hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/11/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai chịu trách nhiệm cho bữa ăn bán trú ở trường của học sinh?

Thời gian gần đây, không ít lần các trang mạng, diễn đàn xã hội đưa tin về những vụ việc bớt xén khẩu phần ăn của học sinh, thậm chí có trường hợp học sinh còn bị ngộ độc thực phẩm. Và dù với mức độ thế nào thì những hành vi này đều đáng bị lên án.

Nhà trường phải đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, các trường học phải đảm bảo:

Đối với trường học có bếp ăn nội trú, bán trú:

- Các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm trong các cơ sở giáo dục (theo Thông tư 46/2010/TT-BYT);

- Bếp ăn, nhà ăn, căng tin bảo đảm có khu sơ chế, khu chế biến, khu bảo quản riêng biệt; khu rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt; có đủ dụng cụ chia, gắp thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ; trang bị găng tay sạch sử dụng 01 lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn… (theo Điều 4 Thông tư 30/2012/TT-BYT);

- Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo Thông tư 15/2012/TT-BYT, trong đó người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang; giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo nhẫn, đồng hồ; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm…

Đối với trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú:

- Ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh;

- Căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tương tự như căng tin trường học có bếp ăn nội trú, bán trú nêu trên.

Ai chịu trách nhiệm cho bữa ăn bán trú ở trường của học sinh?

Ai chịu trách nhiệm cho bữa ăn bán trú ở trường của học sinh?

Mức xử phạt khi có vi phạm

Cho đến nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có một quy định nào điều chỉnh hay hướng dẫn cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm cho bữa ăn bán trú, nội trú tại các trường học.

Do vậy, trên thực tế, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, trước hết, trách nhiệm quản lý chất lượng bữa ăn nên thuộc về người đứng đầu nhà trường, cụ thể là hiệu trưởng hoặc người được phân công phụ trách công việc này.

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Bên cạnh việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng 01 hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu hủy thực phẩm, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu; chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị của người bị ngộ độc…

Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 317 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017, người vi phạm còn bị:

- Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu chế biến thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 05 - 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 - 60%...

- Phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm nếu gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 21 - 100 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên…

- Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 101 - 200 người…

- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên…

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Xem thêm:

Thực phẩm trong trường học phải được kiểm thực ba bước

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X