hieuluat

Công văn 4177/BCĐ-TW tăng cường công tác kiểm tra, chống gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ban Chỉ đạo 127-TWSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4177/BCĐ-TWNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phan Thế Ruệ
    Ngày ban hành:27/08/2004Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:27/08/2004Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thương mại-Quảng cáo, Xăng dầu
  • CÔNG VĂN

     

     

    CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 TRUNG ƯƠNG SỐ 4177/BCĐ-TW NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2004

    VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

    TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU

     

     

    Kính gửi:   Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

     

    Hiện tượng gian lận thương mại về đo lường và chất lượng xăng dầu xảy ra trong thời gian vừa qua khá phổ biến và nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Việc tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng đã có tác dụng tích cực, nhưng nếu lơi lỏng thì các hành vi này lại tiếp tục tái diễn, gây bức xúc trong công luận xã hội.

    Để chặn đứng các hành vi nói trên, nhằm tiếp tục thực hiện Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về quản lý kinh doanh xăng dầu và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 808/VPCP-VI, số 1309/VPCP-VI của Văn phòng Chính phủ về chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, Ban Chỉ đạo 127 TW yêu cầu:

    1- Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Công An, Thanh tra Sở Khoa học- Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường- Chất lượng) có kế hoạch chủ động kiểm tra và phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn theo Điều 19 - Qui chế quản lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Điều 12 - Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại. Coi đây là việc làm thường xuyên, trong đó đặc biệt chú trọng kiểm tra về đo lường và chất lượng xăng dầu bán ra. Trước mắt từ nay đến hết năm 2004 tiến hành một đợt tổng kiểm tra về đo lường và chất lượng xăng dầu. Cụ thể là: 

    + Về đo lường: kiểm tra các cột bơm xăng dầu, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đo (bơm) thiếu xăng dầu cho khách hàng; kiên quyết không cho các cột bơm chưa qua kiểm định, cột bơm quá thời hạn kiểm định hoặc đã quá cũ (đo không chính xác) tiếp tục hoạt động. 

    + Về chất lượng: kiểm tra các thông số qui định chất lượng xăng dầu (chỉ số ôctan, cetal...) của từng loại xăng, dầu; ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi pha xăng chất lượng thấp (A83, A90, thậm chí cả dầu hoả) vào xăng chất lượng cao (A92, A95) và bán theo giá xăng chất lượng cao; treo bảng giá xăng dầu chất lượng cao nhưng thực tế lại bán xăng chất lượng thấp....

    Những hành vi gian lận nghiêm trọng, có tổ chức như: phá niêm phong, kẹp chì để điều chỉnh đồng hồ đo; sử dụng các thiết bị điện tử để điều khiển đồng hồ đo, gian lận về chất lượng xăng dầu với quy mô lớn phải rút Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

    2-  Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối có trách nhiệm tăng cường hoạt động kiểm tra và liên đới chịu trách nhiệm trong hệ thống đại lý của mình; có các biện pháp tích cực nhằm quản lý một cách có hiệu quả hệ thống đại lý đã được thiết lập.  

                3- Giá xăng dầu trên thế giới đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng tiếp tục tăng. Để đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh biên giới có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng, Hải Quan, Công An, Quản lý thị trường) trên địa bàn tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát khu vực biên giới, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Tây Nam nhằm thực hiện tốt công tác chống xuất lậu xăng dầu qua biên giới.

     4- Các Đội đặc nhiệm của Bộ thương mại có trách nhiệm phối hợp với các Sở Thương mại - Du lịch và các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu.

    5- Để tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm giải quyết nguồn kinh phí cho các lực lượng này để tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát, mua sắm các trang thiết bị cần thiết (bình chuẩn, máy đo nhanh chỉ số ốctan...) phục vụ công tác kiểm tra.

    Những vấn đề nổi cộm, mới phát sinh trên địa bàn và kết quả kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng, Ban 127 các địa phương báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo 127 TW (Bộ phận thường trực giúp việc: Cục Quản lý thị trường Bộ Thương mại - 91 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X