Nhu cầu thuê nhà tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao. Khi đi thuê nhà, cần lưu ý 3 vấn đề pháp lý sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ký hợp đồng rõ ràng, lập thành văn bản
Khi quy định về hợp đồng thuê tài sản, Bộ luật dân sự không yêu cầu các bên phải lập hợp đồng thành văn bản. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014 lại quy định rõ hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.
Khi ký hợp đồng thuê nhà cần có đủ các thông tin sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó;
- Giá thuê; thời hạn và phương thức thanh toán tiền;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho thuê;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên.
- Các thỏa thuận khác;
3 vấn đề pháp lý cần lưu ý khi đi thuê nhà
Phải đăng ký tạm trú
Theo quy định của Luật Cư trú, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến, người sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó phải đăng ký tạm trú.
Nếu không khai báo tạm trú, công dân bị xử phạt.
Lưu ý tiền điện, nước
Nếu không nắm được quy định của pháp luật về tính tiền điện nước khi thuê nhà trọ thì bên đi thuê trọ rất dễ bị thu cao hơn nhiều so với quy định.
Quy định về tiền điện khi thuê nhà trọ được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Tùy theo đối tượng thuê nhà là hộ gia đình hay không, thời hạn thuê nhà… để tính tiền điện theo các cách và các mức khác nhau.
Về tiền nước, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng cách thu tiền nước đối với người thuê trọ khác nhau. Người thuê nhà, chủ nhà trọ có thể liên hệ trực tiếp đến công ty nước của khu vực để được hướng dẫn áp dụng cách tính tiền nước có lợi và phù hợp nhất.
hieuluat.vn