hieuluat

Thông tư 129/2017/TT-BTC tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:225&226-01/2018
    Số hiệu:129/2017/TT-BTCNgày đăng công báo:30/01/2018
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Xuân Hà
    Ngày ban hành:04/12/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/02/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí
  • BỘ TÀI CHÍNH
    -------

    Số: 129/2017/TT-BTC

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2017

     

     

    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN

    Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chng lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đ, hoạt động chất vn;

    Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

    Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

    Căn cứ Nghị quyết s19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao cht lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

    Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

    Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông này quy định căn cứ, nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với các cấp ngân sách địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương có liên quan đến việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chng lãng phí; Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Đối tượng áp dụng của Thông tư:

    a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan Trung ương);

    b) Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);

    c) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan, đơn vị của nhà nước là đơn vị dự toán ngân sách có đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc (trừ đối tượng tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này);

    d) Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên.

    2. Các cơ quan, tổ chức có quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư, bao gồm: Cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Căn cứ đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên các căn cứ sau:

    1. Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chng lãng phí của Chính phủ hàng năm.

    2. Số kinh phí tiết kiệm được xác định trên cơ sở so sánh số chi thực tế với dự toán chi thưng xuyên đã được duyệt của các nhiệm vụ đã hoàn thành trong năm ngân sách và đảm bảo chất lượng, trong đó:

    a) Số liệu dự toán chi thường xuyên là số dự toán chi thường xuyên được giao sử dụng trong năm (bao gồm số dự toán được giao đầu năm, số dự toán được bổ sung trong năm và sdư dự toán năm trưc được phép chuyn sang năm sau). Số liệu dự toán bao gồm sliệu dự toán tổng thvà số liệu dự toán chi tiết đối với từng tiêu chí đánh giá nêu tại các phụ lục kèm theo Thông tư này;

    b) Số chi thực tế là số chi mà đơn vị làm thủ tục thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách của cơ quan, đơn vị, bao gồm: số thanh toán thực chi đến hết ngày 31/12 của năm đánh giá cộng với số chi mà đơn vị dự kiến thanh toán với Kho bạc Nhà nước trong thời gian chỉnh lý quyết toán;

    c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không giao dự toán chi tiết cho từng nội dung chi làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thưng xuyên, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch cho từng nội dung chi theo các tiêu chí đánh giá nêu tại Thông tư ngay từ đu năm ngân sách để làm căn cứ đánh giá, tính điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.

    3. Việc thực hiện đnh mức, tiêu chuẩn, chế độ trong, chi thường xuyên theo quy định của pháp luật.

    4. Việc thực hiện tinh giản biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương tngân sách nhà nước; giảm số hợp đng lao động không đúng quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính).

    5. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    6. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    7. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới hoặc ngân sách cấp dưới (đối với các đơn vị có đơn vị dự toán cấp dưới trực tiếp hoặc ngân sách cấp dưới).

    Điều 4. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    a) Kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: Thang điểm tối đa là 70 điểm;

    b) Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm ti đa là 30 điểm;

    c) Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm tr).

    2. Đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thưng xuyên của cơ quan, đơn vị mình theo Phụ lục số 01-A (đi vi cơ quan nhà nước) và Phụ lục số 01-B (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp đ tng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp” của cơ quan chủ quản cấp trên.

    Điều 5. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách có đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc (trừ Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện)

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thưng xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    a) Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa 30 điểm;

    b) Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc: Thang điểm tối đa 50 điểm;

    c) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 20 điểm.

    2. Các đơn vị dự toán ngân sách có đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan, đơn vị chủ quản cấp trên trực tiếp để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp” của cơ quan, đơn vị chủ quản cấp trên.

    Điều 6. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 4 nội dung vi thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    a) Công tác chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 10 điểm;

    b) Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 40 điểm;

    c) Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp: Thang điểm tối đa là 40 điểm;

    d) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 10 điểm.

    2. Nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần và thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 7. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp xã

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    a) Kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: Thang điểm tối đa là 60 điểm;

    b) Kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 40 điểm;

    c) Đánh giá việc thực hiện đnh mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm trừ).

