hieuluat
Chia sẻ email

Bán thuốc đã hết hạn sử dụng bị xử lý thế nào?

Mới đây, một bệnh viện tại Biên Hòa-Đồng Nai bị phát hiện cấp thuốc quá hạn cho người bệnh. Một vấn đề đang khiến dư luận quan tâm lúc này là xử phạt như thế nào với các cơ sở bán thuốc hết hạn cho người bệnh?

Uống thuốc quá hạn, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro

Hạn dùng của thuốc được hiểu là thời hạn ấn định mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định.

Dược phẩm cũng như tất cả các loại hóa chất đều bị biến chất theo thời gian, thuốc dạng lỏng dễ tách lớp, nhiễm khuẩn; thuốc dạng rắn dễ bị sứt mẻ, thậm chí có thể tơi rã thành bột. Vì vậy, đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực. Nghĩa là, thuốc sẽ không có đủ khả năng chữa bệnh hoặc bồi bổ cho sức khỏe. Thậm chí, một số thuốc quá hạn có thể chứa độc tính thay vì khả năng chữa bệnh ban đầu.

Bán thuốc hết hạn sử dụng bị xử lý thế nào?

Bán thuốc hết hạn sử dụng bị xử lý thế nào?

Bán thuốc hết hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi bán thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc hết hạn sử dụng như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.

Ngoài ra, cơ sở bán thuốc quá hạn sử dụng sẽ bị  buộc hoàn trả toàn bộ số tiền thu được từ hành vi bán thuốc hết hạn và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc đó.

Có thể bạn quan tâm

X