Trong một số trường hợp, việc công chứng hợp đồng là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Hiện nay theo rà soát sơ bộ, có 15 loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng.
Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, những loại hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng thế chấp quyền sử đụng đất;
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Riêng hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; nếu các bên không yêu cầu thì không bắt buộc tiến hành thủ tục công chứng hoặc chứng thực.
15 loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng trong năm 2019
Hợp đồng liên quan đến nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, các loại hợp đồng sau thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng:
- Hợp đồng mua bán nhà ở;
- Hợp đồng tặng cho nhà ở;
- Hợp đồng đổi nhà ở;
- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở;
- Hợp đồng thế chấp nhà ở;
- Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Các loại hợp đồng/văn bản khác
Ngoài 2 loại hợp đồng liên quan đến đất đai và nhà ở nêu trên, có nhiều loại hợp đồng khác pháp luật cũng yêu cầu công chứng bắt buộc, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Có thể kể đến một số loại hợp đồng phổ biến sau đây:
- Văn bản lựa chọn người giám hộ (Bộ luật dân sự);
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ;
- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài;
- Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại;
- Văn bản thừa kế về nhà ở, quyền sử dụng đất…
Xem thêm:
Công chứng và chứng thực: Đừng nhầm lẫn khái niệm
Xác định giá trị thời hạn của giấy tờ công chứng, chứng thực
hieuluat.vn