    2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị mình theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã” của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Điều 8. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    a) Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa 30 điểm;

    b) Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thưng xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã: Thang điểm ti đa 50 điểm;

    c) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 20 điểm.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị mình theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cp huyện” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Điều 9. Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 5 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ th như sau:

    a) Công tác chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 10 điểm;

    b) Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 40 điểm;

    c) Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp: Thang điểm tối đa là 30 điểm;

    d) Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngân sách cấp huyện: Thang điểm tối đa là 10 điểm;

    đ) Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 10 điểm.

    2. Nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần và thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 10. Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    Phương thức chấm điểm các tiêu chí thành phần để đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 11. Thẩm định, tổng hợp kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    1. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình theo phụ lc tương ứng và gửi cơ quan, đơn vị chủ quản cấp trên trực tiếp để thẩm định kết quả tự chm điểm của cơ quan, đơn vị.

    2. Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định kết quả tự chấm điểm của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp, ngân sách cấp dưới trực tiếp và tổng hợp vào kết quả tự chấm điểm thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    3. Kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tng hợp vào Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí hàng năm của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và gửi Bộ Tài chính trước ngày 28 tháng 2 năm sau liền kề năm báo cáo để tng hp, báo cáo Chính phủ.

    Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

    1. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và thực tế của Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; thời gian báo cáo, thời gian thẩm định kết quả báo cáo đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên đối với các cơ quan, đơn vị và các nội dung khác phục vụ công tác báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

    2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.

    3. Giám sát, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.

    4. Chịu trách nhiệm việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương mình.

    5. Tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên cùng với báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Tài chính đ tng hợp chung vào báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

    Điều 13. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Việc chấm điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên quy định tại Thông tư này thực hiện từ năm ngân sách 2018.

    2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghcác cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
    - Tòa án NDTC;
    - Viện Kiểm sát NDTC;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    - Sở TC, KBNN các t
    nh, TP trực thuộc TW;
    - Công báo;
    - Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
    - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
    - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
    - Lưu: VT, HCSN (2b). P 350b.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Trần Xuân Hà

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 01-A

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC LÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Ni dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C)

    100

     

    A.

    Một số tiêu chí tiết kiệm trong chi thường xuyên (A=I+II+III)

    70

     

    I

    Kết quả tiết kiệm một số chỉ tiêu cụ thể

    55

     

    1

    Chi sách, báo, tạp chí

    6

     

    2

    Chi cước phí thông tin liên lạc

    6

     

    3

    Chi sử dụng điện

    6

     

    4

    Chi xăng, dầu

    6

     

    5

    Chi sử dụng nước

    6

     

    6

    Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp

    6

     

    7

    Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm

    6

     

    8

    Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc

    6

     

    9

    Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như: Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

    7

     

    II

    Thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định pháp luật của cấp có thẩm quyền (trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách không có chức danh lãnh đạo có đủ tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì được điểm tối đa tiêu chí này)

    5

     

     

    Đã thực hiện khoán

    5

     

     

    Chưa thực hiện khoán

    0

     

    III

    Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm biên chế theo kế hoạch, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao

    10

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    10

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    B.

    Kết quả tiết kiệm tổng kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ đi với cơ quan nhà nưc (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    30

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    30

     

    C.

    Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên

     

     

    1

    Có khoản chi bị Kho bạc nhà nước từ chối thanh toán do chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

    -5

     

    2

    Có khoản chi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

    -5

     

    3

    Có trường hợp khác bị phát hiện chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

    -5

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 01-B

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM 20...
    (Ban hành m theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 ca Bộ Tài chính)

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C)

    100

     

    A.

    Một số tiêu chí tiết kiệm trong chi thường xuyên (A=I+II)

    70

     

    I

    Kết quả tiết kiệm một số chỉ tiêu cụ thể

    55

     

    1

    Chi sách, báo, tạp chí

    6

     

    2

    Chi cước phí thông tin liên lạc

    6

     

    3

    Chi sử dụng điện

    6

     

    4

    Chi xăng, dầu

    6

     

    5

    Chi sdụng nước

    6

     

    6

    Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp

    6

     

    7

    Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm

    6

     

    8

    Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc

    6

     

    9

    Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

    7

     

    II

    Việc thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế

    15

     

    1

    Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm biên chế sự nghiệp hưng lương từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao

    10

     

     

    Thực hiện, đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    10

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    2

    Kết quả thực hiện chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị không có hợp đồng lao động không đúng quy định hoặc đơn vị đã tự bảo đảm tự chủ tài chính thì được điểm tối đa chỉ tiêu này): Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu giảm shợp đồng lao động không đúng quy định để làm căn cứ chấm điểm chỉ tiêu này.

