BỘ CÔNG THƯƠNG ------- Số: 4825/QĐ-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN NĂM 2017 CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Cục Quản lý thị trường ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 3; - Thanh tra Bộ; Để phối hợp - Sở Công Thương tỉnh, thành phố thuộc TW; Để phối hợp - Chi cục QLTT tỉnh, thành phố thuộc TW; Để phối hợp - Lưu: VT, VP, QLTT (2). | BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN NĂM 2017 CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 4825 ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Căn cứ
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;
- Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường;
- Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
- Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;
- Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
2. Mục đích
- Nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng giao lưu hàng hóa, dịch vụ; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
- Nhằm đánh giá tình hình thực thi các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường; biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, chấn chỉnh ngay các yếu kém, sai sót và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổng kết, đánh giá, hướng dẫn các Chi cục Quản lý thị trường trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường.
- Qua kiểm tra phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoạt động kiểm tra và xử phạm vi phạm hành chính phải tuân thủ đúng quy định của của pháp luật.
- Mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời công tác kiểm tra, xử phạt phải gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với nhóm đối tượng được kiểm tra.
- Việc kiểm tra, kiểm soát không gây phiền hà, trở ngại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ; đảm bảo các hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp được diễn ra bình thường.
- Việc triển khai tổ chức kiểm tra có kế hoạch cụ thể, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; việc đánh giá, kết luận kiểm tra phản ánh thực tế khách quan, trung thực và đảm bảo công bằng.
- Rút ra được những vấn đề cần quan tâm trong chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, gas, phân bón vô cơ trong thời gian tới; kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, gas, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Đối tượng, nội dung kiểm tra
a) Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón vô cơ
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ; việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định và các quy định khác của pháp luật trong kinh doanh phân bón vô cơ.
b) Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; kiểm tra hợp đồng đại lý, hóa đơn chứng từ hàng hóa; kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh xăng dầu và các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Thương nhân kinh doanh khí đầu mối, trạm nạp, trạm cấp
Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện trạm nạp, điều kiện trạm cấp; hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn, chứng từ; việc thực hiện các quy định về hệ thống phân phối (đối với khí dầu mỏ hóa lỏng) và các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
d) Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa; các quy định về an toàn thực phẩm; nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
đ) Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật.
e) Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm.
g) Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng.
a) Thời gian thực hiện chung đối với các nội dung của Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2017.
b) Các đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng thời gian kiểm tra dự kiến cho đối tượng được kiểm tra.
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
a) Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Hóa chất, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thương mại biên giới và Miền núi, Vụ Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, tổ chức khác có liên quan để thực hiện có hiệu quả và đúng pháp luật Kế hoạch này.
b) Các đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các nội dung của Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 tiến hành phân công tổ chức thực hiện Kế hoạch dựa trên cơ sở về nhân lực và trang thiết bị, phương tiện hiện có.
a) Dự toán về kinh phí, phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra phải được xây dựng cụ thể, chi tiết đối với từng vụ việc để thực hiện Kế hoạch này.
b) Nội dung chi và mức chi đối với từng vụ việc phải được xây dựng căn cứ theo quy định của pháp luật.
c) Văn phòng Cục Quản lý thị trường chịu trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác kiểm tra theo Kế hoạch này.
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch kiểm tra này và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể nhiệm vụ của đơn vị mình trình Cục trưởng phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm 2016 và tổ chức thực hiện như sau:
- Phòng Chống buôn lậu: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh khí đầu mối, trạm nạp, trạm cấp và doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu rượu.
- Phòng Kiểm soát Chất lượng hàng hóa: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón vô cơ và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Phòng Chống hàng giả: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 đối với doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, mỹ phẩm.
- Tổ Kiểm tra thị trường cơ động: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 đối với doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc lá, mỹ phẩm, tân dược, hàng tiêu dùng. Tổ kiểm tra thị trường cơ động có trách nhiệm phối hợp với các phòng Chống buôn lậu, Chống hàng giả, Kiểm soát Chất lượng hàng hóa trong việc thực hiện các kế hoạch kiểm tra đã được Cục trưởng Cục Quản lý thị trường phê duyệt khi có yêu cầu phối hợp.
4. Chế độ báo cáo
a) Sau khi kết thúc từng đợt kiểm tra hoặc theo yêu cầu đột xuất, các đơn vị thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Cục Quản lý thị trường báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường để tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
b) Kết thúc thời gian thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017, Phòng Tổng hợp Phối hợp liên ngành Cục Quản lý thị trường tổng hợp, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Kế hoạch cùng với đề xuất, kiến nghị (nếu có) báo cáo lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 10 tháng 11 năm 2017./.