hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 08/04/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

4 kinh nghiệm đặt cọc mua nhà đất người mua cần nắm rõ

Với những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà đất sau đây, người mua sẽ tránh được tối đa những rủi ro không đáng có.

Cần tìm hiểu tính pháp lý của nhà đất

Yếu tố đầu tiên người cọc mua nhà cần tìm hiểu là ngôi nhà có Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất hay không? Loại đất là đất thổ cư, đất ruộng hay đất rừng… Sau đó cần tìm hiểu kỹ đất có đang bị vướng tranh chấp, bị quy hoạch hay bị thế chấp tại ngân hàng hay không?

Đất nằm trong diện quy hoạch sẽ bị hạn chế rất nhiều quyền. Không chỉ không được xây dựng mới nhà ở, công trình mà ngay cả việc sửa chữa ngôi nhà nằm trên đất cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền với nhiều thủ tục phức tạp.

Thậm chí, nếu quy hoạch “thành hiện thực” đất sẽ bị thu hồi hoặc chuyển mục đích sử đụng đất gây nhiều rắc rối cho người mua.

Vì vậy, đất dính vào diện quy hoạch thì người mua nên cân nhắc thật kỹ trước khi đặt cọc.

Xem thêm:

Mua đất quy hoạch & những điều cần biết

Đất nằm trong quy hoạch có được cấp sổ đỏ?

Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà đất người mua cần nắm rõ

Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà đất người mua cần nắm rõ

Kiểm tra thực tế chủ nhà đất

Nhiều trường hợp người đang cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng lại không phải “chính chủ”. Vì vậy, người mua cần kiểm tra bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, so sánh với các thông tin trên giấy tờ tùy thân của người bán xem có chính xác hay không.

Hợp đồng đặt cọc nên lập thành văn bản và có người làm chứng

Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 không quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, nếu đặt cọc bằng miệng thì giao dịch ẩn chứa rất nhiều rủi ro pháp lý. Vì thế, người mua nhà đất nên lập thành văn bản, có người làm chứng. Nếu có điều kiện thì nên công chứng hợp đồng đặt cọc mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc điều này.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc

Mặc dù hợp đồng đặt cọc chỉ là một loại hợp đồng nhằm đảm bảo giao dịch mua bán được thực hiện nhưng việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng lại mang ý nghĩa quan trọng.

Cần quy định rõ thời hạn đặt cọc, giá nhà đất, thỏa thuận người đóng thuế, phí và người làm thủ tục sang tên sau khi mua bán…

Nếu làm được điều này, các tranh chấp xảy ra sau này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Người mua nhà đất cần nắm rõ 4 kinh nghiệm đặt cọc mua nhà đất trên đây để việc mua nhà, mua đất trở thành một giao dịch an toàn.

Xem thêm:

Lưu ý các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X