    5

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    5

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    B.

    Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    30

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    30

     

    C.

    Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên

     

     

    1

    Có khoản chi bị Kho bạc nhà nước từ chối thanh toán do chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế đ.

    -5

     

    2

    Có khoản chi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện chi sai đnh mức, tiêu chuẩn, chế độ.

    -5

     

    3

    Có trường hợp khác bị phát hiện chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế đ.

    -5

     

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 02

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN DÙNG CHO ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH - TRỪ BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C)

    100

     

    A

    Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ skinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    30

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    30

     

    B.

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp

    50

     

    1

    Trên 80% số đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp đạt 80 điểm trở lên

    50

     

    2

    Từ 50% đến 80% số đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp đạt 80 điểm trở lên

    45

     

    3

    Từ 20% đến dưới 50% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp đạt 80 điểm trở lên

    40

     

    4

    Dưới 20% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp đạt 80 điểm trở lên

    35

     

    C

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    20

     

    I

    Tuyên truyền, phổ biến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    10

     

    1

    Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    5

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    5

     

    II

    Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị trực thuộc

    10

     

    1

    Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    4

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    6

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 03

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN DÙNG CHO CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C+D)

    100

     

    A.

    Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    10

     

    I

    Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    5

     

    1

    Sự kịp thời trong việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của Bộ, cơ quan ở Trung ương

    2,5

     

    -

    Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được thông qua

    2,5

     

    -

    Sau từ 31 - 60 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được thông qua

    2

     

    -

    Sau từ 61 ngày trở lên kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được thông qua

    1,5

     

    -

    Không ban hành

    0

     

    2

    Sự phù hợp với Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    2,5

     

    -

    Đề ra mức chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên bằng hoặc cao hơn chtiêu trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chng lãng phí của Chính phủ

    2,5

     

    -

    Đề ra mức chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên thấp hơn chỉ tiêu trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    0

     

    III

    Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    5

     

    1

    Có ban hành, trong đó có nội dung chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    5

     

    2

    Có ban hành nhưng không có nội dung chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    4

     

    3

    Không ban hành

    0

     

    B.

    Kết quả cụ thể về thực hành tiết kiệm, chng lãng phí trong chi thường xuyên

    40

     

    I

    Tiết kiệm kinh phí các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam tại Bộ, cơ quan trung ương

    5

     

    II

    Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    20

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    15

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    III

    Thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác theo quy định pháp luật của cấp có thẩm quyền

    5

     

     

    Đã thực hiện khoán

    5

     

     

    Chưa thực hiện khoán

    0

     

    IV

    Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao

    10

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    10

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    C

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn v dtoán ngân sách cấp dưới trực tiếp

    40

     

    I

    Kết quả chấm điểm của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp

    20

     

    1

    Trên 80% sđơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    20

     

    2

    Từ 50 %- 80 % số đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    15

     

    3

    Từ 20% đến dưới 50% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    10

     

    4

    Dưới 20% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    5

     

    II

    Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ thuộc loại hình tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tự bảo đảm chi thường xuyên: Các Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tỷ lệ % đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên đlàm căn cứ chấm điểm chỉ tiêu này.

    20

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy đnh

    20

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    D.

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    10

     

    I

    Tuyên truyền, phổ biến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    5

     

    1

    Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    2

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    3

     

    II

    Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị trực thuộc

    5

     

    I

    Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra

    2

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    3

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 04

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN DÙNG CHO NGÂN SÁCH CẤP XÃ NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 cửa Bộ Tài chính)

     

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm t đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C)

    100

     

    A

    Một số chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong chi thường xuyên

    60

     

    1

    Chi sách, báo, tạp chí

    8

     

    2

    Chi cước phí thông tin liên lạc

    8

     

    3

    Chi sử dụng điện

    8

     

    4

    Chi xăng, dầu

    8

     

    5

    Chi sử dụng nước

    8

     

    6

    Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp

    8

     

    7

    Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm

    8

     

    8

    Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc

    4

     

    B.

