) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Thời điểm chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
2. Thời điểm giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp ban hành quyết định, thông báo về việc giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
3. Thời điểm doanh nghiệp thẩm định giá bị phá sản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính là ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã thực hiện và đang trong thời gian bắt buộc phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
5. Hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá trong quá trình thực hiện thẩm định giá.
6. Thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các thông tin chưa được công bố rộng rãi liên quan đến khách hàng và tài sản thẩm định giá của khách hàng do khách hàng cung cấp, do doanh nghiệp thẩm định giá thu thập được trong quá trình thẩm định giá.
7. Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được đưa ra khi tiến hành giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo hoặc trên cơ sở kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc bất thường đối với hoạt động thẩm định giá.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
8. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 35 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 40 ngày;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 55 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 60 ngày.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá quy định tại Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng các quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá theo quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là hành vi sửa chữa, thay đổi thông tin hoặc cố tình sử dụng các thông tin sai lệch, không chính xác khi tiến hành thẩm định giá.
3. Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 40 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
b) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 60 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
c) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 80 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 90 ngày.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá quy định tại Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là tổ chức không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại thời điểm ký hợp đồng thẩm định giá (trừ trường hợp đang trong thời gian chuyển tiếp quy định tại Điều 33 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá).
2. Hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại khoản 3 Điều 20 là hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch không đúng với những đặc điểm, thông số kinh tế - kỹ thuật, quy cách, chất lượng... thực tế của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá.
Điều 11. Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá[9]
1. Các hành vi vi phạm được xác định căn cứ trên báo cáo của đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc kết quả kiểm tra đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 60 (sáu mươi) ngày đối với các hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 (ba mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 (chín mươi) ngày. b) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 135 (một trăm ba mươi lăm) ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 (chín mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 180 (một trăm tám mươi) ngày.
c) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 225 (hai trăm hai mươi lăm) ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 180 (một trăm tám mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 270 (hai trăm bảy mươi) ngày.
d) Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Điều 12. (được bãi bỏ)[10]
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN[11]
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Thay thế Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá, Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương, người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBKT |
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá/ Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
Thi hành Quyết định số... ngày... tháng... năm... của ...........................................
...............................................................................................................................
Vào hồi... giờ... ngày... tháng... năm... tại ............................................................
...............................................................................................................................
Cơ quan kiểm tra:
- Ông (Bà)................................................ Chức vụ: ............................................ ;
- Ông (Bà)................................................ Chức vụ: ............................................ ;
Cơ quan phối hợp (nếu có): ..................................................................................
- Ông (Bà)................................................ Chức vụ: ............................................ ;
- Ông (Bà)................................................ Chức vụ: ............................................ ;
Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (Bà)..................................... Nghề nghiệp/Chức vụ: ..................................
Địa chỉ/đơn vị .......................................................................................................
Cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có): .....................................................
- Ông (Bà)............................. Nghề nghiệp/Chức vụ: ..........................................
Địa chỉ/đơn vị .......................................................................................................
Đã tiến hành kiểm tra đối với: ..............................................................................
...............................................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đại diện là ông (bà)................. Nghề nghiệp/Chức vụ:........................................
Kết quả theo nội dung được kiểm tra như sau:.....................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ý kiến giải trình của cá nhân/đại diện tổ chức được kiểm tra (nếu có): ..............
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Ý kiến của người chứng kiến (nếu có): ..............................................................
...............................................................................................................................
- Ý kiến của cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có): .................................
...............................................................................................................................
Ý kiến của cơ quan kiểm tra: ................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Biên bản này được lập vào hồi... giờ... ngày... tháng... năm... Biên bản này được lập thành 03 bản: 01 bản giao cho cá nhân/tổ chức được kiểm tra, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản lưu cơ quan kiểm tra; đã đọc lại cho những người có tên như trên cùng nghe, công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA | ĐẠI DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP | NGƯỜI CHỨNG KIẾN | CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI | ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2014;
- Thông tư số 153/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên.
[2] Thông tư số 153/2016/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2014/TT-BTC)”.
[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[7] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC,
[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[10] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 153/2016/TT4-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2016.
[11] Điều 2, Điều 3 Thông tư số 153/2016/TT4-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá, Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương, người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.”
01 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
02 | Văn bản được hợp nhất |
Văn hợp nhất