hieuluat

Thông tư 09/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 40/2015/TT-BCT

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:09/2022/TT-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hồng Diên
    Ngày ban hành:01/06/2022Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/08/2022Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Thương mại-Quảng cáo
  • BỘ CÔNG THƯƠNG
    ___________

    Số: 09/2022/TT-BCT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2022

     

     

     

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

    _____________

     

    Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

    Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

    Thực hiện Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký ngày 22 tháng 12 năm 2021;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

    Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (sau đây gọi là Thông tư số 40/2015/TT-BCT).

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT

    1. Thay thế khoản 2 Điều 1 Thông tư số 40/2015/TT-BCT như sau:

    Thay thế Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II) tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 40/2015/TT-BCT bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 40/2015/TT-BCT như sau:

    “Thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa”.

    Điều 2. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.

    2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

     

    Nơi nhận:

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

    - Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;

    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);

    - Công báo;

    - Kiểm toán Nhà nước;

    - Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công Thương;

    - BQL các KCN và CX Hà Nội;

    - Sở Công Thương thành phố Hải Phòng;

    - Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng QLXNK khu vực (19);

    - Lưu: VT, XNK (3).

    BỘ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Nguyễn Hồng Diên

     

     

     

     
     
     

    Phlc

    QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG

    (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT)

     

    Điều 1. Quy định chung

    1. Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục này được xây dựng trên cơ sở Hệ thống Hài hòa (HS 2017). Trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa phần mô tả tại Phụ lục này với phần mô tả tại văn kiện pháp lý của Hệ thống Hài hòa do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng, phần mô tả tại Hệ thống Hài hòa của Tổ chức Hải quan Thế giới được áp dụng.

    2. Quy tắc xuất xứ cụ thể hoặc bộ quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho một phân nhóm HS riêng biệt được xây dựng liền kề ngay phân nhóm đó.

    3. Khi một phân nhóm HS cụ thể áp dụng tiêu chí xuất xứ lựa chọn, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong các tiêu chí lựa chọn đó.

    4. Khi một quy tắc xuất xứ cụ thể quy định sử dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa có nghĩa là mỗi nguyên liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa đó phải đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa tương ứng. Yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

    5. Khi một quy tắc xuất xứ cụ thể quy định sử dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng loại trừ chuyển đổi từ các dòng thuế ở cấp độ chương, nhóm hoặc phân nhóm của Hệ thống Hài hòa có nghĩa là nguyên liệu phân loại tại các trường hợp mã HS loại trừ đó phải có xuất xứ thì hàng hóa mới được coi là có xuất xứ.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    1. Trong phạm vi Phụ lục này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

    Chương là 2 (hai) chữ số đầu tiên trong dãy số phân loại thuế quan thuộc Hệ thống Hài hòa;

    Nhóm là 4 (bốn) chữ số đầu tiên trong dãy số phân loại thuế quan thuộc Hệ thống Hài hòa;

    Phân nhóm là 6 (sáu) chữ số đầu tiên trong dãy số phân loại thuế quan thuộc Hệ thống Hài hòa.

    2. Trong phạm vi Phụ lục này, một số thuật ngữ ở cột 5 trong danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng dưới đây được hiểu như sau:

    CC nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 (hai) số;

    CTH nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số;

    CTSH nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 (sáu) số;

    RVC(XX) nghĩa là hàng hóa phải đạt hàm lượng giá trị khu vực không dưới XX phần trăm (%) theo cách tính quy định tại khoản 2, Điều 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT;

    WO nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên theo định nghĩa quy định tại Điều 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT.

     

    FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 18/08/2017 Hiệu lực: 18/08/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
    Ban hành: 08/03/2018 Hiệu lực: 08/03/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 40/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
    Ban hành: 18/11/2015 Hiệu lực: 20/12/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 09/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 40/2015/TT-BCT

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:09/2022/TT-BCT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:01/06/2022
    Hiệu lực:01/08/2022
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Hồng Diên
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X