    Kết quả tiết kiệm tổng kinh phí quản lý hành chính (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    40

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    15

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    30

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    40

     

    C.

    Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên

     

     

    1

    Có khoản chi bị Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán do chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ

    -5

     

    2

    Có khoản chi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ

    -5

     

    3

    Có trường hợp khác bị phát hiện chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ

    -5

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 05

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN DÙNG CHO NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư s129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cộng (A+B+C)

    100

     

    A.

    Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    30

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    30

     

    B.

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã

    50

     

    I

    Kết quả chấm điểm của các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc và ngân sách cấp xã

    40

     

    1

    Trên 80% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã đạt 80 điểm trở lên

    40

     

    2

    Từ 50%- 80% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã đt 80 điểm trở lên

    30

     

    3

    Từ 20% đến dưới 50% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã đạt 80 điểm trở lên

    20

     

    4

    Dưới 20% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã đạt 80 điểm trở lên

    10

     

    II

    Kết quả thực hiện giảm biên chế theo kế hoạch, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao

    10

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    10

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    C.

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    20

     

    1

    Tuyên truyền, phổ biến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    10

     

    1.1

    Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    2

     

    1.2

    Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    8

     

    2

    Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị trực thuộc

    10

     

    2.1

    Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    4

     

    2.2

    Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    6

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 06

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN DÙNG CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 20...
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Nội dung/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    Điểm tối đa

    Điểm tự đánh giá

     

    Tổng cng (A+B+C+D+E)

    100

     

    A.

    Công tác chđạo, điều hành trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    10

     

    I

    Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    6

     

    1

    Sự kịp thời trong việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    3

     

    -

    Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được thông qua

    3

     

    -

    Sau từ 31 - 60 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được thông qua

    2

     

    -

    Sau từ 61 ngày trở lên kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chng lãng phí của Chính phủ được thông qua

    1

     

    -

    Không ban hành

    0

     

    2

    Sự phù hợp với Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    3

     

    -

    Đề ra mức chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    3

     

    -

    Đề ra mức chtiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên thấp hơn chỉ tiêu trong Chương hình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    0

     

    III

    Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    4

     

    1

    Có ban hành, trong đó có nội dung chđạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    4

     

    2

    Có ban hành nhưng không có nội dung chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    2

     

    3

    Không ban hành

    0

     

    B

    Kết quả cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    40

     

    I

    Chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    5

     

    II

    Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương)

    20

     

    1

    Tiết kiệm dưới 5% so với dự toán kinh phí được giao

    10

     

    2

    Tiết kiệm trên 5% đến 9% so với dự toán kinh phí được giao

    15

     

    3

    Tiết kiệm trên 9% so với dự toán kinh phí được giao

    20

     

    III

    Thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với các chức danh được sử dụng xe ô tô; để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác theo quy định pháp luật của cấp có thẩm quyền

    5

     

     

    Đã thực hiện khoán

    5

     

     

    Chưa thực hiện khoán

    0

     

    IV

    Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao

    10

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    10

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chtiêu theo quy định

    0

     

    C

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên ca các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp

    30

     

    I

    Kết quả chấm điểm của các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trc tiếp

    15

     

    1

    Trên 80% số đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    15

     

    2

    Từ 50%- 80 % số đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    12

     

    3

    Từ 20% đến dưới 50% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    9

     

    4

    Dưới 20% đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 80 điểm trở lên

    6

     

    II

    Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương thuộc loại hình tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tự bảo đảm chi thường xuyên: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tỷ lệ % đơn vị sự nghiệp công lập tự bo đm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên để làm căn cứ chấm điểm chỉ tiêu này.

    15

     

     

    Thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    15

     

     

    Không thực hiện đúng kế hoạch, chỉ tiêu theo quy định

    0

     

    D

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện

    10

     

    1

    Trên 80% ngân sách cấp huyện có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đạt 80 điểm trở lên

    10

     

    2

    Từ 50%-80% ngân sách cấp huyện có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đạt 80 điểm trở lên

    8

     

    3

    Từ 20% đến dưới 50% ngân sách cấp huyện có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đạt 80 điểm trở lên

    6

     

    4

    Dưới 20% ngân sách cấp huyện có kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đạt 80 điểm trở lên

    4

     

    E.

