hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 23/11/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

4 trường hợp bị hạn chế thăm nom con sau ly hôn

Dù pháp luật vẫn luôn bảo vệ quyền thăm nom của bố/mẹ sau khi ly hôn nhưng để bảo vệ trẻ trong một số trường hợp cha, mẹ trẻ sẽ bị hạn chế quyền thăm nom con.

Pháp luật bảo vệ quyền thăm nom của cha, mẹ sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Việc thăm nom trẻ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi trẻ sau ly hôn. Quy định này mang đầy tính nhân văn, có thể đảm bảo cho trẻ nhận được đầy đủ tình yêu của cả 2 bên cha mẹ mặc dù họ đã chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Có 4 trường hợp bị hạn chế thăm nom con sau ly hôn

Có 4 trường hợp bị hạn chế thăm nom con sau ly hôn

Có 4 trường hợp bị hạn chế thăm nom con

Mặc dù pháp luật tôn trọng quyền thăm nom con của cha, mẹ sau ly hôn nhưng nhằm mục đích bảo vệ sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ, trong 4 trường hợp sau, cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Để hạn chế quyền thăm nom con, Tòa án hoặc theo yêu cầu của cha/mẹ, người giám hộ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ… yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom trẻ từ 1 đến 5 năm.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X