hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 13/05/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được yêu cầu nộp tiền để bảo đảm thực hiện HĐLĐ không?

Khi giao kết hợp đồng lao động, có không ít trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) yêu cầu người lao động (NLĐ) nộp một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ). Vậy, pháp luật có cho phép điều này hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Ngày 1/1/2021, tôi có ký kết hợp đồng lao động với công ty A với thời hạn 3 năm. Hợp đồng lao động có nội dung : Trường hợp người lao động không làm đủ 3 năm với bất kỳ lý do gì đều phải hoàn lại 100% số tiền mà công ty đã đóng các loại bảo hiểm ( 21.5%/tháng). Ngày 9/4/2021, tôi có thông báo xin nghỉ việc và công ty không chấp thuận. Đến ngày 9/5/2021, tôi không đi làm nữa. Khi tôi nghỉ công ty có giữ 2 tháng lương của tôi với lý do là tôi phải hoàn trả lại số tiền công ty đã đóng bảo hiểm cho tôi. Vậy trong trường hợp này việc công ty buộc tôi hoàn trả lại số tiền mà công ty đã đóng bảo hiểm xã hội cho tôi là đúng hay sai? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. – Thúy Ngọc (Hà Nội)

Khi nào NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải bồi thường?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường trong các trường hợp dưới đây:

- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (theo khoản 2 và khoản 3 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019).

Theo đó, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước; phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo.

- NLĐ gây thiệt hại cho công ty (theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019).

Theo quy định tại Điều này, nếu người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2013 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động:

- ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Căn cứ theo những quy định trên, xét trong trường hợp của bạn, bạn đã thông báo trước khi nghỉ việc 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 36 tháng nên không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Do đó, bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải bồi thường cho công ty (trừ trường hợp khi nghỉ việc bạn gây thiệt hại cho công ty).

Có được yêu cầu nộp tiền để bảo đảm thực hiện HĐLĐ

Có được yêu cầu nộp tiền để bảo đảm thực hiện HĐLĐ không? (Ảnh minh họa)

Có được yêu cầu nộp tiền để bảo đảm thực hiện HĐLĐ không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các hành vi nghiêm cấm khi giao kết hợp đồng lao động:

“Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Theo quy định trên, công ty bạn không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng số tiền đóng bảo hiểm cho việc thực hiện hợp đồng. Do đó, việc công ty yêu cầu bạn hoàn trả lại số tiền công ty đã đóng bảo hiểm cho bạn khi bạn không làm việc cho công ty đủ 3 năm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

Phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ?

Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động: .

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Bên cạnh đó, điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định như sau:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động ”

Như vậy, hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện HĐLĐ sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng; không trả lương cho người lao động sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng.

Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, bạn có thể gửi đơn lên Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để yêu cầu giải quyết và xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty.

Trên đây là giải đáp về Có được yêu cầu nộp tiền để bảo đảm thực hiện HĐLĐ không? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X