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    10

     

    I

    Tuyên truyền, phổ biến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    5

     

    1

    Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    2

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    3

     

    II

    Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị trực thuộc

    5

     

    1

    Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    2

     

    2

    Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    3

     

     

     

     

    ...., ngày.tháng....năm 20
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 07

    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính)

     

    STT

    Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    CÁCH CHẤM ĐIỂM

    I.

    Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    1

    Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chng lãng phí

    Căn cứ vào ngày ban hành Quyết định Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm đánh giá của đơn vị. Trường hợp ban hành Chương trình sau ngày 31/12 của năm đánh giá được xác định là không ban hành.

    2

    Sự phù hợp với Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    Tính điểm trên cơ sở so sánh giữa mức chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên, quản lý và sử dụng lao động nêu tại Chương trình thực hành tiết kiệm, chng lãng phí của đơn vị với chỉ tiêu tương ứng tại Chương trình tng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm đánh giá. Nếu Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu, mức chỉ tiêu bằng hoặc cao hơn chtiêu nêu tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ thì được điểm tối đa; không đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu hoặc mức chỉ tiêu thấp hơn thì điểm đánh giá là 0 điểm.

    3

    Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Căn cứ vào văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của người có thẩm quyền trong năm đánh giá của đơn vị. Trường hợp ban hành văn bản sau ngày 31/12 của năm đánh giá được xác định là "không ban hành".

    II.

    Một số chtiêu tiết kiệm cụ thể trong chi thường xuyên

    1

    Kết quả tiết kiệm cụ thể trong chi thường xuyên

    - Tính tỷ lệ tiết kiệm (tỷ lệ %) của đơn vị đối với từng tiêu cthành phần theo công thức: (số liệu dự toán - số liệu thực chi)/số liệu thực chi.

    Ví dụ 1: Tại Bộ Tài chính trong năm 2016, tình hình thực hiện chi hi nghị, công tác phí trong nước như sau:

    - Số dự toán được giao cho tổ chức hội nghị, công tác ptrong nước là: 12.210 triệu đồng

    - Số chi thực tế tổ chức hội nghị, công tác phí trong nước: 10.701 triệu đồng

    So sánh số chi thực tế thực hiện với số dự toán được giao (%) = (12 210 - 10 701)/10.701*100% = 14,10%.

    - Tính điểm của đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: (chỉ tiêu tiết kiệm của đơn vị đạt được nhân với điểm tối đa đối với chỉ tiêu này)/chỉ tiêu tiết kiệm nêu tại Chương trình tổng thể của Chính phủ hàng năm về thực hành tiết kiệm, chống lãng p (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy).

    Ví dụ 2: chỉ tiêu tiết kiệm trong chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chng lãng pnăm đánh giá là tối thiểu 12%. Trường hợp đơn vị tiết kiệm được từ 12% trở lên thì đạt điểm tối đa là 6 điểm, trường hợp tiết kiệm 8% tđược 4 điểm, trường hợp không tiết kiệm thì không được điểm.

    - Trường hợp Chương trình tổng thể của Chính phủ năm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên không nêu cụ thể chỉ tiêu tiết kiệm tsử dụng chỉ tiêu tiết kiệm là 10%. Có nghĩa là nếu đơn vị đạt chỉ tiêu tiết kiệm 10% thì đơn vị đó được mức điểm tối đa đối với tiêu c đó.

    - Trường hợp đơn vị được giao dự toán nội dung chi nhưng không phát sinh khoản chi p này thì không được điểm.

    1.1

    Phụ lục 01-A: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 9 mục I.

    1.2

    Phụ lục 01-B: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 9 mục I.

    1.3

    Phụ lục 03: Chỉ tiêu I phần B

    1.4

    Phụ lục 04: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 8 phần A.

    1.5

    Phụ lục 06: Chỉ tiêu số I phần B

    III.

    Kết qutiết kiệm tổng kinh phí chi thường xuyên và tổng kinh phí quản lý hành chính giao đthực hiện chế độ tự chủ

    1

    Phụ lục số 01-A: Phần B;

    Phụ lục số 01-B: Phần B.

    - Cách tính tiết kiệm tương tự hướng dẫn tại điểm 1, mục II nêu trên; căn cứ tỷ lệ tiết kiệm đạt được để tính điểm tiêu chí này cho đơn vị. Ví dụ: Tại Phụ lục 01-A, phần B, trường hợp cơ quan nhà nước là đơn vị sử dụng ngân sách có số tiết kiệm chi quản lý hành chính là 4%, thì điểm của đơn vị trong trường hợp này là 10 điểm; nếu đơn vị tiết kiệm được 8% thì điểm của đơn vị là 20 điểm; nếu đơn vị tiết kiệm được 10% thì đơn vị được điểm tối đa là 30 điểm.

    - Đối với Phụ lục số 02 (phần A); phụ lục số 03 (chỉ tiêu số 2 phần B); phụ lục số 05 (phần A); phụ lục số 06 (chỉ tiêu số 2 phần B): Dự toán chi thường xuyên tại các chi tiêu này là dự toán chi thưng xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.

    2

    Phụ lục số 02: Phần A.

    3

    Phụ lục số 03: Chỉ tiêu II Phần B.

    4

    Phụ lục số 04: Phần B.

    5

    Phụ lục s05: Phần A.

    6

    Phụ lục số 06: Chỉ tiêu II Phần B.

    IV.

    Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên

    1

    - Phụ lục số 01-A: Phần C;

    - Phụ lục số 01-B: Phần C;

    - Phụ lục số 04: Phần C.

    Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết luận đơn vị có khoản chi sai định mức tiêu chuẩn, chế độ vào năm ngân sách khác với năm đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tính điểm trừ vào năm đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đó. Ví dụ: Cơ quan thanh tra kim toán phát hiện đơn vị X có 4 khoản chi sai định mức tiêu chuẩn, chế độ khi thanh tra, kiểm toán sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm 2014 của đơn vị. Năm thanh tra kiểm toán phát hiện có kết luận là năm 2017 thì sẽ tính điểm trừ khi đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên năm 2017 của đơn vị X.

    V.

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    1

    Tiêu chí thành phần - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Kế hoạch có thể được ban hành riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác của đơn vị. Nếu có xây dựng kế hoạch trong năm đánh giá thì được điểm tối đa, nếu không xây dựng kế hoạch thì được 0 điểm.

    2

    Tiêu chí thành phần - Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ/sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ/sản phẩm trong kế hoạch. Tính điểm ca đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: tỷ lệ % hoàn thành nhân với điểm tối đa của tiêu chí này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)

    3

    Tiêu chí thành phần - Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Kế hoạch có thể được ban hành riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác của đơn vị. Nếu có kế hoạch thì được điểm tối đa, nếu không xây dựng kế hoạch thì được 0 điểm.

    4

    Tiêu chí thành phần - Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ/sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ/sản phm trong kế hoạch. Tính điểm của đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: tỷ lệ % hoàn thành nhân với điểm tối đa của tiêu chí này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)

     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội, số 44/2013/QH13
    Ban hành: 26/11/2013 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    Ban hành: 08/09/2014 Hiệu lực: 01/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị quyết 39-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
    Ban hành: 17/04/2015 Hiệu lực: 17/04/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị quyết 113/2015/QH13 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn
    Ban hành: 27/11/2015 Hiệu lực: 27/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
    Ban hành: 26/07/2017 Hiệu lực: 26/07/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
    Ban hành: 25/10/2017 Hiệu lực: 25/10/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    08
    Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
    Ban hành: 25/10/2017 Hiệu lực: 25/10/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    09
    Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội, số 44/2013/QH13
    Ban hành: 26/11/2013 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    10
    Quyết định 1370/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2018
    Ban hành: 09/04/2018 Hiệu lực: 09/04/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Công văn 4688/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018
    Ban hành: 07/11/2018 Hiệu lực: 07/11/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 202/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 của Ủy ban Dân tộc
    Ban hành: 05/05/2020 Hiệu lực: 05/05/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 38/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Định
    Ban hành: 21/07/2020 Hiệu lực: 05/08/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 2276/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021
    Ban hành: 31/12/2020 Hiệu lực: 31/12/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 129/2017/TT-BTC tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:129/2017/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:04/12/2017
    Hiệu lực:01/02/2018
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí
    Ngày công báo:30/01/2018
    Số công báo:225&226-01/2018
    Người ký:Trần Xuân Hà
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X